Đằng sau công việc từ thiện. Tiền bạc ngấm ngần cho người ta power. Power ở đây mang nhiều mầu sắc :
- Power thứ nhất là chứng tỏ tài năng. Ai raising fund được nhiều, càng chứng tỏ nhiều
power. Nhóm nào raising fund được nhiều càng chứng tỏ uy tín. Vì xã hội khen như thế. Đây là tiêu chuẩn xã hội, chứ chưa hẳn là đúng vì có những giá trị thành hình là do sự lầm lẫn của kẻ khác. Có người thành công trong raising fund, rồi cho là mình có tài năng. Có kẻ thấy người khác raising fund giỏi rồi cho rằng người đó có uy tín. Nếu khen nhóm này đóng tiền nhiều để khuyến khích cái tự ái của nhóm kia thì đấy có là do tài năng và uy tín không? Nếu vì sự dễ tin của những tâm hồn chân thành mà dẫn họ vào những con đường vòng quanh mập mờ thì đấy có là nhân đức không? Giáo Hội đã có từng thời kỳ nhân danh ân xá để kiếm tiền, và đấy là
một trong những nguyên nhân lớn trong cuộc ly giáo do Luther khởi xướng. Có đường lối thật, có đường lối sai. Phúc Âm gọi những tài năng giỏi, đường lối sai đó là những ngôi mộ tôi vôi.
- Power thứ hai là được có quyền chi tiền cho ai. Thứ power này êm dịu, kín đáo vô cùng. Nó kín đáo lẻn vào lòng người, nhưng nó lại tỏ lộ trong thái độ sống. Người ta kín đáo che đậy, nhưng nó lại êm dịu như ánh trăng chiếu ra, không giấu được.
- Power thứ ba là được người chịu ơn ca tụng. Ai cũng bảo mình không muốn kẻ khác cám ơn. Nhưng ít người chỉ raising fund mà lại không muốn “đích thân” mình về Việt Nam trao tiền thì mới chắc chắn. Có hai thứ “đích thân”. Một là đến từ lòng nhiệt thành. Hai là kín đáo đến từ thứ power này.
Những power này, nó thầm kín, nhưng người ta dễ nhận ra. Những thứ power trên đây không loại bỏ ai, giáo dân cũng như tu sĩ.
Khi không ai cắt cử mình vào công việc raising fund mà cứ có động lực thúc đẩy, thì cần cẩn thận vì có thể đàng sau động lực bác ái, đang bị những power trên đây thúc đẩy. Và đối với người dâng cúng tiền bạc cũng nên khôn ngoan nhận định những động lực này.
Tiêu chuẩn để canh chừng chính hồn mình, hoặc để khám phá ra các thứ power trên đây, thánh Phaolô đã viết cho cộng đoàn Galát:
“Hoa trái của Chúa Thánh Thần là: Bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” (Galát 5: 22-23). Như thế, khi công việc dẫn tới những gì ngược với hoa trái trên đây, đấy là dấu chỉ cần thức tỉnh về những làn khói.