ĐOẢN KHÚC 95:LÀ THÂN DÃ TRÀNG

Một phần của tài liệu duong di mot minh_ ntthuong pot (Trang 70 - 72)

Như con dã tràng xe cát biển Đông, sóng nước mênh mông xô dạt công trình. Con nhìn mình chẳng có công chi

mà dâng Ngài trong thánh lễ hôm nay.

Tác giả bài thánh ca, Phanxicô sau khi nhìn con dã tràng xe cát biển Đông, nhìn mình tự thú:

- Con nhìn mình ngày tháng tiêu hao.

Rồi cất lời nguyện:

- Con dâng lên Ngài kiếp sống, ước mong sẽ bình yên. Có Chúa trong con, hy vọng một đời, tình yêu đã lên buồn đau sẽ quên.

Cứ nhìn con dã tràng. Cặm cụi, rồi sóng nước đưa nhẹ, nhẹ như nỗi buồn tênh. Công trình của nó chẳng còn gì. Con nhìn mình chẳng có công chi mà dâng Ngài trong thánh lễ hôm nay. Hay là tôi dâng lên Ngài kiếp sống, để đời sẽ bình yên. Để rồi có Chúa trong con, cho đời có hy vọng, cho buồn đau sẽ quên.

Lúc đạo sĩ Sadhu Sundar Singh còn là cậu bé, ăn cắp tiền của cha cho người nghèo. Nhà đạo sĩ hạnh tu này tự thuật trong cuốn Visdom of the Sadhu rằng với số tiền nhỏ vậy chắc là cha không biết. Ai ngờ cha cậu biết số tiền đã mất.

Trước khi ăn cắp tiền, cậu lý luận, tôi không ăn cắp cho tôi. Mẹ đã chẳng luôn luôn dạy rằng con hãy có lòng thương xót kẻ nghèo đó sao. Vả lại số tiền nhỏ vậy có thấm vào đâu với tiền bạc của cha mình. Biết đâu bà cụ kia chết lạnh. Lòng thương người, cái lập luận kia đưa cậu bé quyết định ăn cắp. Sáng hôm sau cha cậu hỏi các đầy tớ.

- Tôi mất 5 rúppi. Có ai lấy số tiền này không?

Các đầy tớ đều chối. Cả cậu cũng chối. Một ngày đóng lại khi mặt trời tắt. Câu chuyện dang dở, không biết ai là thủ phạm. Trong bóng đêm, trằn trọc giấc ngủ không lành. Cậu thấy tiếng cha hỏi:

- Sao con dám ăn cắp tiền của cha, là cha của con. Sao con dám trong giấu diếm cãi lệnh cha. Sao đến lúc cha hỏi mà con vẫn chối, con nói dối cha.

Cậu nhớ đến sách Phật dạy về karma. Kiếp người đầu thai theo nhân quả. Cái nghiệp chướng của lúc sinh thời. Hậu quả của tội lỗi. Cậu nghĩ:

- Làm sao tôi trốn thoát cái karma này. Làm sao tôi có thể bác ái giúp người mà chính tâm hồn tôi không an bình. Cái nghiệp chướng này tôi đang cưu mang. Sự bác ái kia có ích gì khi tôi không cứu được tôi.

Thao thức mãi, cậu đành đánh thức cha dậy giữa đêm thú tội với cha. Nhà Sadhu này kể tiếp: - Cha tôi ôm tôi vào cánh tay ông nói: “Cha luôn tin tưởng con. Hôm nay càng chứng tỏ tin tưởng của cha là đúng. Con hãy đi ngủ đi, bình an…”.

Như con dã tràng xe cát biển Đông, sóng nước mênh mông xô dạt công trình. Con nhìn mình chẳng có công chi

mà dâng Ngài trong thánh lễ hôm nay.

Có Chúa trong con hy vọng một đời, tình yêu đã lên buồn đau sẽ quên.

Nói về những công trình để dâng Chúa. Tôi thấy mơ hồ một chút lợn cợn trong nhiều công trình dâng Chúa hôm nay. Dường như trong sinh hoạt tôn giáo đang có những thao thức về các công trình. Từ ngày đất nước mở cửa, nhiều chương trình được nhắc đến, như xây cất, như giúp người nghèo, như mở trạm xá, như nâng đỡ ơn gọi… Những công trình tốt và cần thiết này dường như có chỗ bắt đầu vương bụi. Có nhiều đoàn thể, nhiều nhóm như cạnh tranh nhau.

Nói về karma, nhân quả thì Phúc Âm cũng bảo là “Ngươi ở trong ngục tối ấy đến khi đền trả xong đồng xu cuối cùng” (Mt. 5:20). Vấn đề không phải là “xưng tội” mà là đền trả xong.

Cậu bé đi ngủ an bình khi tấm lòng không còn tâm trí. Điều đáng nói ở đây là nhà đạo sĩ Sadhu này biết là mình không ăn cắp cho mình. Nếu các công trình bác ái hôm nay, vì bác ái với người nghèo mà lỗi bác ái với nhau, thì thực sự lời hát về thân dã tràng kia quá mênh mông:

Như con dã tràng xe cát biển Đông, sóng nước mênh mông xô dạt công trình. Con nhìn mình chẳng có công chi

mà dâng Ngài trong thánh lễ hôm nay.

Nếu là linh mục thì lời bài hát này càng mang ý nghĩa một lời của tiên tri hơn.

Bén nhậy với những công trình. Không phải chỉ Phúc Âm mới bảo hãy đi tìm Nước Thiên Chúa trước. Tu đức phương Đông rất đỗi tâm linh. Những ngày ở thư viện thần học Puna, Ấn Độ, tôi đọc được câu chuyện dụ ngôn sau đây:

Ngày kia, vị thiền sư gọi các chú bé đến: - Các con ơi, mình nghèo quá, các con nhìn kìa. Vị thiền sư chỉ lên trần nhà, mưa dột.

- Vì nghèo, chúng ta không có tiền sửa chùa cho Đức Phật có chỗ xứng đáng ngự.

Giọng nói nghẹn ngào của vị thiền sư đưa các chú tiểu vào đăm đăm, tội nghiệp Đức Phật. - Chiều nay xuống chợ, mỗi con cố ăn cắp chút ít, vài quả chanh, mấy củ khoai. Về đây chúng ta bán đi lấy tiền dâng Phật, sửa chùa cho ngài có chỗ ngự. Nhưng chúng ta là nhà tu hành, đừng lấy nhiều. Ăn cắp sao cho khéo kẻo mang tiếng.

Trên đường về, có chú bé phải đi lẻ loi, các bạn chế riễu vì không lấy được gì. Tối về, các chú đổ ra trước thánh điện những gì ăn cắp được ở chợ. Sau cùng, chú bé kia sợ hãi, các bạn đồng môn nhìn chú. Đợi không còn ai, chú phải bước ra trước Thầy thú tội:

- Thưa Thầy, con không lấy được gì cả. Cứ mỗi lần con thò tay định lấy củ khoai, con lại thấy ánh mắt Đức Phật bảo con hãy giữ tấm lòng trong sạch. Cả buổi chiều con rình mò, cứ hễ giơ tay, con lại nghe tiếng nói kia: “Hãy giữ tấm lòng trong sạch”.

Nói đến đó cậu bé thấy mình chẳng có gì, nước mắt lưng tròng, mong Thầy thông cảm, đừng phạt. Còn các bạn đồng môn nhìn cậu, chờ phản ứng của Thầy. Vị thiền sư ngồi trên bục, bước xuống, gọi cậu bé lại, nói với tất cả:

- Các con của Thầy, sau những bài học đạo. hôm nay là bài thi đầu tiên, hành đạo. Thầy mới thử lòng chúng con. Tất cả chúng con đều rớt hết, chỉ có mình bạn các con đây thôi.

Ôm hôn cậu bé trong tay. Dường như trong ánh mắt nhà thiền sư đang rướm lệ. Ít nhất mình cũng đào tạo được một học trò.

Như con dã tràng xe cát biển Đông, sóng nước mênh mông xô dạt công trình. Con nhìn mình chẳng có công chi

mà dâng Ngài trong thánh lễ hôm nay.

Lạy Chúa,

Xin cho con trái tim để hiểu lời ca của con dã tràng, để biết thế nào là của lễ và thế nào là một tấm lòng.

Cậu bé đã chọn riêng cậu một tấm lòng và một của lễ. Cậu đã chọn cho riêng cậu, đường đi một mình.

Tác giả Nguyễn Tầm Thường, sj.

Một phần của tài liệu duong di mot minh_ ntthuong pot (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w