Họ Tritomidae (Bọ xít hút máu): truyền các bệnh do trùng roi và xoắn trùng

Một phần của tài liệu Ký sinh trùng (Trang 51 - 56)

đường máu, bệnh Chagas.

2.3. Bộ Aphaniptera : là những loài không cánh thứ sinh , cơ thể nhỏ , giẹp, phần

phụ miệng kiểu chích hút, chân sau kiểu chân nhảy , phát triển có biến thái hoàn toàn. Bọ chét hút máu, sống ký sinh ngoài trên cơ thể động vật có vú .

2.4. Bộ Diptera : Gồm những côn trùng có hai cánh rõ và những cánh thoái hoá, côn

trùng hai cánh có biến thái hoàn toàn, ấu trùng bao giờ cũng không có chân và không cánh. Côn trùng hai cánh chia làm hai nhóm và là những côn trùng truyền bệnh quan trọng ở thế giới và Việt Nam .

Nhóm Brachycera ( ăngten có ba đốt) : là những ruồi có liên quan đến y học như : - Tabanidae (ruồi trâu) hút máu động vật và người. Trứng ở trong cỏ hoặc đất, giai đoạn nhộng ở trong đất .

VD : Chrysops cascuticus đốt người truyền bệnh giun chỉ từ động vật sang người . - Muscidae : có hai loại: Musca domestica và Musca vicina.Ruồi vận chuyển rất nhiều loại mầm bệnh trên cơ thể, kể cả mầm bệnh ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút, như các bệnh giun sán, đơn bào, mắt hột, bai liệt thương hàn …Nói chung, bất kỳ nơi nào ruồi đậu có mầm bệnh đều có sự vận chuyển để bệnh lan tràn .

Nhóm Nematocera (ăngten trên ba đốt) : Gồm những họ có liên quan đến y học như: - Simulidae (ruồi vàng) cơ thể giống muỗi, có khả năng vừa gây bệnh vừa truyền bệnh, nhưng khả năng gây bệnh yếu. Khi hút máu Simulidae có tiết những chất độc, nhiều khi rất nghiêm trọng có thể làm chết người và động vật. Simulidae

đốt người làm chảy máu, cơ thể bị phù nề và viêm loét, những trường hợp bị nhiễm độc nặng có những biểu hiện lạnh chân tay, hạ nhiệt, đái gắt, truỵ tim mạch, những thương tổn do Simulidae đốt rất lâu khỏi.

- Chrynomonidae: Gần giống như muỗi nhưng nhỏ hơn. VD : Dĩn ( Culicoides furens ) truyền giun chỉ Filaria ozzadi .

Muỗi Culicidae chia ra 2 họ phụ : họ phụ Culicinae và họ phụ Anophelinae .

Đặc điểm của họ phụ Culicinae :

 Pan ngắn hơn vòi .

 Cánh không có đốm đen .

 Tấm lưng sau có 3 thuỳ .

 Khi đậu thân song song với giá thể .

 Bọ gậy nằm chếch một góc so với mặt nước, có ống xi phông dài

Đặc điểm của họ phụ Anophelinae .

- Pan dài bằng vòi . - Cánh có đốm đen .

- Tấm lưng sau có một thuỳ .

- Muỗi đậu chếch một góc 45 so với giá thể.

- Bọ gậy nằm song song với mặt nước, không có ống xi phông .

Kỹ thuật mổ muỗi

1. Mục đích:

 Tìm KSTSR ( Oocyste, sporozoite ) trong tuyến nước bọt và dạ dày muỗi, từ đó xác định được trung gian truyền bệnh sốt rét .

 Xác định được tuổi sinh lý, tuổi nguy hiểm của muỗi .

2. Dụng cụ

- Kính lúp 2 mắt, kính hiển vi . - Kim mổ muỗi .

- Cồn 70, bông thấm nước .

- Nước cất, nước muối sinh lý 0,9% - Ether hoặc Chloroform .

- Lam và lamen .

3. Các bước tiến hành .3.1. Mổ muỗi, soi tươi : 3.1. Mổ muỗi, soi tươi :

Gây mê muỗi bằng ether hay chloroform, dùng kính lúp định loại muỗi, xác định sella muỗi . Dùng kéo cắt chân, cánh, đầu muỗi… có thể sử dụng các phần này làm tiêu bản muỗi từng phần.

Cho lên lam kính 3 giọt nước muối sinh lý, mỗi giọt cách nhau 1,5 cm. Đưa lam kính vào kính lúp 2 mắt, muỗi được đặt vào giọt nước ở giữa, đầu muỗi hướng về phía bên phải, bụng muỗi hướng về phía người mổ .

3.1.1. Mổ tuyến nước bọt :

Tay trái người mổ muỗi cầm kim đè nhẹ lên ngực muỗi chỗ đôi chân thứ 2, tay phải cầm kim đặt nhẹ vào cổ muỗi và kéo nhẹ, các tuyến nước bọt theo đầu muỗi sẽ được lôi ra. Dùng kim cắt các tuyến nước bọt ra khỏi đầu và đưa sang giọt nước bên tay phải .

Có thể mổ lấy tuyến nước bọt bằng cách dùng kim tay phải cắt rời đầu muỗi, sau đó dùng kim tay trái đè nhẹ lên ngực muỗi ở vị trí giữa đốt 1và 2, tuyến nước bọt sẽ vọt ra.

Hình 9.1. Tuyến nước bọt của muỗi

3.1.2. Mổ dạ dày và buồng trứng :

Dùng kim xé rách một ít kitin ở đốt cuối (đốt 7 và 8). Đặt kim phải lên trên ngực muỗi, kim trái lên đốt cuối cùng và kéo dần kim sang phía trái cho đến khi dạ dày và 2 buồng trứng được lôi ra khỏi bụng muỗi. Vớt xác muỗi ra khỏi lam

kính.Tách 2 buồng trứng sang giọt nước bên trái, dạ dày vẫn giữ nguyên ở giọt nước giữa .

3.1.3. Tìm thoa trùng ở tuyến nước bọt :

Đặt lamen lên giọt nước có tuyến nước bọt, sử dụng thị kính 7x hay 10x, vật kính 8x để tìm tuyến nước bọt, sau đó chuyển sang vật kính 40x tìm thoa trùng. Khi đặt lamen lên tuyến nước bọt dùng đầu kim ấn nhẹ lên lamen để tuyến nước bọt vỡ ra. Đầu tiên quan sát ống dẫn nước bọt, các tế bào tiết. Thông thường thuỳ giữa có nhiều thoa trùng hơn hai thuỳ bên. Thoa trùng có hình thoi, dài 12 –14 m, hai đầu nhọn hoặc tù hay một đầu nhọn, một đầu tù. Có thể thấy thoa trùng rải rác hay rất nhiều. Thoa trùng thường chuyển động tiến lên phía trước theo trục thân, cong mình lại nhiều lần, đầu và đuôi gần chạm nhau. Có những sóng nhu động chạy suốt thân thoa trùng, từ từ và liên tục.

Hình 9.2. Hình thể thoa trùng ở muỗi

3.1.4.Tìm oocyste ở dạ dày muỗi :

Đặt trên giọt nước có dạ dày muỗi 1 lamen. Sử dụng độ phóng đại 8x, 40x để tìm oocyst. Oocyste tuổi 1, 2 rất nhỏ, đường kính 6 -7 m, có sắc tố nhìn thấy được. Có thể sử dụng kim mổ xê dịch lamen cho dạ dày lăn trên lam để nhìn oocyste rõ hơn. Oocyste phát triển từ tuổi 2 - 3 thường dễ nhận thấy nhất : oocyste có đường kính 10 - 40 m, thấy rõ thành oocyste và nhân, đôi khi thấy thoa trùng ở dạng

sporozoblast, giai đoạn này thường không có sắc tố . Oocyste sang tuổi 4 không nhìn thấy sporozoblast, có thể nhìn thấy thoa trùng xếp thành từng bó, oocyste có thể vỡ ra giải phóng thoa trùng tự do, có cử động .

3.1.5. Xác định tuổi muỗi và độ chín của trứng:

Dùng kim tay trái để giữ buồng trứng, kim tay phải xé dần bao ngoài của buồng trứng, lấy kim tách rời một số trứng và kéo thẳng dây trứng ra. Đếm số bìu, có bao nhiêu bìu là bấy nhiêu tuổi sinh lý. Chú ý : khi dùng kim tách dây trứng phải

làm thật nhẹ nhàng để dây trứng không bị đứt. Trường hợp có trứng ở Christopher 4-5 thì đếm số bìu ở những trứng non có dây trứng dài hơn. Soi trứng để định Christopher.

Hình 9.3. Các giai đoạn phát triển của trứng

Phân loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, ZiKa

Aedes aegypti:

o Có khả năng chịu đựng cao với hóa chất diệt côn trùng. Hiện nay đã kháng với hóa chất thuộc nhóm Perithroid tổng hợp.

Aedes albopictus

o Phổ biến hơn ở vùng nông thôn và cũng có thể truyền bệnh giống như

Ae.aegypti.

Phân loại bọ gậy:

Quan sát ở kính hiển vi, một số đặc điểm khác biệt của từng loài từ đó định danh chính xác sau đó ghi kết quả định loại.

Hình 9.6. Đặc điểm phân loại bọ gậy Aedes

Phân loại muỗi Aedes

Hình 9.7. Muỗi Ae. aegypti Hình 9.8. Muỗi Ae. albopictus

Một phần của tài liệu Ký sinh trùng (Trang 51 - 56)

w