Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 65)

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam hiện là ngân hàng được đánh giá ngân hàng tốt nhất Việt Nam, với vị trí đó, VCB xây dựng định hướng phát triển luôn thể hiện là ngân hàng hàng đầu của Việt Nam có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài han, Cụ thể là:

• Phát huy vai trò là ngân hàng thương mại cổ phần có sở hữu lớn của Nhà nước, giữ vững vị thế là ngân hàng có quy mô, chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu Việt Nam; là ngân hàng chủ lực, có trách nhiệm của quốc gia, góp phần tích cực ổn

định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tếđất nước.

• Trở thành ngân hàng thương mại hiện đại hàng đầu Việt Nam về thị phần huy

động vốn, tín dụng, dịch vụ, bán lẻ và nằm trong Top 3 ngân hàng dẫn đầu thị trường về sự hài lòng được đo lường bởi một tổ chức độc lập, có uy tín.

• Phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm (nhân thọ và phi nhân thọ). Cần có sự gắn kết sản phẩm bảo hiểm với sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Gia tăng tỷ trọng đóng góp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong tổng thu nhập toàn hệ thống VCB.

• Phát triển, đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ, tối đa hóa bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm, tạo lập và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bảo hiểm khép kín; phát triển các sản phẩm hàm lượng công nghệ cao tạo sự

khác biệt so với đối thủ cạnh tranh được thị trường ưa thích sử dụng.

• Chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính ngân hàng khu vực. Áp dụng và vận hành các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong kinh doanh ngân hàng hiện đại. Duy trì hệ số CAR theo thông lệ quốc tế và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; nâng cao năng lực quản trị rủi ro, áp dụng đầy đủ quy định của

Basel II theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Phấn đấu để mở rộng mạng lưới giao dịch quốc tế ở một số nước có tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính Việt Nam, trước hết là ở Hoa Kỳ.

• Là ngân hàng đứng đầu Việt Nam và hàng đầu của Đông Nam Á về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đem lại tiện ích, dịch vụ tốt nhất, hài lòng nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế.

• Hoàn thiện mô thức quản trị ngân hàng tuân thủ luật pháp, hoạt động theo thông lệ, minh bạch, công khai và hiệu quả. Chuyển đổi mô hình tổ chức theo hướng quản lý tập trung tại Hội sở chính và điều hành hoạt động kinh doanh áp dụng chiều dọc của mô hình ngân hàng hiện đại, tiên tiến.

• Nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng suất lao động. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các kênh phân phối truyền thống gồm các chi nhánh, phòng giao dịch, các công ty con, công ty liên kết, đồng thời đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối hiện đại như Internet Banking, Mobile Banking, ATM, POS… Tích cực mở rộng kênh phân phối tại các thị trường trong khu vực và trên thế giới.

• Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động ngân hàng trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa.

• Tiếp tục cải thiện môi trường làm việc từ tổ chức chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên, thu nhập bình quân đầu người ở mức cao so với thị trường.

• Thương hiệu VCB được lan tỏa nhận biết sâu rộng với thị trường trong nước và quốc tế là thương hiệu ngân hàng hàng đầu Việt Nam, được các tổ chức kinh tế, cá nhân tín nhiệm lựa chọn sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng.

3.1.2. Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng của VCB Chi nhánh Long An

3.1.2.1. Định hướng kinh doanh của VCB Chi nhánh Long An

VCB chi nhánh Long An thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan theo quy định của VCB, theo định hướng cụ thể như sau:

* Về huy động vốn: Huy động vốn dưới các hình thức: nhận tiền gửi của các tổ

tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác bằng Đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ theo quy định của Hội sở VCB. Thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật và của Hội sở VCB. Mục tiêu trong huy động vốn gồm:

- Tập trung tiếp thị nguồn tiền nhàn rỗi của khách hàng doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn tỉnh Long An.

- Tận dụng các chương trình khuyến mãi để gia tăng công tác huy động số dư

nhỏ lẻ, có tính ổn định cao;

- Thống kê danh sách các sản phẩm – dịch vụ của khách hàng có quan hệ tín dụng đang sử dụng và triển khai bán chéo các sản phẩm – dịch vụ phù hợp mà khách hàng chưa sử dụng nhằm cung ứng đến khách hàng theo xu hướng trọn gói các sản phẩm – dịch vụđể tăng nguồn thu dịch vụ cho ngân hàng.

- Thực hiện rà soát lại các khách hàng hiện hữu là những doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu để tiếp thị và kịp thời đưa ra các chính sách ưu đãi thu hút khách hàng chuyển dần các giao dịch ngoại hối, thanh toán quốc tế tập trung tại VCB.

- Tiếp cận khách hàng là các đại lý vé số, tiệm vàng nhằm hướng đến các đối tượng có thu nhập cao và ổn định.

Phấn đấu đạt tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn bình quân hàng năm từ 10,00%

đến 16,00%.

* Về hoạt động cấp tín dụng: Cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật và uỷ

quyền của VCB dưới các hình thức: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ

chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh ngân hàng; Phát hành thẻ tín dụng; Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán xuất nhập khẩu; Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được VCB uỷ quyền. Mục tiêu trong hoạt động tín dụng gồm:

- Đối với tín dụng nhóm khách hàng bán buôn: định hướng chi nhánh sẽ duy trì và phát triển với tốc độ trung bình từ 10%/năm trở lên.

- Đối với tín dụng nhóm bán lẻ: chi nhánh tập trung phát triển lĩnh vực bán lẻ, tăng trưởng hàng năm từ 30% - 35%.

- Chất lượng tín dụng:Tăng cường quản lý để nâng cao chất lượng tín dụng cả

- Tiếp cận các doanh nghiệp hoạt động tại các trung tâm thương mại, Cụm công nghiệp để phát triển mảng cho vay doanh nghiệp.

- Rà soát lại các chủđầu tư dự án các khu dân cư trên địa bàn tỉnh, phân công nhân sự thực hiện tiếp cận các chủđầu tưđể họ giới thiệu khách hàng vay vốn.

- Nghiên cứu thị trường về ngành, lĩnh vực có thế mạnh tại các điểm giao dịch

để cơ cấu lại danh mục cho vay phù hợp với từng địa bàn.

- Phấn đấu đạt tỷ lệ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm từ 12% đến 15%. - Cố gắng duy trì tỷ lệ nợ xấu ≤ 1,50%.

- Thu nhập hoạt động tín dụng tăng trên15 %, chiếm tỷ trọng 85% tổng thu nhập.

* Về mảng cung ứng dịch vụ ngân hàng:

- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. - Cung ứng các phương tiện thanh toán.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán: Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế; Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo uỷ quyền của VCB.

- Thu nhập từ hoạt dộng dịch vụ tăng 16%, chiếm tỷ trong khoảng 15% tổng thu nhập

* Về các hoạt động kinh doanh khác:

Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân ngoài nước, trừ trường hợp bảo lãnh đối ứng cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia dự

thầu, thực hiện hợp đồng tại Việt Nam.

Đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản thế chấp, cầm cốđã chuyển thành tài sản do VCB quản lý để sử dụng hoặc khai thác kinh doanh.

Thực hiện các hoạt động khác do VCB giao hoặc uỷ quyền cho chi nhánh.

3.1.2.2 Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng.

Tiếp tục phát huy vai trò kiểm soát rủi ro của Phòng Kiểm tra nội bộ (KTNB)

đảm bảo công tác giám sát từ xa, công tác kiểm tra đột xuất và định kỳđược thực hiện theo đúng kế hoạch.

Các cam kết về trách nhiệm đối với từng vị trí cán bộ nhân viên nhằm đảm bảo khả năng, rèn luyện năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm trong quản lý rủi ro.

Luân chuyển có thời hạn cán bộ quản lý và các vị trí khác nếu thấy cần thiết để

phòng ngừa rủi ro đạo đức.

Luân chuyển chuyên viên khách hàng, chuyên viên kiểm soát rủi ro để nâng cao khả năng giám sát rủi ro và an toàn trong hoạt động tín dụng với tầm bao quát cao hơn không những theo từng ngành nghề kinh doanh mà cả trên toàn phạm vi địa bàn hoạt

động của VCB chi nhánh Long An.

Kiểm soát rủi ro, không để nợ xấu gia tăng. Toàn chi nhánh nổ lực phấn đấu trong hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu không quá 2,0%

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VCB CHI NHÁNH LONG AN TẠI VCB CHI NHÁNH LONG AN

3.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng.

Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng có tính chất quyết định tới chất lượng tín dụng đồng thời là giải pháp hàng đầu trong quản trị rủi ro tín dụng. Nếu thẩm định không kỹ, không toàn diện, cán bộ thẩm định không đánh giá đúng mức độ rủi ro của việc cấp tín dụng thì sẽảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng. Việc thẩm định tín dụng cần phải tuân thủ các quy tắc, nguyên tắc của quy trình tín dụng đã được hệ xây dựng hoàn chỉnh và áp dụng trong toàn hệ thống VCB.

Trên cơ sở hồ sơ tín dụng do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng thực hiện

đánh giá đầy đủ, toàn diện để có quyết định tín dụng đúng đắn.

Đánh giá năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý SXKD của khách hàng:

Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng: Cán bộ tín dụng cần xem xét thẩm định về lịch sử công ty, những thay đổi về vốn góp, những thay đổi trong cơ chế

quản lý, thay đổi về công nghệ hoặc thiết bị, thay đổi về sản phẩm, lịch sử về các quá trình liên kết, hợp tác, giải thể, xem loại hình kinh doanh của công ty hiện nay là gì, khía cạnh chính trị và xã hội đằng sau các hoạt động kinh doanh này,…

Thẩm định kỹ những thông tin này sẽ giúp cho cán bộ tín dụng có đánh giá chung về khả năng hiện tại cũng như tính cạnh tranh của công ty trong tương lai. Đây là điều cần thiết để biết liệu khách hàng có thểđứng vững trước những thay đổi bên ngoài cũng như khả năng mở rộng hoạt động hay không.

Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn: Cán bộ tín dụng cần đánh giá xem khách hàng vay vốn có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, đủ

năng lực hành vi dân sự không, các thành viên công ty có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, quy chế tổ chức của khách hàng vay vốn có thể hiện rõ về

phương thức tổ chức, quản trị, điều hành, giấy phép đầu tư, chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề có còn hiệu lực trong thời hạn cho vay hay không.

Đánh giá về mô hình tổ chức, bố trí lao động của khách hàng: Cán bộ tín dụng cần xem xét quy mô hoạt động của doanh nghiệp, số lượng lao động, trình độ lao

động, cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp, chính sách và kết quả tuyển dụng, hiệu quả sản suất: Doanh thu, lợi nhuận trên đầu người, hiệu quả của giá trị gia tăng. Đây là những nội dung để cán bộ tín dụng xem xét hoạt động kinh doanh của khách hàng có bài bản, chuyên nghiệp hay không.

Đánh giá về năng lực quản trị điều hành của khách hàng vay vốn: Nếu khách hàng vay vốn có năng lực quản trịđiều hành tốt, có khả năng dự báo biến động của thị

trường thì có thể chủ động trong hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả

năng thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Do vậy, khi thẩm định hồ sơ cán bộ tín dụng cần phải thẩm định kỹ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, cách thức quản lý, đạo đức của người lãnh đạo cao nhất và ban điều hành, khả năng nắm bắt thị trường của khách hàng, uy tín của lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp, việc ra quyết định có phải được tập trung vào một người và cách thức quản lý của họ hay không,…

Đánh giá, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng:

Trên cơ sở hồ sơ khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng cần phân tích, khảo sát thực tế

hoạt động kinh doanh của khách hàng để có những phân tích chính xác, nhận định

đúng tình hình kinh doanh của khách hàng vay.

Đánh giá, thẩm định năng lực sản xuất của khách hàng, về thực trạng nhà xưởng và công nghệ, khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào, phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối, sản lượng và doanh thu,…

Đánh giá phân tích hoạt động và triển vọng của khách hàng: Cán bộ tín dụng cần tập trung phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với khách hàng trên các mặt thị trường, sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối.

Đánh giá tình hình quan hệ tín dụng với ngân hàng: Cán bộ tín dụng cần tập trung phân tích lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng vay tại VCB cũng như tại các tổ chức tín dụng khác (thông qua kênh khai thác thông tin tín dụng từ Ngân hàng Nhà

nước). Cần phải đánh giá được tiềm năng, cơ hội trong thời gian tới trong quan hệ với khách hàng, kể cả khả năng bán chéo sản phẩm đối với khách hàng.

Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của khách hàng:

Đây là khâu quan trọng của công tác thẩm định, xem “sức khoẻ” của khách hàng vay vốn như thế nào, để từđó có quyết định tín dụng đúng đắn. Cán bộ tín dụng cần xác định được những điểm mạnh và những điểm yếu hiện tại của khách hàng qua việc tính toán và phân tích những chỉ tiêu khác nhau, sử dụng những số liệu từ các báo cáo tài chính hoặc thông qua các số liệu về cơ cấu tài sản, cơ cấu nợ. Cán bộ tín dụng cần phải tìm ra được các mối liên hệ giữa các tỷ số tính toán được để có thể đưa ra những kết luận chính xác về khách hàng. Hoàn toàn không có một chuẩn mực nào cho phần phân tích theo từng tỷ số. Một hoặc một số chỉ số là tốt cũng chưa thể kết luận là khách hàng đang trong tình trạng tốt. Do vậy các mối quan hệ giữa các tỷ số là mục

đích cuối cùng của phân tích tài chính của khách hàng. Đối với doanh nghiệp, việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)