Nội dung chống thất thu thuế nhậpkhẩu trong lĩnh vực hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống thất thu thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh long an (Trang 28 - 34)

1.3.4.1. Xác định số thuế thất thu hàng năm

Gian lận thuế trong việc áp mã số thuế để xác định thuế suất của hàng hóa nhập khẩu:

Việc áp mã hàng hóa thực hiện theo phương pháp GATT, trị giá hàng hóa nhập khẩu được áp dụng một cách tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá hải quan, các tài liệu kỹ thuật, catalogue... Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp thuế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai báo của doanh nghiệp nên doanh nghiệp đã thực hiện hành vi mô tả sai tên hàng hóa, tính chất hàng hóa trên tờ khai Hải quan, đưa hàng hóa từ mã số có thuế suất cao về mã số có thuế suất thấp để gian lận trốn thuế.

Hiện nay, biểu thuế nhập khẩu còn nhiều dòng hàng với cùng một tên gọi, cùng một mã số nhưng khi phân chia theo phân nhóm thì có phân nhóm có thuế suất nhập

khẩu, có phân nhóm có thuế suất 0%, các doanh nghiệp phần lớn khi áp mã thường áp vào phân nhóm có thuế suất thấp hoặc bằng 0% để trốn thuế; hoặc DN lợi dụng sự thông thoáng của chính sách pháp luật trong việc thông quan hàng hóa DN khai sai tên hàng, chủng loại; hoặc cũng có thể có một loại hàng hóa thông thường nhìn bằng cảm quan thì không thể xác định chính xác thành phần cấu tạo, tính chất lý hóa, công dụng… nếu không thực hiện phân tích, phân loại để xác định mã số thì rất khó xác định mức thuế suất áp dụng cho loại hàng hóa này.

Ví dụ: Thép nhôm kẽm thuộc phân nhóm 7210.60 thuế suất nhập khẩu từ 10% - 20%, doanh nghiệp khai báo thành Thép tráng chì thuộc phân nhóm 7210.20 thuế suất 0%.

Gian lận thuế trong việc xác định trị giá hải quan:

Chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện hành quy định nhiều mức thuế suất khác nhau, đặc biệt đối với thuế suất thuế nhập khẩu. Việc thiết kế nhiều mức thuế suất trong biểu thuế xuất nhập khẩu gây khó khăn cho cơ quan hải quan trong việc xác định trị giá hải quan, bởi vì người khai hải quan luôn tìm cách để chuyển hàng hóa có mức thuế suất cao về hàng hóa có mức thuế suất thấp hơn để trốn thuế nhập khẩu. Xác định giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng được xác định theo quy định của pháp luật về trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, nhưng giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có thể khác với việc xác định trị giá hải quan (Điểm 1, 2 Điều 9 Luật thuế XK, thuế NK) bởi vì giá tính thuế là giá thực thanh toán theo giá ghi trên hợp đồng nên doanh nghiệp rất dễ gian lận qua giá tính thuế.

Khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan có hiệu lực thì 70% lô hàng nhập khẩu được miễn kiểm tra thực tế. Các doanh nghiệp được thực hiện tự khai báo hải quan về thuế suất, trị giá hải quan, tiền thuế nhập khẩu hàng hóa, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm đối với pháp luật về nội dung đã khai báo. Để thực hiện gian lận thuế nhập khẩu quan trị giá tính thuế, các doanh nghiệp thường khai báo trị giá thấp đối với những hàng hóa có thuế suất nhập khẩu cao, hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, nhạy cảm, hàng hóa hay biến động; hoặc khai tăng trị giá giá tính thuế so với giá thực tế của hàng hóa NK để tăng vốn đầu tư nhằm mục đích chuyển lậu lợi nhuận ra nước ngoài như các Công ty đa quốc gia, Công ty mẹ - Công ty con. Ngoài ra, các DN thường không khai báo các khoản phải cộng như: chi phí bảo hiểm, hoa hồng, môi giới… DN chỉ khai báo giá tính thuế theo giá đã ký kết trên hợp đồng…

Việc áp dụng Hiệp định trị giá GATT/WTO đã tạo bước ngoặt cơ bản cho hệ thống xác định trị giá tính thuế hiện hành ở Việt Nam, một mặt vừa đảm bảo tính công bằng về nghĩa vụ thuế và thực hiện cam kết quốc tế, mặt khác tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trong thời gian qua có khá nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách này để gian lận thuế qua trị giá hải quan. Các hành vi gian lận thường được các doanh nghiệp thực hiện dưới các hình thức như: dựa vào các loại hàng hóa tương tự, giống hệt của các doanh nghiệp đã nhập khẩu trước đó mà cơ quan hải quan đã chấp nhận trị giá khai báo; hoặc doanh nghiệp hợp thức hóa chứng từ đầu vào từ phía nước ngoài như: invoice, C/O, Hợp đồng mua bán, chứng từ thanh toán,…để khai báo trị giá thấp, thuế suất ưu đãi thấp….hoặc doanh nghiệp lợi dụng sự phân luồng tờ khai của hệ thống thông quan tự động để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan hải quan…

Đối với Cục hải quan địa phương để xác định trị giá hàng hóa từ nước ngoài rất khó khăn, phần lớn các Cục Hải quan thông qua Tổng Cục Hải quan xác định tính hợp lệ của C/O từ nước ngoài. Do đó, nếu DN cùng thống nhất với nhau trong việc khai báo trị giá hàng hóa cùng một mức giá thấp hơn cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, nhất là trong giai đoạn hiện nay các DN có xu hướng thực hiện việc chuyển giá để chuyểnlợi nhuận ra nước ngoài thông qua việc nâng cao chí phí như khấu hao, chi phí quản lý…

Gian lận định mức:

Định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư nhập khẩu do doanh nghiệp tự xây dựng, kê khai, đăng ký định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công; khai báo nhập nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư trước khi xuất khẩu sản phẩm, nhiều doanh nghiệp đã kê khai định mức cao hơn định mức tiêu hao thực tế. Phần chênh lệch doanh nghiệp sử dụng để sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước hoặc bán nguyên liệu dư thừa vào nội địa.

Trước đây, doanh nghiệp thường gian lận định mức cho một sản phẩm nhưng hiện nay doanh nghiệp gian lận định mức chung (định mức cho một sản phẩm + tỷ lệ hao hụt)/sản phẩm. Theo quy định tại điểm c, khoản 5, Điều 34 của Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ thì: “Phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức sử dụng, tỷ lệ hao hụt nếu thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu thì không phải làm thủ tục hải quan; được miễn thuế nhập khẩu; phải nộp thuế giá trị gia

tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp”. Doanh nghiệp sẽ xây dựng định mức, tỷ lệ hao hụt cho một đơn vị sản phẩm cao vì cơ quan hải quan không đủ thời gian để kiểm tra; mặt khác đây không phải là chuyên môn của cơ quan hải quan nên phần lớn căn cứ trên kết luận của cơ quan giám định để xem xét việc xây dựng định mức và tỷ lệ hao hụt cho một đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, lượng nguyên liệu, vật tư dư thừa tích lũy dần sẽ rất lớn. Ngoài ra “Phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức sử dụng, tỷ lệ hao hụt… không phải làm thủ tục hải quan; được miễn thuế nhập khẩu” nên việc cơ quan hải quan quản lý gặp nhiều khó khăn và doanh nghiệp sẽ tiêu thụ nguyên liệu vào thị trường nội địa nhưng kê khai là phế liệu, phế phẩm.

Hệ thống Vnaccs/Vcis và hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan (ecustoms) không có chức năng để DN khai báo định mức, tỷ lệ hao hụt (định mức chung/sản phẩm và theo quy định DN tự quản lý và tự chịu trách nhiệm đối với định mức, tỷ lệ hao hụt do DN xây dựng) đối với loại hình GC, NSXXK của tất cả các DN trong cả nước nên cơ quan hải quan không thể đối chiếu, so sánh định mức chung/sản phẩm giữa các DN cùng sản xuất một loại hàng hóa, hoặc tương tự; hoặc cùng một DN đầu tư tại các tỉnh khác nhau cùng sản xuất loại hàng hóa…

1.3.4.2. Xác định nguyên nhân thất thu thuế nhập khẩu

Thất thu thuế nhập khẩu có nhiều nguyên nhân gây ra, có thể nguyên nhân mang tính khách quan, nguyên nhân mang tính chủ quan. Tuy nhiên, việc xác định rõ nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế nhập khẩu là một vấn đề rất quan trọng vì giúp cho Nhà nước đề xuất các giải pháp quản lý thuế một cách hữuhiệu.

Nguyên nhân khách quan: - Chính sách pháp luật về thuế:

Là một trong những nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp nợ thuế, không có khả năng thu hồi dẫn đến thất thu thuế nhập khẩu, do một số quy định chưa rõ ràng, cụ thể, chồng chéo trong cách thực hiện dẫn đến việc kê khai thuế bị sai lệch dẫn đến nộp sai số tiền.

- Áp dụng hệ thống thông quan điện tử, thông quan tự động Vnaccs/Vcis trong công tác quản lý thuế nhập khẩu:

Trước đây, thực hiện khai báo thủ công (tờ khai giấy) để làm thủ tục hải quan tốn kém nhiều thời gian và chi phí cho cơ quan hải quan và doanh nghiệp.

