Thông qua kết quả phân tích hồi quy và đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy ở phần trước, ta thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc đánh giá chung và 5 nhân tố được hồi quy (theo hệ số beta chưa chuẩn hóa) như sau:
HLi = -0,423 + 0,276TTi + 0,081ĐGi +0,260MTi + 0,170GSi + 0,298 TTKSi
Hay
Tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng = -0,423 + 0,276Thông tin và truyền thông + 0,081Đánh giá rủi ro+0,260Môi trường kiểm soát + 0,170Giám sát + 0,298 Thủ tục kiểm soát
Dựa vào kết quả hồi quy ta thấy được, sự tác động của các nhân tố như thế nào tới tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An. Nhân tố nào tác động nhiều nhất đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng, nhân tố nào tác động ít nhất tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An tỉnh Long An.
- Không xét đến các nhân tố khác, khi CBTD đánh giá nhân tố Môi trường kiểm soát tăng hay giảm 1 đơn vị, thì tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng tại Vietcombank Long An tỉnh Long An cũng tăng giảm tương ứng 0,260 đơn vị.
- Không xét đến các nhân tố khác, khi CBTD đánh giá nhân tố Đánh giá rủi ro
tăng hay giảm 1 đơn vị, thì tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng tại Vietcombank Long An tỉnh Long An cũng tăng giảm tương ứng 0,081 đơn vị.
- Không xét đến các nhân tố khác, khi CBTD đánh giá nhân tố Thủ tục kiểm soát tăng hay giảm 1 đơn vị, thì tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng tại Vietcombank Long An tỉnh Long An cũng tăng giảm tương ứng 0,298 đơn vị.
- Không xét đến các nhân tố khác, khi CBTD đánh giá nhân tố Thông tin và truyền thông tăng hay giảm 1 đơn vị, thì tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín
dụng tại Vietcombank Long An tỉnh Long An cũng tăng giảm tương ứng 0,276 đơn vị.
- Không xét đến các nhân tố khác, khi CBTD đánh giá nhân tố Giám sát tăng hay giảm 1 đơn vị, thì tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng tại Vietcombank Long An tỉnh Long An cũng tăng giảm tương ứng 0,170 đơn vị.
Vậy nếu xét theo hệ số β chưa chuẩn hóa thì nhân tố Thủ tục kiểm soát tác động nhiều nhất đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng về chất lượng dịch vụ tại Vietcombank Long An và nhân tố tác động ít nhất đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An tỉnh Long An là nhân tố Đánh giá rủi ro.
Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu cho thấy có 5 biến là Môi trường kiểm soát (MT), Đánh giá rủi ro (ĐG), Thủ tục kiểm soát
(TTKS), Thông tin và truyền thông (TT), Giám sát (GS) đều có ảnh hưởng tích cực đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của từng biến đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng là khác nhau. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ (thể hiện tầm quan trọng của các biến) ta sử dụng hệ số Beta chuẩn hóa từ kết quả phân tích hồi quy. Kết quả phân tích cho thấy ảnh hưởng lớn nhất là nhân tố MT - Môi trường kiểm soát (β chuẩn hóa bằng 0,507), tiếp theo lần lượt là nhân tố TTKS – Thủ tục kiểm soát (β chuẩn hóa bằng 0,469), nhân tố GS – Giám sát (β chuẩn hóa bằng 0,383), nhân tố TT – Thông tin và truyền thông (β chuẩn hóa bằng 0,374), nhân tố ĐG – Đánh giá rủi ro (β chuẩn hóa bằng 0,129).
Ta có thể mô tả tác động hay tầm ảnh hưởng của các biến lên tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng như hình 4.1. sau:
Hình 4.1. Mức độ ảnh hưởng của các biến lên tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng tại Vietcombank Long An
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra của tác giả)
Môi trường kiểm soát
Thủ tục kiểm soát Giám sát Thông tin và truyền thông Đánh giá rủi ro Tính hiệu lực của HTKSNB tín dụng 0,507 0,469 0,383 0,374 0,129
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 trình bày kết quả phân tích dữ liệu thu thập được, bao gồm: Mô trả mẫu thu thập được, kiểm định thang đo bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An; mối quan hệ giữa các nhân tố được điều tra, kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy. Đối tượng khảo sát là toàn thể Ban Giám đốc và CBNV đang làm việc tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An, với số lượng mẫu là 300 người và được khảo sát thông qua hình thức trả lời vào bảng câu hỏi. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 theo quy trình: mô tả mẫu, đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan, phân tích hồi quy.
Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu cho thấy có 5 biến: Môi trường kiểm soát, Thủ tục kiểm soát, Giám sát, Thông tin và truyền thông, Đánh giá rủi ro đều có ảnh hưởng tích cực đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An. Nhân tố Môi trường kiểm soát tác động nhiều nhất đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An và nhân tố tác động ít nhất đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An là nhân tố Đánh giá rủi ro. Dựa trên kết quả phân tích, tác giả sẽ trình bày một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An trong chương 5.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa nghiên cứu về HTKSNB theo các nhân tố và nguyên tắc ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ theo COCO 2013 và nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan (2018) về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng tại các NHTM Việt Nam và góp ý chỉnh sửa của các chuyên gia về một số câu hỏi nhằm phù hợp với thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An. Theo đó mô hình nghiên cứu đề xuất gồm gồm 5 nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Thủ tục kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát rủi ro với giả thuyết nghiên cứu là 5 nhân tố này đểu ảnh hưởng tích cực đến tính hiệu lực của HTKSNB tín dụng tại Vietcombank Long An. Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng đã được sử dụng để kiểm định mô hình với hai giai đoạn nghiên cứu:
- Nghiên cứu sơ bộ: Tiến hành nghiên cứu định tính để có thang đo sơ bộ, sau đó hiệu chỉnh lại thang đo với bảng câu hỏi gồm 41 biến quan sát.
- Nghiên cứu chính thức: Tác giả tiến hành phân tích dữ liệu 260 bảng câu hỏi được trả lời từ toàn thể Ban Giám đốc và CBNV đang làm việc tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An.
Kết quả phân tích bằng hệ số Crombach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, ta thu được 5 nhóm nhân tố với các biến quan sát thành phần lần lượt là:
Nhân tố Môi trường kiểm soát: Gồm 6 biến quan sát bao gồm: MT3, MT4, MT5, MT6, MT7, MT8.
Nhân tố Đánh giá rủi ro: Gồm 4 biến quan sát bao gồm: ĐG1, ĐG3, ĐG4, ĐG6.
Nhân tố Thủ tục kiểm soát: Gồm 6 biến quan sát bao gồm: TTKS1, TTKS2, TTKS3, TTKS4, TTKS5, TTKS6.
Nhân tố Thông tin và truyền thông: Gồm 6 biến quan sát bao gồm: TT1, TT2, TT3, TT4, TT5, TT6.
Nhân tố Giám sát: Gồm 6 biến quan sát bao gồm: GS1, GS2, GS3, GS4, GS5, GS6.
Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu cho thấy có 5 biến: Môi trường kiểm soát, Thủ tục kiểm soát, Giám sát, Thông tin và truyền thông, Đánh giá rủi ro đều có ảnh hưởng tích cực đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An. Nhân tố Môi trường kiểm soát tác động nhiều nhất đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An và nhân tố tác động ít nhất đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An là nhân tố Đánh giá rủi ro.
5.2. Khuyến nghị nâng cao tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An
5.2.1. Về môi trường kiểm soát
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An cần tăng cường phổ biến, nhắc lại cẩm nang đạo đức và yêu cầu kí cam kết thực hiện hàng năm, thực hiện luân chuyển cán bộ và nhân viên định kì để hạn chế rủi ro tác nghiệp, rủi ro vi phạm đạo đức nghề nghiệp do quản lí chi nhánh, quản lí khách hàng quá lâu, quá quen thuộc. Nhân sự của bộ phận kiểm toán nội bộ cần được tuyển chọn có năng lực cao và có sự thay đổi (định kì 3 năm/ lần) để phát huy được chức năng tư vấn tạo giá trị gia tăng trong báo cáo kiểm toán, không nên chỉ dừng lại trong báo cáo phát hiện lỗi sai sót trong tín dụng.
5.2.2. Về thủ tục kiểm soát
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An cần nâng cao tính hiệu lực của quy định về xếp hạng tín dụng nội bộ với mục tiêu sử dụng quy định này trong xem xét quyết định tín dụng, ưu đãi tín dụng, phân loại nợ và lập dự phòng rủi ro.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An cần xây dựng các quy trình tín dụng cụ thể đối với sản phẩm tín dụng, bổ sung các lưu ý rủi ro cần tăng cường kiểm soát đối với từng loại sản phẩm tín dụng, thực hiện
tốt quy định về đảm bảo nợ vay cũng như nguyên tắc kiểm soát “4 mắt” trong phê duyệt tín dụng, nghĩa là trong quy trình tín dụng ít nhất phải thực hiện kiểm soát thông qua người thứ hai. Thủ tục kiểm soát thông qua giao chỉ tiêu tín dụng cần có căn cứ thực tế hạn chế mở rộng quy mô tín dụng chạy theo lợi nhuận xem nhẹ kiểm soát rủi ro dẫn đến nợ xấu tăng cao.
