Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng có tính chất quyết định tới chất lượng tín dụng đồng thời là giải pháp hàng đầu trong quản trị rủi ro tín dụng. Nếu thẩm định không kỹ, không toàn diện, cán bộ thẩm định không đánh giá đúng mức độ rủi ro của việc cấp tín dụng thì sẽảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng. Việc thẩm định tín dụng cần phải tuân thủ các quy tắc, nguyên tắc của quy trình tín dụng đã được hệ xây dựng hoàn chỉnh và áp dụng trong toàn hệ thống VCB.
Trên cơ sở hồ sơ tín dụng do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng thực hiện
đánh giá đầy đủ, toàn diện để có quyết định tín dụng đúng đắn.
Đánh giá năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý SXKD của khách hàng:
Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng: Cán bộ tín dụng cần xem xét thẩm định về lịch sử công ty, những thay đổi về vốn góp, những thay đổi trong cơ chế
quản lý, thay đổi về công nghệ hoặc thiết bị, thay đổi về sản phẩm, lịch sử về các quá trình liên kết, hợp tác, giải thể, xem loại hình kinh doanh của công ty hiện nay là gì, khía cạnh chính trị và xã hội đằng sau các hoạt động kinh doanh này,…
Thẩm định kỹ những thông tin này sẽ giúp cho cán bộ tín dụng có đánh giá chung về khả năng hiện tại cũng như tính cạnh tranh của công ty trong tương lai. Đây là điều cần thiết để biết liệu khách hàng có thểđứng vững trước những thay đổi bên ngoài cũng như khả năng mở rộng hoạt động hay không.
Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn: Cán bộ tín dụng cần đánh giá xem khách hàng vay vốn có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, đủ
năng lực hành vi dân sự không, các thành viên công ty có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, quy chế tổ chức của khách hàng vay vốn có thể hiện rõ về
phương thức tổ chức, quản trị, điều hành, giấy phép đầu tư, chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề có còn hiệu lực trong thời hạn cho vay hay không.
Đánh giá về mô hình tổ chức, bố trí lao động của khách hàng: Cán bộ tín dụng cần xem xét quy mô hoạt động của doanh nghiệp, số lượng lao động, trình độ lao
động, cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp, chính sách và kết quả tuyển dụng, hiệu quả sản suất: Doanh thu, lợi nhuận trên đầu người, hiệu quả của giá trị gia tăng. Đây là những nội dung để cán bộ tín dụng xem xét hoạt động kinh doanh của khách hàng có bài bản, chuyên nghiệp hay không.
Đánh giá về năng lực quản trị điều hành của khách hàng vay vốn: Nếu khách hàng vay vốn có năng lực quản trịđiều hành tốt, có khả năng dự báo biến động của thị
trường thì có thể chủ động trong hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả
năng thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Do vậy, khi thẩm định hồ sơ cán bộ tín dụng cần phải thẩm định kỹ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, cách thức quản lý, đạo đức của người lãnh đạo cao nhất và ban điều hành, khả năng nắm bắt thị trường của khách hàng, uy tín của lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp, việc ra quyết định có phải được tập trung vào một người và cách thức quản lý của họ hay không,…
Đánh giá, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng:
Trên cơ sở hồ sơ khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng cần phân tích, khảo sát thực tế
hoạt động kinh doanh của khách hàng để có những phân tích chính xác, nhận định
đúng tình hình kinh doanh của khách hàng vay.
Đánh giá, thẩm định năng lực sản xuất của khách hàng, về thực trạng nhà xưởng và công nghệ, khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào, phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối, sản lượng và doanh thu,…
Đánh giá phân tích hoạt động và triển vọng của khách hàng: Cán bộ tín dụng cần tập trung phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với khách hàng trên các mặt thị trường, sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối.
Đánh giá tình hình quan hệ tín dụng với ngân hàng: Cán bộ tín dụng cần tập trung phân tích lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng vay tại VCB cũng như tại các tổ chức tín dụng khác (thông qua kênh khai thác thông tin tín dụng từ Ngân hàng Nhà
nước). Cần phải đánh giá được tiềm năng, cơ hội trong thời gian tới trong quan hệ với khách hàng, kể cả khả năng bán chéo sản phẩm đối với khách hàng.
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của khách hàng:
Đây là khâu quan trọng của công tác thẩm định, xem “sức khoẻ” của khách hàng vay vốn như thế nào, để từđó có quyết định tín dụng đúng đắn. Cán bộ tín dụng cần xác định được những điểm mạnh và những điểm yếu hiện tại của khách hàng qua việc tính toán và phân tích những chỉ tiêu khác nhau, sử dụng những số liệu từ các báo cáo tài chính hoặc thông qua các số liệu về cơ cấu tài sản, cơ cấu nợ. Cán bộ tín dụng cần phải tìm ra được các mối liên hệ giữa các tỷ số tính toán được để có thể đưa ra những kết luận chính xác về khách hàng. Hoàn toàn không có một chuẩn mực nào cho phần phân tích theo từng tỷ số. Một hoặc một số chỉ số là tốt cũng chưa thể kết luận là khách hàng đang trong tình trạng tốt. Do vậy các mối quan hệ giữa các tỷ số là mục
đích cuối cùng của phân tích tài chính của khách hàng. Đối với doanh nghiệp, việc phân tích tài chính cần căn cứ vào Báo cáo tài chính gần nhất, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và một số nguồn thông tin khác như: Số lượng lao động, bảng thanh toán lương/ nhân công,…
Đánh giá phương án sản xuất kinh doanh khả năng trả nợ của khách hàng:
Cùng với việc phân tích tình tình tài chính, việc thẩm định phương án kinh doanh và khả năng trả nợ vay của khách hàng là khâu quan trọng nhất trong công tác thẩm định. Nếu việc thẩm định được thực hiện không kỹ, sơ sài, cán bộ tín dụng chưa đánh giá hết các yếu tố ảnh hưởng đến phương án, dự án kinh doanh của khách hàng thì khi rủi ro xảy ra sẽ khó có khả năng thu hồi nợ, làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Thẩm định các nội dung chính của phương án sản xuất kinh doanh: quy mô sản xuất, kinh doanh của phương án; quy mô, cơ cấu nguồn vốn thực hiện phương án.
Thẩm định về tài sản đảm bảo: Cán bộ tín dụng cần phải đi thực tếđến nơi có tài sản để xem xét hiện trạng của tài sản đảm bảo, tránh trường hợp định giá tài sản chỉ
căn cứ trên hồ sơ gốc khách hàng cung cấp
Đánh giá, phân tích về các rủi ro có thể xảy ra khi cấp tín dụng cho khách hàng: Cán bộ tín dụng cần phân tích các rủi ro chủ yếu của việc cấp tín dụng cho khách hàng, để từđó có các biện pháp phòng ngừa từ phía ngân hàng và khách hàng.