Phương pháp định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh long an (Trang 49 - 50)

Phương pháp định lượng được sử dụng để trả lời cho câu hỏi thứ hai – Các nhân tố này ảnh hưởng như thế nào đến tính hiệu lực của HTKSNB trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An?

3.2.2.1. Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện với mẫu khảo sát n=40. Mục đích thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Kết quả đánh giá được sử dụng để hiệu chỉnh những thang đo không phù hợp trước khi phân tích EFA và điều chỉnh thang đo nháp 2 thành thang đo chính thức (phụ lục 1).

3.2.2.2. Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành HTKSNB đến đến tính hiệu lực của HTKSNB trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An.

Đối tượng khảo sát

Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn đối tượng khảo sát là toàn thể Ban Giám đốc và CBNV làm việc tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An. Tác giả tập trung làm rõ dưới góc nhìn của các CBNV trực tiếp thực hiện hoạt động TD hàng ngày như cán bộ quan hệ KH, thẩm định, hỗ trợ TD, nhà quản lý hoạt động TD… đánh giá như thế nào đến việc thiết lập HTKSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An.

Phương thức khảo sát

Bảng hỏi được gửi trực tiếp và qua email đến Ban Giám đốc và CBNV làm việc tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An.

Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực HTKSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An.

Mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu chọn mẫu mục đích và được lấy theo phương pháp thuận tiện, với kích thước mẫu được thực hiện như sau:

Như đã giới thiệu, phương pháp phân tích dữ liệu chính được sử dụng cho nghiên cứu này là phân tích nhân tố khám phá. Khi phân tích nhân tố khám phá chúng ta cần kích thước mẫu lớn. Tuy nhiên kích thước mẫu bao nhiêu được gọi là lớn thì hiện nay chưa xác định rõ ràng và là vấn đề phức tạp. Thông thường, việc xác định kích cỡ mẫu dựa theo nguyên tắc kinh nghiệm. Trong phân tích nhân tố, kích cỡ mẫu thường được xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Theo Hair và cộng sự (2006), để sử dụng phân tích nhân tố, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên. Theo Hoelter hay Gorsuch, 1983, trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2011, tr 398, nếu theo tiêu chuẩn 5 quan sát cho 1 tham số ước lượng thì số lượng mẫu cần thiết cho đề tài là 41*5 = 205 trở lên. Như vậy, để đảm bảo kích thước mẫu cho nghiên cứu từ 205 quan sát trở lên tác giả dự kiến điều tra với số mẫu khoảng 300.

Phương pháp xây dựng bảng hỏi

Bảng hỏi là phiếu điều tra, là bảng liệt kê các câu hỏi điều tra mà người được phỏng vấn tự trả lời bằng cách tự viết vào (Trần Tiến Khai, 2012).

Câu hỏi sử dụng là câu hỏi đóng, là các câu hỏi với các trả lời cho sẵn và người trả lời sẽ chọn một hay nhiều trả lời cho các câu hỏi đó. Nghiên cứu sử dụng thang đo quãng Likert 5 mức được sử dụng để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng, với mức độ rất thấp tương ứng với mức 1 và rất cao tương ứng với mức 5. Phần mềm SPSS được sử dụng để phân tích dữ liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh long an (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)