5.2.3. Về giám sát
Hoạt động giám sát rủi ro bao gồm hoạt động tự giám sát thường xuyên của lãnh đạo và nhân viên thông qua thực hiện các quy định về tín dụng và giám sát độc lập từ bộ phận kiểm toán nội bộ. Vì vậy, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An cần chú trọng xây dựng yêu cầu nhân viên thực hiện báo cáo bất thường về hoạt động và xử lí kịp thời các báo cáo bất thường. Ngân hàng cần nâng cao chất lượng giám sát tín dụng thông qua yêu cầu xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm một cách linh hoạt trong từng thời kì định hướng theo rủi ro. Kiểm toán viên nội bộ cũng phải thay đổi phương pháp kiểm toán, cần kết hợp phương pháp kiểm toán hệ thống với kiểm toán chi tiết nhằm đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hoạt động tín dụng một cách toàn diện, nhờ đó kiểm toán viên sẽ tiết kiệm được thời gian kiểm toán nhưng lại có thể đưa ra kết luận tổng thể, định hướng vào rủi ro trong hoạt động tín dụng.
5.2.4. Về thông tin và truyền thông
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An cần đa dạng các hình thức truyền thông thông tin đến nhân viên và bằng nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh trao đổi thông tin bằng văn bản là chủ yếu như hiện nay, Chi nhánh cần tăng cường xây dựng hệ thống báo cáo kịp thời, khoa học và đầy đủ các thông tin bên trong và bên ngoài ngân hàng về hoạt động tín dụng, trao đổi thông tin qua mạng nội bộ, tiếp nhận ý kiến khách hàng về vi phạm, sai sót của cán bộ, nhân viên thông qua hộp thư góp ý, đường dây nóng, bộ phận chăm sóc khách hàng. Các quy định, chính sách tín dụng nội bộ cần được thông tin, truyền thông đến nhân viên được thể hiện dưới dạng lưu đồ phân quyền kiểm soát tín dụng, dưới dạng bảng câu hỏi và trả lời về nội dung cần kiểm soát tín dụng rõ ràng, cụ thể. Thông tin truyền thông cảnh báo rủi ro tín dụng đến lãnh đạo và nhân viên cần được duy trì thường xuyên.
5.2.5. Về đánh giá rủi ro
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An cần lưu ý thông tin cảnh báo rủi ro khi có sự thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh, hoạt động tín dụng, xây dựng tiêu chí báo cáo và yêu cầu báo cáo cảnh báo sớm nợ vay có vấn đề.
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Cùng với những đóng góp đã nêu ở phần trên, nghiên cứu này còn một số hạn chế nhất định như sau:
Một là, nghiên cứu này chỉ thực hiện đối với Ban Giám đốc và CBNV đang làm việc tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An cho nên kết quả nghiên cứu chỉ có giá trị thực tiễn đối với ngân hàng này. Đối với những cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp khác thì kết quả sẽ khác. Tuy nhiên nếu nghiên cứu này được thực hiện ở nơi khác nhưng đối tượng khảo sát là giống nhau thì nghiên cứu có thể có giá trị tham khảo và thang đo sẽ áp dụng được. Đây là hướng nghiên cứu tiếp theo.
Hai là, đối với việc tiến hành thu thập thông tin bằng việc phát phiếu khảo sát trực tiếp đến với các đáp viên. Trong quá trình này, mặc dù đã cố gắng thuyết phục, giải thích cho đáp viên hiểu nhưng vẫn không thể tránh khỏi hiện tượng đáp viên trả lời không trung thực, thiếu chính xác, không khách quan so với đánh giá của họ.
Ba là, do hạn chế về thời gian và những hạn chế khác. Do vậy, nghiên cứu chỉ được thực hiện với số lượng mẫu là khá ít vì vậy chưa phản ánh hoàn toàn chính xác các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An.
Những hạn chế này chính là những gợi mở, định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo khắc phục, hoàn thiện.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Chương 5 tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính và đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 5 nhân tố ảnh hưởng tích cực đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An từ mạnh nhất đến thấp nhất: (1) Môi trường kiểm soát, (2) Thủ tục kiểm soát, (3) Giám sát, (4) Thông tin và truyền thông, (5) Đánh giá rủi ro. Vì vậy, nhằm nâng cao tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín