ĐOẢN KHÚC 88: NHỮNG LÀN KHÓ

Một phần của tài liệu duong di mot minh_ ntthuong pot (Trang 40 - 43)

Một trong những lời căn dặn của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trước khi chết là: Tiếng chuông và những làn khói.

Nhiều người đến Roma để chứng kiến giây phút lịch sử. Chờ công bố Giáo Hoàng mới. Nếu không vỗ tay khi làn khói bay lên, lỡ là khói trắng, họ mất cơ hội là những người đầu tiên reo mừng vì chứng kiến làn khói lịch sử. Nếu vỗ tay mừng mà là khói đen thì giây phút lịch sử ấy lầm lỡ quá.

Media, truyền thông khắp thế giới quay ống kính vào làn khói. Không biết bao nhiêu nghìn phóng viên quốc tế chỉ chờ giây phút lịch sử ấy để mình là người đầu tiên loan tin về một làn khói. Không biết mấy trăm triệu người theo dõi truyền hình về một làn khói.

Người ta bực mình về một làn khói. Không đen, không trắng.

Thế kỷ này, người ta chứng kiến, người ta sống một trời lịch sử về những làn khói. Con người hôm nay đang khủng hoảng về những giá trị không rõ trắng, rõ đen. Trước khi vĩnh biệt trần gian. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II để lại tiếng chuông trước những làn khói.

Khói ở công trường Rôma không nhiều, hai mươi sáu năm nay mới lại xảy ra. Khói ở cuối sân nhà thờ thì nhiều.

- Nhóm quyên tiền giúp người nghèo. - Nhóm quyên tiền bảo trì đền thờ. - Giáo dân tổ chức raising fund.

- Tu sĩ tổ chức raising fund.

Nhóm nào cũng muốn khói mình bay cao, bay xa. Nhóm nào cũng muốn mọi người chú ý đến ống khói của mình. Lúc này cuối sân đền thờ rất nhiều thứ khói.

- Có khi giáo dân trách linh mục về raising fund. Cuộc đời họ là chạy theo nhu cầu để

raising fund rồi, ít được học về Chúa, khi đến nhà thờ, họ xin các ngài hãy nói cho họ về Chúa. - Có khi giáo dân lại xin các ngài raising fund. Họ rủ các ngài vào nhóm raising fund. Họ tập cho các ngài raising fund. Họ dựa vào các ngài mà raising fund.

- Có khi linh mục muốn raising fund nhiều hơn giáo dân. Cuối sân giáo đường hôm nay, khói bay muôn hướng.

Rồi từ những làn khói bay. Có người cay mắt. Có tiếng kêu. Có người mắt cay mà không kêu. Có người kêu mà khói vẫn bay. Từ những làn khói, có người bỏ cuối nhà thờ đi chỗ khác. Thì cũng từ những làn khói, có những người bỏ nhà thờ từ lâu, nay lại tìm đến. Đó là kỳ diệu của những làn khói. Có làn khói làm người đi xa. Có làn khói đem kẻ khác lại gần.

Cha Nguyễn Văn Quang, một linh mục người Việt Nam, coi một họ đạo lớn người Mỹ ở Greeley, gần Denver, Colorado. Một ngày chúng tôi lên núi Rocky Mountains. Trong câu chuyện đời sống linh mục. Chúng tôi nói chuyện với nhau.

- Mình là linh mục mà 60 phần trăm thời gian phải lo administration mất rồi. Có cuối tuần mất hàng tiếng đồng hồ chỉ ký checks cho nhân viên. Thế này thì hỏng, phải xét lại.

Linh mục được huấn luyện để nói về Chúa. Vai trò quan trọng của linh mục là sứ ngôn. Công bố Lời Chúa. Chúng tôi không được huấn luyện để raising fund. Nếu có linh mục kém

raising fund, xin giáo dân đừng trách, đừng đòi buộc và so sánh. Khi có những linh mục raising fund giỏi, giáo dân ca tụng. Họ nhờ, họ xin các linh mục đó raising fund. Ca tụng linh mục này

raising fund giỏi, chê linh mục kia kém, từ đó, giáo dân đưa dần làn khói, rất tiếc, không đen, không trắng vào cuối giáo đường, và có thể làm cay mắt nhiều tâm hồn.

Linh mục mà phải lo administration, phải lo đối phó với nhóm này, nhóm kia, phải

raising fund, phải lo trả lời phỏng vấn, phải lo nhiều thứ quá, làm sao có thời giờ soạn bài giảng, làm sao có thời giờ đọc văn kiện Giáo Hội, làm sao có thời giờ nhận định xem khói đang bay về đâu, khói luân lý, khói đức tin, khói văn hoá, khói xu hướng, khói trong Giáo Hội, khói ngoài cuộc đời.

Trong những cuộc raising fund, làm cách nào để tránh được khói cạnh tranh?

Khi linh mục có mặt trong các chương trình này, dù tốt đến đâu, nếu có sự cạnh tranh, sẽ có “triệu người vui, và triệu người buồn”. Khói sẽ làm kẻ này đến nhà thờ, khói cũng làm kẻ khác bỏ đi. Nếu một việc mà như thế, một mục tử có nên làm không? Hay là trở về với bục giảng, để an ủi kẻ này bị khói làm cay mắt đừng bỏ nhà thờ đi, và cảnh tỉnh kẻ kia đừng lấy khói làm ai cay mắt.

Đức tin không có lòng xót thương, nó không có địa chỉ để về.

Muốn giết lòng xót thương, có lẽ không khó. Cứ khen cha kia tổ chức giỏi, chê cha này giảng dài. Khen ông chủ tịch cũ, nhờ ông mà cộng đoàn mua được miếng đất. Hỏi ông chủ tịch mới, khi nào hội đồng mục vụ mới xây tượng đài? Nói Rollo hay thế sao kỳ này họ không mời? Cứ so sánh, khen và chê, sẽ thấy sinh hoạt xứ đạo ngộp thở, nhiều tâm hồn khốn khổ và lòng xót thương có thể sẽ chết tự bao giờ.

Khi một đoàn thể Công giáo tiến hành mà chỉ mong đoàn thể mình thành công hơn đoàn thể kia, thì đâu là Công Giáo tiến hành? Khi một dòng tu mà chỉ muốn dòng mình phát triển. Thành công của Phúc Âm là gì? Đối với việc tông đồ, làm sao có thể cổ võ kẻ khác bỏ tiền vào quỹ người nghèo do mình lập nên, đừng bỏ tiền vào quỹ kia? Nếu thế, đâu là lý chứng biện minh cho lòng bác ái và hành động như vậy? Nếu không, cứ khuyến khích người ta bỏ tiền vào quỹ kẻ khác, thì đâu là quỹ do mình lập nên? Đó là thách thức của lời kinh và những làn khói.

HỌC THUYẾT PHAOLÔ:

Được làm khác với nên làm

Trong cộng đoàn Côrintô đã xảy ra những chuyện được làm nhưng không nên làm. Phaolô viết:

“Được phép làm mọi sự” nhưng không phải mọi sự đều có ích. “Được phép làm mọi sự” nhưng không phải mọi sự đều có tính cách xây dựng. Đừng ai tìm lợi ích riêng nhưng hãy tìm lợi ích chung. Tất cả những gì bán ngoài chợ anh em cứ việc ăn. Nhưng nếu có người bảo: “Đây là của cúng” thì đừng ăn. Tôi không có ý nói lương tâm anh em, nhưng vì lương tâm người khác” (1 Cor. 10:23-33).

(Xem chú thích câu 29, bản dịch Nhóm Phiên Dịch Các Gìơ Kinh Phụng Vụ).

Phaolô cẩn thận cắt nghĩa là ăn của cúng không sao, nhưng nếu vì gương xấu cho người khác thì đừng ăn. Phaolô viết:

“Không phải của ăn làm chúng ta gần Thiên Chúa. Không ăn những thứ đó, chúng ta chẳng thiệt, mà có ăn cũng chẳng lợi gì. Nhưng hãy coi chừng kẻo sự tự do của anh em nên dịp cho người yếu đuối sa ngã” (1 Cor. 8:8-9).

Trường hợp cụ thể xảy ra ở cộng đoàn Côrintô là vấn đề ăn thịt cúng. Nếu dựa vào hiểu biết của mình, cứ làm, không cần biết gương mù có thể gây ra, nghĩa là biết ăn của cúng không có tội, cứ ăn, còn ai nghĩ thế nào kệ họ, Phaolô viết rất rõ về thái độ đó như sau:

“Thế là sự hiểu biết của bạn làm hư mất một người yếu đuối, một người anh em mà Đức Kitô đã chịu chết để cứu chuộc. Như vậy, phạm đến anh em và làm thương tổn lương tâm yếu đuối của họ là phạm đến Đức Kitô. Vì thế, nếu của ăn mà làm cớ cho anh em tôi sa ngã, thì tôi sẽ không bao giờ ăn thịt nữa, để khỏi làm cớ cho anh em tôi sa ngã” (1 Cor. 8:11-13).

Không phải chỉ gởi cho cộng đoàn Côrintô. Trong thơ gởi cộng đoàn Rôma, chúng ta cũng gặp những căn dặn tương tự:

“Nếu vì bạn ăn một thức ăn, mà bạn làm phiền lòng người anh em, thì bạn không còn sống theo đức ái nữa. Đừng vì chuyện ăn uống mà làm cho người anh em của bạn phải hư mất, vì Đức Ki-tô đã chết cho người ấy.

Vậy đừng để cho thiên hạ chê bai điều mà anh chị em cho là tốt. Vì nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn chuyện uống, nhưng là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần. Ai phục vụ Đức Kitô như thế, thì đẹp lòng Thiên Chúa và được người ta quý trọng. Vậy chúng ta hãy theo đuổi những gì đem lại bình an và những gì xây dựng cho nhau. Đừng vì một thức ăn mà phá hủy công trình Thiên Chúa. Đã hẳn, mọi thức ăn đều thanh sạch; nhưng ăn mà gây cớ vấp ngã, thì là điều xấu” (Rom. 14:15-20).

Trong hoàn cảnh xã hội hôm nay. Các vấn đề raising fund cần thận trọng. Nhưng tìm đâu tiêu chuẩn thận trọng? Có nên tìm hiểu thêm trong học thuyết này của Phaolô như một tiếng chuông không?

NHỮNG NGUY CƠ

Trong hoàn cảnh đặc biệt của người Công Giáo Việt Nam hải ngoại, raising fund là chuyện rất thường. Có khi cần. Nhiều người muốn đóng góp để xây dựng. Vấn đề là để được tốt, phải nói đến những nguy cơ để bảo vệ điều tốt kia.

Một phần của tài liệu duong di mot minh_ ntthuong pot (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w