TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 26)

1.2.1. Tín dụng ngân hàng.

1.2.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng.

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các công ty, tổ

chức kinh tế, các tổ chức và cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay đối với các đối tượng nói trên.

Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu gắn liền với hoạt động của NHTM. Tín dụng ngân hàng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng. Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chuyên nghiệp, hoạt động của nó hết sức đa dạng và phong phú.

1.2.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng.

™ Phân loại theo phương thức cho vay:

- Cho vay theo món (cho vay từng lần) - Cho vay theo hạn mức tín dụng - Cho vay theo dự án đầu tư

- Cho vay theo hạn mức thấu chi - Cho vay theo hạn mức dự phòng

- Cho vay tiêu dùng

- Các phương thức cho vay khác

™ Phân loại theo thời gian:

- Tín dụng ngắn hạn: Là khoản tín dụng do ngân hàng thực hiện cho khách hàng có thời hạn đến 12 tháng, để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động cho các doanh nghiệp, các nhu cầu chi tiêu dùng ngắn hạn của cá nhân.

- Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm. Đây là các khoản cho vay trung hạn của ngân hàng thương mại để người đi vay sử dụng vốn cho đầu tư trung hạn. Người đi vay được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh theo dự án đầu tư đã trình cho ngân hàng.

- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Đây là khoản cho vay dài hạn nhằm đáp ứng các nhu cầu đầu tư dài hạn của cá nhân, doanh nghiệp, của các tổ chức kinh tế, trong việc mua sắm tài sản cố định, xây dựng lắp đặt máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, nhà xưởng, các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải … có quy mô lớn, vòng đời kinh doanh dài.

™ Phân loại theo mục đích sử dụng vốn:

- Cho vay sản xuất kinh doanh: là lọai cho vay các nhu cầu vốn với mục đích phục vu trực tiếp hoăc gián tiếp cho sản xuất kinh doanh.

- Cho vay tiêu dùng: là lọai cho vay các nhu cầu vốn nhằm mục đích phục vụ

cho việc tiêu dùng

- Cho vay bất động sản : là lọai cho vay liên quan đến việc mua sắm, xây dự ng nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công ngiệp, thương mại, dịch vụ.

- Cho vay công thương nghiệp: là lọai cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu

động.

- Cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn: là lọai cho vay các đối tượng trên

địa bàn nông thôn.

™ Phân lọai theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:

- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: là loại cho vay có tài sản thế chấp, cầm cố,hay bảo lãnh của bên thứ ba, hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai. - Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: là loại cho vay không có tài sản thế

những điều kiện cụ thể nhất định (DN kinh doanh có hiệu quả, có lãi 3 năm liền, được kiểm toán hàng năm, có phương án dự án hiệu quả, khả thi, có uy tín được ngân hàng tín nhiệm…)

™ Phân lọai theo xuất xứ tín dụng:

- Cho vay trực tiếp: Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp trả nợ vay cho ngân hàng

Ngân hàng tài trợ trực tiếp cho người có nhu cầu và người vay trực tiếp sử dụng vốn và trực tiếp trả nợ cho ngân hàng.

- Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán như là: chiết khấu thương mại; bao thanh toán.

Ngân hàng tài trợ vốn cho người có nhu cầu thông qua tổ vay vốn, các doanh nghiệp cung ứng và bao tiêu sản phẩm cho nông dân trên cơ sở thỏa thuận trước giữa ba bên.

Ngòai ra ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng bằng uy tín của mình, tuy chưa bỏ vốn ra nhưng nếu khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ theo hợp đồng thì ngân hàng có nghĩa vụ trả thay.

™ Phân loại theo khách hàng vay vốn:

- Cho vay khách hàng doanh nghiệp. - Cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình.

1.2.1.3 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng:

Đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ, nghĩa là ngân hàng huy động vốn và cho vay bằng tiền.

Trong tín dụng ngân hàng, các chủ thể của nó được xác định một cách rõ ràng, trong đó ngân hàng vừa là người huy động vốn vừa là người cho vay, còn các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế cá nhân vừa là người gửi vốn vào ngân hàng vừa là người

đi vay.

Tín dụng ngân hàng vừa là tín dụng mang tính chất sản xuất kinh doanh gắn với họat động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa là tín dụng tiêu dùng, không gắn với họat động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì vậy quá trình vận

động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hòan tòan phù hợp với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

1.2.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng

Nói đến vai trò của tín dụng ngân hàng, là nói đến sự tác động của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế - xã hội. Vai trò của tín dụng thể hiện qua các nội dung như sau:

- Một là: Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển.

Tín dụng ngân hàng trước hết là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, nhờđược cung vốn mà các doanh nghiệp có điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh

Tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ quan trọng nhất để tập trung vốn một cách hữu hiệu cho nền kinh tế, nhờ đó có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp cá tổ chức kinh tế, từđó làm gia tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng vừa là công cụ tập trung vốn cho toàn bộ nền kinh tế mà còn là công cụ thúc đẩy tích tụ vốn trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế.

Có thể nói trong mọi hình thái của nền kinh tế - xã hội, tín dụng ngân hàng đều phát huy vai trò rất to lớn:

+ Đối với doanh nghiệp, tín dụng góp phần cung ứng vốn bao gồm vốn cốđịnh, vốn lưu động, vốn thanh toán để phát triển hoạt động kinh doanh

+ Đối với dân chúng, tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. + Đối với xã hội, tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng đồng vốn.

Tất cả đều hợp lực và tác động lên đời sống kinh tế - xã hội khiến tạo ra động lực phát triển rất mạnh mẽ mà không có công cụ tài chính nào có thể thay thếđược. Tín dụng ngân hàng có thể mở rộng cho mọi đối tượng trong xã hội; nó có thể

xâm nhập vào các ngành, với nhiều lọai hình và quy mô họat động lớn, vừa và nhỏ; không những xâm nhập vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà còn xâm nhập vào nhiều lĩnh vực như dịch vụ, đời sống. Vì vậy có thể khẳng định vai trò to lớn của tín dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế - xã hội.

Tín dụng ngân hàng không bị giới hạn về quy mô, có nghĩa là tín dụng ngân hàng có thể cung ứng vốn cho nền kinh tế với số lượng rất lớn, với nhiều thời hạn khác nhau, nhờđó giúp các donh nghiệp không những có vốn kinh doanh, mà còn có vốn để

mở rộng đầu tư, đổi mới thiết bị, nhằm nâng cao năng lực sản xuất, như vậy tín dụng ngân hàng có tác dụng đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế.

- Hai là: Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định tiền tệ, ổn địnhthị trường giá cả.

Trong khi thực hiện chức năng thứ nhất là tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng ngân hàng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế,

đặc biệt là tiền mặt trong tay các tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần làm ổn định tiền tệ. Mặt khác, do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, tạo

điều kiện cho các doanh nghiệp hòan thành kế họach sản xuất kinh doanh… làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hóa dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp

ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính nhờđó mà tín dụng góp phần làm

ổn định thị trường giá cả trong nước…

Hoạt động của tín dụng ngân hàng còn có tác dụng và ảnh hưởng lớn đến tình hình lưu thông tiền tệ của đất nước. Nhờ họat động của tín dụng ngân hàng mà vốn tiền tệ của xã hội được huy động và sử dụng tối đa cho nhu cầu phát triển kinh tế; nó vừa có tác dụng đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, vừa làm cho các chu chuyển tiền tệ được tập trung phần lớn qua hệ thống ngân hàng. Đó là những điều kiện quan trọng để ổn định lưu thông tiền tệ, ổn định giá cả thị trường

- Ba là: Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội.

Một mặt, do tín dụng ngân hàng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế pát triển, sản xuất hàng hóa và dịch vụ ngày càng gia tăng có thể thỏa mãn nhu cầu đời sống của người lao động, mặt khác, do vốn tín dụng ngân hàng được cung ứng đã tạo ra khả

năng trong việc khai thác các tiềm năng sẵn có trong xã hội và tài nguyên thiên nhiên, về lao động, đất đai, rừng…thu hút nhiều lực lượng lao động, để tạo ra lực lượng sản xuất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một xã hội phát triển lành mạnh, đời sống được

ổn định ai cũng có công ăn việc làm…là tiền đề quan trọng ổn định trật tự xã hội.

- Bốn là: Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế.

Có thể nói tín dụng ngân hàng còn có vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tếđối ngọai và mở rộng giao lưu quốc tế. Sự phát triển của tín dụng ngân hàng không những ở trong phạm vi quốc nội mà còn mở rộng ra cả

phạm vi quốc tế, nhờ đó nó thúc đẩy mở rộng và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu của nhau trong quá trình phát triển đi

lên của mỗi nước, làm cho các nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển.

Cần lưu ý là, bên cạnh những tác động tích cựu và có lợi cho nền kinh tế xã hội, tín dụng ngân hàng cũng có những mặt trái của nó, cần chủ động nhận diện để có biện pháp phòng ngừa và khắc phục hậu quả:

Tín dụng ngân hàng nếu phát triển với tốc độ quá cao và không được kiểm sóat chặt chẽ theo khuôn khổ pháp lý thì có thể dẫn đến những cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ từ qui mô và phạm vi hẹp đến qui mô lớn trên phạm vi rộng gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế xã hội.

Với sự phát triển của tín dụng ngân hàng, theo hướng tập trung cho những nhóm khách hàng, những ngành nghề có tính độc quyền hoặc cạnh tranh cao, dẫn đến sự tập trung và sự phá sản, từđó có thể làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.

1.2.2. Rủi ro tín dụng

1.2.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng

Dưới gốc độ tài chính, rủi ro được coi là thiệt hại hay tổn thất về mặt tài chính xảy ra ngoài dự báo, ngoài tầm kiểm soát của chủ thể kinh doanh. Rủi ro tín dụng là một trong những loại hình rủi ro tài chính, nhưng mức độ và phạm vi hẹp hơn so với rủi ro tài chính. Rủi ro tín dụng xảy ra trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng thương mại.

Theo Khoản 01 Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, rủi ro tín dụng được định nghĩa như sau:

“Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Tổn thất có khả năng xảy ra đối với ngân hàng khi người đi vay không trảđược nợ, hoặc trả nợ không đầy đủ, không đúng hạn cho ngân hàng; khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết; rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất quan trọng nhất trong hoạt động ngân hàng, là loại rủi ro chủ yếu của rủi ro ngân hàng.

trong đó ngân hàng là chủ nợ, khách hàng là con nợ lại không thực hiện hoặc không đủ

khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán của ngân hàng.

1.2.2.2. Các loại hình rủi ro tín dụng

• Rủi ro giao dịch

Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch, xét duyệt cho vay và đánh giá khách hàng của ngân hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo

đảm và rủi ro nghiệp vụ.

Rủi ro giao dịch là loại hình rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình giao dịch tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Rủi ro giao dịch là loại rủi ro mang nặng tính chủ quan của bên cho vay trong quá trình tác nghiệp, gồm:

Rủi ro lựa chọn:

+ Rủi ro do quá trình đánh giá, phân tích, lựa chọn khi tác nghiệp chưa tốt: phân tích, đánh giá khách hàng thiếu bao quát, còn nhiều sơ hở.

+ Phân tích, lựa chọn phương án vay vốn của khách hàng còn lỏng lẻo, qua loa. + Lựa chọn phương án thu nợ thiếu cân nhắc có nhiều sơ hở dẫn đến rủi ro.

Rủi ro đảm bảo

+ Rủi ro do các vấn đề liên quan đến đảm bảo tài sản: + Điều khoản đảm bảo tín dụng thiếu chặt chẽ, rõ ràng + Danh mục tài sản đảm bảo thiếu tính cụ thể

+ Hình thức đảm bảo và phương pháp xử lý tài sản còn bất cập + Tỷ lệđảm bảo tài sản thiếu dứt khoát, rõ ràng

Rủi ro nghiệp vụ

Rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.

• Rủi ro danh mục

Rủi ro danh mục là loại hình rủi ro tín dụng phát sinh trong quản lý danh mục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 26)