Hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng là nói đến mục tiêu cần đạt được trong toàn bộ quá trình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, nhờ đó làm cho hoạt động tín dụng phát huy được hiệu quả tích cực đối với nền kinh tế, đối với khách hàng vay vốn và đối với bản thân ngân hàng. Hiệu quả tín dụng là một khái niệm rộng và gắn với hiệu quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Đo lường hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng với nhiều góc độ như vậy mới phản ánh được bản chất của vấn đề. Trong phạm vi luận văn này, tác giả trình bày hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng dưới góc nhìn của ngân hàng. Đối với ngân hàng thương mại hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng được đánh giá qua chỉ tiêu định lượng là tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát trong mức
độ cho phép; đồng thời làm cho các tỷ lệđó có động thái giảm liên tục trong suốt quá trình kinh doanh tín dụng của ngân hàng.
Vấn đề mâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng được hiểu như thế nào? Về mặt định tính, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng là làm cho quản trị
rủi ro tín dụng đạt được mục tiêu trong từng thời kỳ, từng giai đoạn gắn với chất lượng tín dụng được bảo đảm và nâng cao hơn trước
Về mặt định lượng, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng không những đạt
được các chỉ tiêu kế hoạch về rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng phải có sự phát triển về số lượng cụ thể, nhưđảm bảo tỷ lệ nợ xấu không vượt quá tỷ lệ quy
định, torng nợ xấu, tỷ lệ nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn phải ở mực thấp nhất v.v .
Hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng được hiểu theo khía cạnh tích cực, tức là đã làm tốt quản trị rủi ro tín dụng rồi, nhưng cần làm tốt hơn nữa; đã có sự chuyển biến tích cực trong quản trị rủi ro tín dụng, nhưng cần có sự chuyển biến mạnh mẽ và tích cực hơn trong hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.
Tóm lại, hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng nếu đạt được yêu cầu như vậy bằng các giải pháp cụ thể, đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
trong ngân hàng thương mại. Như vậy nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng là nâng cao hiệu quả cả về mặt lượng cả về mặt chất trong quản trị rủi ro nhằm phát huy hiệu quả tối ưu trong hoạt động tín dụng không những cho chính ngân hàng như thu nhập và lợi nhuận do hoạt động tín dụng mang lại ngày càng ổn định và gia tăng; mà còn mang lại cho toàn bộ nền kinh tế xã hội như kinh tế xã hội phát triển ổn định đời sống của ngừời dân được nâng cao, an sinh xã hội đảm bảo.
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 1.3.3.1. Đối với khách hàng
Đểđánh giá hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với khách hàng, người ta sử dụng những chỉ tiêu phản ánh về lợi nhuận, hiệu quả vốn, sử dụng lao động,…của khách hàng cụ
thể là:
* Chỉ tiêu về lợi nhuận:
Hệ số lợi nhuận (%) = (Lợi nhuận thu được*100%)/Doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận (%) = (Lợi nhuận thu được*100%)/ Tổng chi phí sản xuất Tỷ suất doanh lợi (%) = (Lợi nhuận thu được*100%)/Vốn sản xuất
Vốn sản xuất = Vốn cốđịnh + Vốn lưu động * Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn:
Hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh = Tồng thu nhập/ Vốn cốđịnh Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = Tổng thu nhập / Vốn lưu động * Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động:
Năng suất lao động = Giá trị thực tế tổng giá trị hàng hóa / Số lao động bình quân Hiệu quả sử dụng lao động = Tổng thu nhập/ Số lao động bình quân
Vì vậy về phía khách hàng, hiệu quả sử dụng thể hiện ở sự thành đạt qua quá trình sử
dụng vốn vay để tổ chức thực hiện các phương án, dự án sản xuất, kinh doanh đã thỏa thuận với ngân hàng đến khi quan hệ vay vốn.
1.3.3.2. Đối với ngân hàng thương mại
Chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động (%):
Chỉ số này xác định mức độ sử dụng vốn huy động để tạo ra tài sản sinh lời cao hay thấp. Tỷ lệ này càng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn huy động cao, hiệu quảđầu tư của
Tổng dư nợ
Tỷ lệ dư nợ/VHĐ = x 100% Tổng Vốn huy động
một đồng vốn huy động càng lớn. Nó giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động, tức là khả năng chuyển hóa đồng vốn để sinh lời. Chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng (%):
Tăng trưởng dư nợ tín dụng cho thấy sự phát triển về quy mô số lượng. Dự nợ càng tăng càng chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng có chỗ đứng trên thị trường và
được khách hàng tin cậy. Tăng trưởng tín dụng là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, vì rằng không có tăng trưởng tín dụng thì chắc chắn thu nhập của ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng, hiệu quả kinh doanh sẽ không cao Tăng trưởng tín dụng còn kéo theo các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng .
Chỉ tiêu tỷ lệ Nợ xấu / Tổng dư nợ (%):
Nợ xấu gồm các khoản nợ được xếp vào nhóm 3,4,5 là những khoản nợ quá hạn trên 90, trên 180 ngày và trên 360 ngày. Nợ xấu càng cao càng gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng. Theo quy định của NHNN Việt Nam, nợ xấu cần được kiểm soát ở
mức ≤ 3% tổng dư nợ. Với quy định như vậy, ngân hàng nào kiểm soát tỷ lệ nợ xấu trong giới hạn quy định, được coi là đạt yêu cầu, chất lượng tín dụng được đảm bảo. Ngược lại ngân hàng nào có tỷ lệ nợ xấu cao hơn giới hạn quy định xem như ngân hàng đó có chất lượng tín dụng thấp. Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng.
Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay (%):
Chỉ số này được gọi là hệ số thu nợ, dùng để cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng, nó biểu hiện khả năng thu hồi nợ từ việc cho khách hàng vay hay trả nợ của khách hàng trong một thời kỳ .
Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân (vòng quay vốn tín dụng): Doanh sốthu nợ
Hệ số thu nợ = x 100% Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Nợ xấu (nhóm 3,4,5) Tỷ lệ xấu = x 100% Tổng dư nợ
Chỉ số này được gọi là chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng. Nó đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì việc đưa vốn vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng càng đạt hiệu quả.
Chỉ tiêu Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là tỷ lệ so sánh mức chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi với tổng tài sản có sinh lời. Tỷ lệ này càng cao càng cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng có khả năng mang lại lợi nhuận cao và ngược lại. Chỉ tiêu tỷ lệ lãi cân biên là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng về mặt chất,do đây là dây là chỉ tiêu luôn
được sử dụng đểđánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng
Tỷ lệ lãi cận biên = [(Thu nhập lãi – Chi phí lãi) / Tổng TS có sinh lới] x 100%
1.3.3.3. Đối với xã hội
Về khía cạnh kinh tế xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, hiệu quả tín dụng ngân hàng thường được đánh giá thông qua các chỉ tiêu chủ yếu như; kết quả thực hiện tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá cốđịnh, giá hiện hành phân theo ngành kinh tế,…Kết quả đạt được về diện tích, năng suất, sản lượng nông – lâm – ngư – diêm nghiệp đối với từng loại cây trồng, vật nuôi, loại thủy hải sản đánh bắt,…Giá trị tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và xây dựng tại nông thôn…
Những chỉ tiêu này được tính hằng năm hoặc trong một giai đoạn nhất định tùy theo mục đích nghiên cứu. Mỗi chỉ tiêu có một ý nghĩa nhất định: từ việc phản ánh sự tăng trưởng của nền kinh tế đến mức độ phát triển của các ngành nông – lâm – ngư – diêm nghiệp, công nghiệp và xây dựng cùng khả năng đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và tạo việc làm ở khu vực nông nghiệp nông thôn.
Thêm vào đó cần phải xem xét mức độ tập trung, bố trí vốn tín dụng ngân hàng cho các chương trình phát triển kinh tế có hiệu quả, theo đường lối chiến lược kinh tế của
Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ, góp phần tích cực khai thác mọi nguồn lực, tăng cường giải quyết công ăn việc làm, giảm thời gian nông nhàn, ngăn chặn và đẩy lùi tệ
Kết luận chương 1
Chương 1 là chương nền tảng lý luân của luận văn, có nhiệm vụ kế thừa hệ thống lý luận hiện có để trình bày, phản ánh các nội dung lý luận liên quan đến đề tài như
tổng quan về ngân hàng thương mại, bản chất, chức năng và các hoạt động của ngân hàng thương mại. Trong chương lý luận của đề tài, luận văn đi sâu phân tích những vấn đề cơ bản về rủi ro tin dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại, trong đó các nội dung lên quan đến quản trị rủi ro tín dụng từ nhận diện, đánh giá
đến vấn đề kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng đã được trình bày có hệ thống, tạo nền tảng để thực hiện các nội dung tiếp theo của luận văn. Qua nghiên cứu lý luận có thẻ
khẳng định rủi ro tín dụng luôn là rủi ro tiềm ẩn và là loại rủi ro lớn nhất có ảnh hưởng
đền hiệu quả hoạt động kinh doanh củ ngân hàng thương mại, vì vậy vấn đề tăng cường và nâng cao hiệu quả quản tri ro tín dụng trong ngân hàng thương mạilà rất quan trọng và rất cần thiết.
CHƯƠNG2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN