Phương pháp định tính được thực hiện nhằm xác định các nhân tố cấu thành HTKSNB hoạt động TD tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An. Kết quả nghiên cứu giúp trả lời câu hỏi thứ hai – Các nhân tố cấu thành HTKSNB hoạt động TD tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An được xác định như thế nào?
3.2.1.1. Phương pháp xây dựng thang đo
Thang đo các nhân tố cấu thành HTKSNB hoạt động tín dụng, tính hiệu lực HTKSNB hoạt động tín dụng được thiết lập trên cơ sở tiếp cận báo cáo BaselCOSO2013, lý thuyết hành vi có kế hoạch, lý thuyết động lực, tổng quan các công trình các nghiên cứu liên quan và phù hợp với thực tiễn đặc thù thiết lập HTKSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An.
Phương pháp xây dựng thang đo các nhân tố cấu thành HTKSNB hoạt động tín dụng được thực hiện như sau:
Đối với văn bản nội bộ cùng với các thủ tục kiểm soát được thiết lập với mục đích đưa ra các quy định về hoạt động TD và buộc CBNV tác nghiệp phải tuân thủ, tác giả tiến hành khảo sát đánh giá về tính hiệu lực của các văn bản nội bộ cùng với các thủ tục kiểm soát được thiết lập. Nghĩa là nhà quản lý đã ban hành các văn bản nội bộ và thiết lập các thủ tục kiểm soát nhằm nâng cao tính hữu hiệu của KSNB hoạt động TD trong NH. Tuy nhiên, trong thực tế, các văn bản này có hiệu lực hay không? Các thủ tục kiểm soát có đạt hữu hiệu không? CBNV có thực hiện theo đúng các quy định của văn bản nội bộ đã được ban hành? Thực hiện theo đúng các thủ tục kiểm soát đã được thiết lập?
Với các văn bản, thông báo nội bộ với mục đích hỗ trợ cho CBNV trong việc tác nghiệp như cảnh báo nhóm KH nợ lãi, cảnh báo sớm với các KH sẽ chuyển nhóm nợ, phân tích nhận diện RRTD, phân tích những thay đổi có ảnh hưởng lớn đến HTKSNB hoạt động tín dụng … tác giả tiến hành khảo sát đánh giá mức độ hỗ trợ của các văn bản, thông báo này đến việc đánh giá KH của CBTD.
Với hai nhân tố TTTT và GS, tác giả tiến hành đánh giá chất lượng của hai nhân tố này.
3.2.1.2. Công cụ nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính bao gồm nhiều phương pháp và công cụ khác nhau và rất khó có thể phân loại chúng một cách hoàn toàn. Một cách tổng quát có thể chia thành hai nhóm là một nhóm về phương pháp và một nhóm là công cụ (Nguyễn Đình Thọ, 2014).
Trong nghiên cứu này, công cụ nghiên cứu định tính được sử dụng qua phương pháp thảo luận nhóm bằng cách phỏng vấn sâu dưới dựa theo danh mục các câu hỏi
đã được thiết kế. Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng phỏng vấn, với mong muốn cả người tiến hành phỏng vấn và đối tượng được phỏng vấn cùng tạo ra những ý tưởng mới cùng với nhau (Trần Tiến Khai, 2012).
Đối tượng thảo luận nhóm là các giảng viên có kiến thức và trình độ chuyên môn về KSNB hoạt động tín dụng và các lãnh đạo, CBNV trực tiếp tác nghiệp hoạt động tín dụng hàng ngày có kiến thức và kinh nghiệm lâu năm về tác nghiệp tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An. Vì vậy có thể hiểu rõ, đánh giá và xây dựng được khách quan nhất.
Trên cơ sở kế thừa thang đo cấu thành HTKSNB hoạt động tín dụng, tính hiệu lực HTKSNB hoạt động tín dụng của Nguyên Thị Loan (2018). Sau khi đồng thảo luận, các chuyên gia đồng ý về cách thức thiết lập các nhân tố cấu thành HTKSNB hoạt động tín dụng, tính hiệu lực HTKSNB hoạt động tín dụng và góp ý chỉnh sửa một số câu hỏi nhằm phù hợp với thực trạng thiết lập HTKSNB hoạt động tín dụng trong thực tế. Bên cạnh đó, theo ý kiến của các chuyên gia, bảng hỏi cần được thiết kế rút gọn hơn, vì bảng hỏi quá dài, sẽ gây mệt mỏi cho đối tượng khảo sát. Kết quả các biến quan sát dùng để đo lường các nhân tố cấu thành HTKSNB hoạt động tín dụng, tính hiệu lực HTKSNB hoạt động tín dụng như sau:
Bảng 3.1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng tại Vietcombank Long An
Nhân tố “Môi trường kiểm soát”- MT
MT1 Lãnh đạo NH chấp hành tốt các quy định kiểm soát tín dụng tại ngân hàng
MT2 NH có chính sách tuyển dụng nhân viên và nhân viên tín dụng rõ ràng MT3 NH có kế hoạch cụ thể, rõ ràng chính sách đào tạo đối với lãnh đạo và
nhân viên
MT4 NH có chính sách lương, thưởng, kỷ luật rõ ràng, cụ thể
MT5 NH có chính sách cụ thể về luân chuyển cán bộ, nhân viên theo định kỳ MT6 NH có quy định cụ thể và thể chế hóa bằng văn bản rõ ràng chức năng,
trách nhiệm của cán bộ quản lý và từng nhân viên
MT8 Cẩm nang về đạo đức nghề nghiệp được nhân viên cam kết thực hiện MT9 Bộ phận kiểm soát nội bộ thực hiện được chức năng kiểm soát rủi ro tín
dụng tại ngân hàng
MT10 Trình độ, năng lực chuyên môn của kiểm toán nội bộ đáp ứng yêu cầu kiểm soát nội bộ NH
MT11 Trình độ, năng lực chuyên môn của bộ phận kiểm tra đáp ứng yêu cầu kiểm tra nội bộ NH
Nhân tố “Đánh giá rủi ro” – ĐG
ĐG1 Quy trình soát xét chất lượng tín dụng có khả năng dự báo sớm những thay đổi về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của các Khách hàng ĐG2 Tính kịp thời của các thông tin cảnh báo rủi ro khi có sự thay đổi bất lợi
trong môi trường kinh doanh, hoạt động tín dụng
ĐG3 Tính cập nhật của các quy định về ngành nghề kinh doanh ĐG4 Tính cập nhật của các quy định về quản lý rủi ro tín dụng
ĐG5 Mức độ linh hoạt về lãi suất tín dụng đối với với KH trên cơ sở phân loại khách hàng khi xem xét cấp tín dụng
ĐG6 NH có các tiêu chí cảnh báo sớm nợ có vấn đề
Nhân tố “Thủ tục kiểm soát” – TTKS
TTKS1 Tính hiệu lực trong kiểm soát tín dụng từ thực hiện theo quy trình tín dụng nội bộ NH
TTKS2 Tính hiệu lực trong kiểm soát tín dụng từ thực hiện theo quy định nội bộ về xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp
TTKS3 Tính hiệu lực trong kiểm soát tín dụng từ thực hiện theo quy định nội bộ về xếp hạng tín dụng đối với khách hàng
TTKS4 Tính hiệu lực trong kiểm soát tín dụng từ thực hiện theo quy định nội bộ về bảo đảm nợ vay
TTKS5 Tính hiệu lực của cơ chế phê duyệt tín dụng theo nguyên tắc kiểm soát “4 mắt” (Nguyên tắc 4 mắt: bất kỳ hoạt động nghiệp vụ nào cũng có hai người cùng tiến hành (một thực hiện, một duyệt), phụ thuộc vào mức độ sai phạm xảy ra nhiều hay ít mà lựa chọn nhiều người hơn)
TTKS6 Tính hiệu lực của cơ chế kiểm soát chuyển nhóm nợ tự động được định dạng trước trong hệ thống công nghệ thông tin NH
TTKS7 Việc lưu trữ hồ sơ, chứng từ chỉ có những người có thẩm quyền mới được tiếp cận các thông tin này.
TTKS8 NH thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn cho thông tin trên hệ thống máy tính, có hệ thống sao lưu phòng trường hợp mất cắp
TTKS9 NH thường xuyên kiểm tra, đối chiếu theo kế hoạch và đột xuất các hoạt động tín dụng.
Nhân tố “Thông tin và truyền thông” - TT
TT1 Hệ thống báo cáo của NH được xây dựng kịp thời, khoa học, đúng đối tượng
TT2 Ban lãnh đạo ngân hàng luôn được cung cấp kịp thời và đầy đủ các thông tin bên trong ngân hàng về hoạt động tín dụng
TT3 Ban lãnh đạo ngân hàng luôn được cung cấp kịp thời và đầy đủ các thông tin bên ngoài ngân hàng về hoạt động tín dụng
TT4 Việc trao đổi thông tin giữa các cấp được thực hiện qua mạng nội bộ TT5 NH thực hiện cách thức để tiếp nhận ý kiến khách hàng về vi phạm, sai
sót của cán bộ, nhân viên (hộp thư góp ý, đường dây nóng, bộ phận chăm sóc khách hàng…)
TT6 Các quy định, chính sách TD nội bộ được thông tin, truyền thông đến nhân viên bằng văn bản kịp thời, rõ ràng, cụ thể
TT7 Các quy định, chính sách TD nội bộ được thông tin, truyền thông đến nhân viên được thể hiện dưới dạng bảng câu hỏi và trả lời về nội dung cần kiểm soát tín dụng rõ ràng, cụ thể
TT8 Thông tin truyền thông cảnh báo rủi ro tín dụng đến lãnh đạo và nhân viên được duy trì thường xuyên
Nhân tố “Giám sát” - GS
GS1 NH thực hiện giám sát suốt quá trình cho vay
GS2 NH thường xuyên gởi thư đối chiếu, thăm dò ý kiến khách hàng vay GS3 NH gặp gỡ trực tiếp KH để giải quyết khiếu nại, thắc mắc và tư vấn cho
GS4 NH có các biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo quyền lợi cho khách hàng GS5 Chất lượng các cảnh báo rủi ro tín dụng của Kiểm toán nội bộ, kiểm tra
nội bộ sau mỗi đợt kiểm toán
GS6 Chất lượng của các báo cáo tự đánh giá, tự chấn chỉnh của NH về hoạt động tín dụng
GS7 Tính kịp thời của cảnh báo rủi ro tín dụng trong ngân hàng của Ủy ban quản lý tín dụng
Nhân tố “Tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng” - HL
HL1 HTKSNB của NH có tác động tích cực trong ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng
HL2 HTKSNB của NH có tác động tích cực trong nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
HL3 Mức độ thực hiện chỉ tiêu dư nợ tín dụng so với kế hoạch HL4 Mức độ thực hiện chỉ tiêu nợ xấu so với kế hoạch
HL5 Mức độ thực hiện chỉ tiêu thu nhập lãi so với kế hoạch
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
3.2.1.3. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp phân tích, tổng hợp dựa trên nguồn thông tin từ các cuộc phỏng vấn sâu chuyên gia là các giảng viên có kiến thức và trình độ chuyên môn về KSNB hoạt động tín dụng và các lãnh đạo, CBNV trực tiếp tác nghiệp hoạt động tín dụng hàng ngày có kiến thức và kinh nghiệm lâu năm về tác nghiệp tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An và các báo cáo của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An được sử dụng để đưa ra những nhận định, đánh giá thực trạng thiết lập HTKSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An để trả lời cho câu hỏi thứ nhất về những nhân tố nào hưởng đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An.
Phương pháp nghiên cứu lịch sử, thống kê, mô tả, so sánh, phân tích và tổng hợp nhằm đánh giá tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An.
Phương pháp suy luận quy nạp được sử dụng nhằm trả lời cho câu hỏi thứ ba – gợi ý chính sách nào cần được khuyến nghị để nâng cao tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An nhằm cung cấp Thủ tục kiểm soát hợp lý đạt được mục tiêu hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao nhất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An.