mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An
4.1.2.1. Môi trường kiểm soát
Vietcombank đã ban hành các quy định đối với hoạt động tín dụng, tuy nhiên nhiều văn bản chưa thực sự có hiệu lực. Ban quản trị chưa thực sự quan tâm đến việc duy trì và phát triển KSNB hoạt động tín dụng. Các nhà quản lý chưa tuân thủ nguyên tắc thận trọng trong kế toán thể hiện qua việc phân loại nợ và trích lập dự phòng.
Về cơ cấu tổ chức, Vietcombank Long An đã xây dựng cơ cấu phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của hệ thống.
Về công tác nhân sự, trong những năm gần đây, Vietcombank Long An đã chú trọng đến việc tạo môi trường làm việc để xây dựng đội ngũ nhân viên không chỉ giỏi chuyên môn mà còn đảm bảo đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, công tác khen thưởng, kỷ luật và đề bạt chưa thực sự gắn với hiệu quả công việc nên làm giảm tác dụng của công tác đánh giá, vẫn tồn tại nhiều sai phạm, nguyên nhân bắt nguồn từ đội ngũ nhân viên ngân hàng.
4.1.2.2. Đánh giá rủi ro
Do ý thức được rằng hoạt động ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro nên các nhà quản trị của Vietcombank luôn chú trọng đến việc phân tích, đánh giá và quản lý các loại rủi ro. Ngân hàng đã thành lập một Uỷ ban quản lý rủi ro (RMC) chuyên phân tích
giám sát các loại rủi ro có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của ngân hàng. Để quản lý rủi ro tín dụng, Vietcombank đã sử dụng một hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng và được xem như là một thước đo rủi ro chung đối với khách hàng. Và nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro tín dụng, Vietcombank đã ban hành các quy định về thẩm định phê duyệt tín dụng, các nguyên tắc và cơ sở cấp tín dụng cũng như xây dựng chính sách tín dụng đối với khách hàngvà khách hàng pháp nhân. Tuy nhiên, trên thực tế chính sách tín dụng của Ngân hàng cũng thể hiện nhiều hạn chế, như chưa linh hoạt, chưa phù hợp với đặc điểm của các khách hàng. Điều này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng. Vietcombank Long An luôn ưu tiên việc tăng trưởng tín dụng tuy nhiên không hạ chuẩn và không hạ thấp các điều kiện tín dụng theo quy định.
4.1.2.3. Các hoạt động kiểm soát
Hiện tại, Vietcombank Long An đã và đang thực hiện tốt công tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, đặc biệt là khi Vietcombank đã áp dụng Basel II. Tuy nhiên, hoạt động kiểm soát rủi ro hoạt động tín dụng vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Tại một số ngân hàng, phòng khách hàng thực hiện đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay, do đó nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu dẫn đến chất lượng công tác chưa cao; quy trình cấp tín dụng ở một số ngân hàng vẫn còn cồng kềnh, phức tạp, quy trình cho vay cá nhân tương tự quy trình cho vay khách hàng pháp nhân và đều dựa trên ba nguyên tắc: phân công phân nhiệm; uỷ quyền và phê chuẩn; và nguyên tắc bất kiêm nhiệm.
4.1.2.4. Hệ thống thông tin và truyền thông
Vietcombank Long An đã chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin, nâng cấp ngân hàng lõi phù hợp với quy mô và nhu cầu phát triển dịch vụ sản phẩm cũng như quản trị hệ thống ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên, do hạn chế về năng lực chuyên môn mà một số bộ phận chưa đảm bảo thực hiện đúng quy trình. Việc thiết lập các kênh thông tin giữa các chi nhánh, phòng giao dịch và hội sở còn nhiều hạn chế; các cấp quản lý ở chi nhánh chưa nắm bắt kịp thời chỉ đạo của cấp trên, ngược lại thông tin phản hồi cho quản lý cấp trên cũng còn chậm.
Tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có quy định Trưởng phòng tín dụng, Giám đốc chi nhánh phải có trách nhiệm giám sát danh mục cho vay của đơn vị mình và kiểm soát việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng của các nhân viên tín dụng. Ngoài ra, hoạt động giám sát còn được thực hiện thông qua quá trình trao đổi thông tin phản hồi của khách hàng bằng các hình thức như: thư góp ý, phiếu thăm dò…
Hoạt động giám sát quan trọng nhất của việc giám sát thường xuyên là hoạt động Kiểm toán nội bộ được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất tại chi nhánh do Phòng Kiểm toán nội bộ Hội sở chính thực hiện. Đây là hoạt động kiểm tra, rà soát đánh giá một cách độc lập khách quan đối với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đánh giá độc lập về tính thích hợp và tuân thủ các chính sách, quy chế, quy trình được thiết lập trong Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Kiểm toán nội bộ đưa ra kiến nghị, tư vấn, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống, góp phần đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả và tuân thủ pháp luật.
Quy trình một cuộc kiểm toán nội bộ được quy định một cách chặt chẽ bao gồm 4 bước: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và lưu hồ sơ kiểm toán