Số thu ngân sách Nhà nước do Bộ tài chính giao cho Cục Hải quan Long An cũng tăng dần qua các năm với mức chênh lệch cao (năm 2015: 2.000 tỷ đồng, năm 2016: 2.180 tỷ đồng, năm 2017: 2.255 tỷ đồng, năm 2018: 2.500 tỷ đồng). Đồng hành với số thu ngân sách tăng từng năm là số thuế thất thu cũng tăng từ năm 2015 là 58,42 tỷ đồng đến năm 2018 là 65,78 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra sau thông quan nhằm mục đích chống thất thu thuế nhập khẩu được Tổng cục hải quan giao tăng về số cuộc kiểm tra và số tiền chống thất thu thuế nhập khẩu cũng tăng cao.
Trên cơ sở thực hiện công tác chống thất thu thuế nhập khẩu theo chủ trương chung của Ngành hải quan, Cục Hải quan tỉnh Long An đã đề ra các biện pháp chống thất thu thuế nhập khẩu, cụ thể là: gian lận định mức đối với loại hình GC - NSXXK, trốn thuế và nợ đọng thuế nhập khẩu; lợi dụng những bất cập trong quy trình thủ tục Hải quan mới, sự thay đổi chính sách mặt hàng, chính sách ưu đãi đầu tư, các đối tượng lợi dụng việc áp dụng quản lý rủi ro, hệ thống phân luồng tự động trong quy trình thủ tục Hải quan,…
Biện pháp chống thất thu thuế nhập khẩu đã triển khai:
Công tác thu thập thông tin, hành vi vi phạm hành chính, hàng hóa của doanh nghiệp xuất nhập khẩu… được cập nhật thường xuyên, liên tục. Đây là điều kiện quan trọng nhất giúp cho công chức hải quan khai thác dữ liệu, thông tin về doanh nghiệp
để có quyết định chính xác trong việc thông quan hàng hóa. Lực lượng kiểm tra sau thông quan đã vận hành hệ thống quản lý rủi ro một cách đồng bộ trong toàn ngành, bước đầu phục vụ hiệu quả quy trình thông quan, cho phép đánh giá, phân loại rủi ro đối với lô hàng nhập khẩu.
Công tác kiểm tra, xác định trị giá tính thuế, mã số, thuế suất, C/O… hàng nhập khẩu được thực hiện tại các Chi cục, Chi cục kiểm tra sau thông quan và các bộ phận có liên quan. Đối với hàng hóa có nghi vấn thì công chức hải quan trực tiếp làm việc với doanh nghiệp đề nghị cung cấp các chứng từ có liên quan đến hàng hóa; nếu có đủ cơ sở kết luận doanh nghiệp có hành vi gian lận, trốn thuế thì tiến hành truy thu thuế và xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở kết luận về hành vi vi phạm của doanh nghiệp nhưng có nghi ngờ tính không hợp pháp của các chứng từ thì chuyển cho bộ phận kiểm tra sau thông quan tại Chi cục, Chi cục kiểm tra sau thông quan và các lực lượng chống buôn lậu tại Cục Hải quan để tiếp tục điều tra, làmrõ.
Tập trung kiểm tra hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hóa miễn thuế, không thu thuế đối với loại hình nhập khẩu hàng hóa để gia công, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, danh mục máy móc thiết bị (MMTB) tạo tài sản cố định. Đây là loại hình dễ gây thất thu thuế nhập khẩu do doanh nghiệp gian lận định mức, chuyển mục đích sử dụng, lợi dụng việc phân luồng tờ khai của hệ thống thông quan tự động… Công tác tham mưu chỉ đạo và trực tiếp đấu tranh đã có nhiều kết quả tốt. Thường xuyên tiến hành công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình tại các địa bàn trọng điểm để kịp thời phát hiện những đối tượng trọng điểm, những vụ việc nổi cộm, có rủi ro cao.
Tăng cường công tác phối kết hợp với các lực lượng trong và ngoài Ngành hải quan đối với công tác điều tra, xử lý những vụ buôn lậu, những doanh nghiệp nợ đọng tiền thuế xuất, nhập khẩu với số lượng lớn chây ỳ, bỏ trốn, không để nợ thuế mới phát sinh, xử lý nợ đọng thuế...
Quán triệt tư tưởng cho toàn thể cán bộ công chức trong đơn vị về tình hình phát triển kinh tế, xã hội, những khó khăn, thách thức do sự biến động về kinh tế; đẩy mạnh công tác chống thất thu thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập là vấn đề then chốt; tạo điều kiện thông thoáng khâu trước thông quan hàng hóa và quản lý, kiểm tra chặt chẽ khâu sau thông quan; tạo lập môi trường kinh doanh bình đẵng giữa các
doanh nghiệp, chú trọng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính; kiến quyết xử lý đối với các doanh nghiệp cố tình gian lận, trốn thuế gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước.