Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 75)

Song song với việc tăng cường kiểm tra, giám sát khách hàng vay vốn của cán bộ tín dụng, VCB chi nhánh Long An cần xây dựng quy trình và quy định chặt chẽ về

công tác hậu kiểm của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo sự thống nhất trong việc chấp hành quy định của cơ quan quản lý trong việc cấp tín dụng.

Ngoài việc kiểm tra định kỳ, công tác kiểm tra nội bộ phải được tiến hành thường xuyên nhằm để sớm phát hiện ra những khách hàng tiềm ẩn rủi ro. Đối với những khoản nợ xấu, nợ nghi ngờ thì công tác kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên hơn, tần suất cao hơn để có những biện pháp thích hợp như thu hồi nợ trước hạn, chấn chỉnh hoạt động để hạn chếđến mức thấp nhất khi có rủi ro xảy ra.

Để công tác kiểm tra nội bộ phát huy hiệu quả tích cực, VCB chi nhánh Long An cần xây dựng hệ thống kiểm tra phù hợp với một chi nhánh. Hiện nay bộ phận kiểm tra nội bộ chỉ tập trung tại trụ sở chi nhánh, nhân sự mỏng do vậy trong thời gian sắp tới cần phải bổ sung thêm nhân sựđể kiểm soát tốt hơn nữa việc cấp tín dụng tại chi nhánh.

Song song với việc tăng cường nhân sự tại chi nhánh thì cũng cần phải giao quyền chủ động cho bộ phận này trong việc ngăn chặn, hoặc dừng cấp tín dụng khi nhận thấy việc cấp tín dụng tại chi nhánh chưa thật sự an toàn. Bởi vì bộ phận kiểm soát nội bộ độc lập với bộ phận cấp tín dụng, không chịu áp lực của việc tăng trưởng tín dụng nên sẽ có những đánh giá, nhận định khách quan hơn.

3.3.6. Tuân thủ nguyên tắc của Basel về quản lý rủi ro tín dụng.

Quan điểm của Ủy ban Basel là: sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù quốc gia phát triển hay đang phát triển, sẽ đe dọa đến sự ổn định về tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó. Vì vậy, nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính là

trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại. Tập trung vào 4 nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (gồm 3 nguyên tắc)

Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ (tối thiểu một lần/năm) xem xét chiến lược về rủi ro tín dụng và các chính sách về rủi ro tín dụng của ngân hàng. Chiến lược cần phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng và mức sinh lời mà ngân hàng kỳ vọng đạt được khi gánh chịu các rủi ro này.

Nguyên tắc 2: Ban tổng giám đốc có trách nhiệm thực hiện chiến lược rủi ro tín dụng được Hội đồng quản trị phê duyệt và phát triển các chính sách và thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng. Các chính và thủ tục này cần nhằm vào rủi ro tín dụng trong mọi họat động của ngân hàng, ở cấp độ từng khoản tín dụng cũng như toàn bộ danh mục đầu tư.

Nguyên tắc 3: Các ngân hàng cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động. Các ngân hàng cần bảo đảm rằng các rủi ro của các sản phẩm và hoạt động mới phải tuân thủ các thủ tục quản lý rủi ro và kiểm soát phù hợp trước khi được đưa vào sử dụng hoặc triển khai và phải được Hội đồng quản trị hoặc ủy ban của hội đồng phê duyệt.

Thứ hai: Chuẩn hóa qui trình cấp tín dụng lành mạnh (gồm 4 nguyên tắc)

Nguyên tắc 4: Các ngân hàng phải hoạt động trong phạm vi các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh được xác định rõ ràng. Những tiêu chí này cần chỉ rõ thị trường mục tiêu của ngân hàng và cho thấy sự hiểu biết cặn kẽ về bên vay hay đối tác cũng như

mục đích và cơ cấu của khoản tín dụng và nguồn hoàn trả.

Nguyên tắc 5: Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng tổng thể ở mức từng bên vay và đối tác, và nhóm các đối tác có liên quan đến nhau để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau theo cách có ý nghĩa và có thể so sánh được, ở trong sổ

sách kế toán ngân hàng và sổ sách kế toán kinh doanh, nội bảng và ngoại bảng.

Nguyên tắc 6: Ngân hàng cần có quy trình được xây dựng rõ ràng để phê duyệt các khoản mục tín dụng mới cũng như sửa đổi, gia hạn và tái tài trợ các khoản tín dụng hiện hành.

Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên. Đặc biệt, các khoản tín dụng cho các công ty và cá nhân có

liên quan cần được phê duyệt trên cơ sở ngoại lệ, theo dõi cẩn thận và triển khai các bước cần thiết để kiểm soát hay loại trừ rủi ro cho vay đối với các trường hợp ngoại lệ.

Thứ ba: Duy trì quy trình quản lý và theo dõi tín dụng (gồm 6 nguyên tắc)

Nguyên tắc 8: Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý liên tục đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng.

Nguyên tắc 9: Ngân hàng cần có hệ thống theo dõi điều kiện của từng khoản tín dụng, bao gồm việc xác định mức độđầy đủ của dự phòng và dự trữ.

Nguyên tắc 10: Khuyến khích các ngân hàng phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng. Hệ thống xếp hạng cần nhất quán với bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của các hoạt động của ngân hàng.

Nguyên tắc 11: Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích

để cho phép lãnh đạo đo lường được rủi ro tín dụng trong mọi họat động nội bảng và ngoại bảng. Hệ thống thông tin quản lý phải cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấu của danh mục đầu tư tín dụng, bao gồm xác định sự tập trung rủi ro.

Nguyên tắc 12: Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng của toàn bộ danh mục đầu tư tín dụng.

Nguyên tắc 13: Ngân hàng cần tính đến các thay đổi tiềm năng trong tương lai về các điều kiện kinh tế khi đánh giá từng khoản tín dụng và danh mục đầu tư tín dụng, và phải đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trong điều kiện căng thẳng.

Thứ tư: Bảo đảm kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng (gồm 3 nguyên tắc)

Nguyên tắc 14: Ngân hàng cần xây dựng hệ thống đánh giá liên tục, độc lập về các quá trình quản lý rủi rủi ro tín dụng và kết quảđánh giá cần được báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị và ban Tổng giám đốc.

Nguyên tắc 15: Ngân hàng cần bảo đảm rằng chức năng cấp tín dụng được quản lý hiệu quả và rủi ro tín dụng nằm trong các mức thống nhất với các tiêu chuẩn về thận trọng và các giới hạn nội bộ. Ngân hàng cần xây dựng và tăng cường kiểm soát nội bộ

và các hoạt động khác nhằm bảo đảm các vi phạm về chính sách, thủ tục và giới hạn

được báo cáo kịp thời cho cấp lãnh đạo thích hợp để xử lý.

Nguyên tắc 16: Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề và các trường hợp cần giải quyết tương tự.

3.3 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HỘI SỞ VCB

- Hội sở VCB bổ sung cơ chế, chính sách có liên quan đến quản trị rủi ro. Do tính chất phức tạp của hoạt động cho vay, nên cần sớm nghiên cứu ban hành cơ chế về

chính sách tín dụng cụ thể đối với từng nhóm khách hàng; nghĩa vụ quyền lợi cụ thể

của đội ngũ cán bộ tín dụng, có chính sách ưu đãi với cán bộ tín dụng về thu nhập, phương tiện đi lại, đảm bảo an toàn. Thường xuyên quan tâm tới việc động viên, khen thưởng với những cán bộ tín dụng giỏi để có cơ sởđề nghị xét chọn, khen thưởng hàng năm. Có chính sách khuyến khích thoảđáng để đảm bảo được chất lượng tín dụng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao.

- Hội sở VCB nên có chính sách khuyến khích các chi nhánh mở rộng hoạt

động tín dụng nói chung, chủđộng hơn trong quản lý rủi ro tín dụng tại các chi nhánh. Trên cơ sở chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước để xây dựng chiến lược kinh doanh của VCB trong thời gian tới, đồng thời có chính sách tín dụng phù hợp, bám sát tình thực tế để nâng cao hiệu quả của công tác tín dụng cũng như nâng cao nguồn vốn bảo đảm cho việc hoàn thành quá trình tái cơ cấu trong thời gian ngắn nhất và có kết quả tốt nhất.

- Nâng cao chất lượng thông tin trong toàn hệ thống VCB. Thông tin về phòng ngừa rủi ro của VCB thời gian qua đã đạt được nhiều tác dụng tích cực đáng kể, tuy nhiên phát triển nghiệp vụ cung cấp thông tin lên một bước cao hơn nữa như nhanh chóng, chính xác và khách quan. Ngoài thu thập, phân tích và lưu trữ thông tin, cần thực hiện việc xếp hạng tín nhiệm đối với các khách hàng theo các tiêu chí phi tài chính. Xây dựng mối quan hệ mua bán thông tin giữa VCB với các TCTD, và với các cơ quan thông tin khác nhằm tăng thêm những thông tin cần thiết cho quá trình xét duyệt và giám sát cho vay của các đơn vị giao dịch trong toàn hệ thống VCB.

- Giao chỉ tiêu kế hoạch, nhất là chỉ tiêu mức dư nợ và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cho các chi nhánh với tỷ lệ hợp lý hơn để tránh tình trạng chạy theo số lượng, xem nhẹ chất lượng có thểảnh hưởng đến rủi ro tín dụng có thể bị mất kiểm soát.

KẾT LUẬN

Luận văn đã trình bày các nội dung có liên quan đến đề tài về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Từ nội dung lý luận, qua số liệu thông tin thực tế, luận văn đã phản ánh, phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tín dụng và quản trị

rủi ro tín dụng tại VCB chi nhánh Long An giai đoạn 2014- 2018. Trên cơ sở phân tích, đánh giá nguyên nhân và tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh, luận văn

đã trình bày một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại VCB chi nhánh Long An trong thời gian tới, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại đơn vị.

Kết quả nghiên luận văn, rút ra các kết luận sau đây:

Thứ nhất, Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, vì nó tạo ra thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên hoạt động tín dụng luôn ẩn chứa và gắn liền với rủi ro tín dụng mà bất cứ một ngân hàng thương mại nào cũng phải quan tâm.

Thứ hai, Phát triển và mở rộng hoạt động tín dụng nếu không đi đôi với quản trị

rủi ro tín dụng thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Do đó quản trị rủi ro tín dụng nhất thiết phải được quán triệt, cần được quan tâm giải quyết một cách thường xuyên liên tục trong suốt quá trình tồn tại phát triển của các chi nhánh ngân hàng thương mại nói chung và của VCB chi nhánh Long An nói riêng .

Thứ ba, Những vấn đề nêu trên đã được luận văn trình bày lý giải có cơ sở, rõ ràng mạch lạc và có tính thuyết phục và được minh chứng bằng những thông tin số

liệu thực tế từ VCB chi nhánh Long An để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

Thứ tư, Vấn đề nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại VCB chi nhánh Long An là yêu cầu xuyên suốt trong hoạt động quản trị kinh doanh ngân hàng và

được tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, không được phép lơ là để góp phần ổn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Dờn (2017) Giáo trình Quản trị kinh doanh ngân hàng. Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Đăng Dờn (2016) Giáo trình Nghiệp vụ ngân hảng thương mại. Nhà xuất bản bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Đinh Xuân Hạng (2012), Quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam : Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam : Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số

493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20 tháng 05 năm 2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về các tỷ lệ bảo

đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xứ lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

8. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ

chức tín dụng số 47/2010/QH12, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: Báo cáo thường niên 2014-2018

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, CN Long An: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB Chi nhánh Long An năm 2014-2018

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: Báo cáo tài chính VCB Chi nhánh long An 2014- 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 75)