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính tiến tới thực hiện khai báo hải quan điện

tử bước đầu đã giải quyết tình trạng ách tắc trong việc thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp nhưng hệ thống thông quan này chưa tích hợp cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp, về giá tính thuế đặc biệt là chưa kết nối giữa các Bộ, Ngành nên gây khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát các chứng từ liên quan đến hồ sơ hải quan (chứng từ giả). Hiện nay, Ngành hải quan thực hiện hệ thống thông quan hàng hóa tự động Việt Nam (VNACCS) và hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin tình báo (VCIS) do Nhật Bản tài trợ cho Hải quan Việt Nam có nhiều điểm mới và thay đổi so với hệ thống thông quan điện tử trước đây. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp không chấp hành tốt pháp luật lợi dụng sự phân luồng tự động của hệ thống (có mục lục giải thích việc phân luồng xanh, vàng, đỏ) để khai sai tên hàng, mã số, thuế suất để gian lận trốn thuế gây thất thu thuế nhập khẩu; hoặc doanh nghiệp nghi ngờ cơ quan hải quan kiểm tra thì thực hiện khai báo bổ sung theo đúng tên hàng, mã số, thuế suất… của hóa nhập khẩu với lý do khai báo nhầm lẫn; hoặc doanh nghiệp khai báo tại Chi cục hải quan khác nhằm trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát… Đây là một trong những hành vi khá phổ biến vì nếu cơ quan hải quan không có sự phối hợp tốt, kiểm tra chặt chẽ đối với các doanh nghiệp trên cơ sở thông tin thu thập được của hệ thống, chính sách hàng hóa… thì doanh nghiệp sẽ trốn thuế nhập khẩu gây thất thu thuế nhập khẩu cho ngân sách Nhànước.

- Chính sách miễn thuế xuất nhập khẩu (XNK) chưa rõ ràng, gây khó khăn cho công tác quản lý thuế.

Các trường hợp được miễn thuế theo tiêu chuẩn quy định gồm: hàng tạm nhập, tái xuất và hàng hóa quá cảnh; hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế theo chính sách ưu đài đầu tư nước ngoài của Chính Phủ… Theo quy định này, cho phép nhiều nguyên liệu thô và bán thành phẩm được miễn thuế tùy từng trường hợp sử dụng cho thấy cùng một loại hàng hóa, nhưng được đối xử về thuế rất khác nhau bởi nó tùy thuộc vào mục đích sử dụng cuối cùng và các đặc điểm khác không xuất phát từ tính chất của hàng hóa. Bên cạnh đó, chính sách ưu đài thuế XNK chưa rõ ràng, lồng ghép các chính sách thương mại hàng hóa, khiến các DN lợi dụng chính sách để trốn lậu thuế. Theo quy định, có nhiều trường hợp miễn thuế, ưu đãi thuế XNK tạo sự phức tạp về các trường hợp miễn thuế, ưu đãi thuế XNK dẫn tới tình trạng không rõ ràng trong chính sách ưu tiên, miễn giảm thuế XNK, gây thất thu thuế, cản trở đàm phán trong ký kết hiệp định quốc tế.

Nguyên nhân chủ quan:

- Công chức Hải quan trong công tác quản lý thuế nhập khẩu:

Hiện nay, toàn Ngành hải quan áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro trong việc kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu; tạo điều kiện thông thoáng khâu đầu vào và tập trung kiểm soát các khâu trong và sau thông quan hàng hóa nhằm rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, giảm hao phí cho doanh nghiệp nhưng việc quản lý của cơ quan hải quan phải hết sức chặt chẽ. Do đó, trong quá trình kiểm tra hồ sơ hải quan thì công chức phải đối chiếu các văn bản quy định của các Bộ, Ngành có liên quan đặc biệt Biểu thuế có nhiều dòng hàng, có tên gọi tương tự nhau, có mã số gần giống nhau nhưng thuế suất nhập khẩu lại khác nhau… và với sự áp lực thông quan hàng hóa nhanh chóng thì việc xãy ra sai sót, dẫn đến thất thu thu thuế nhập khẩu là có thể xãy ra. Mặc khác, đạo đức công vụ của công chức hải quan cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến gây thất thu thuế nhậpkhẩu.

Sự phối hợp giữa các đơn vị trong nội bộ Cục Hải quan:

Trong giai đoạn hiện nay, việc trao đổi, thu thập, cung cấp thông tin giữa các bộ phận trong Cục Hải quan là vấn đề hết sức cần thiết bởi vì việc quyết định kiểm tra hàng hóa do Chi cục trưởng hải quan hoặc Cục trưởng. Nếu thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, sự phối hợp chặt chẽ trong nội bộ và ngoài ngành thì sẽ mang lại hiệu quả trong công tác chống thất thu thuế nhập khẩu; ngược lại, gây phiền hà cho doanh nghiệp, uy tín của cơ quan hải quan… thậm chí thiệt hại cho doanh nghiệp thì người ra quyết định chịu trách nhiệm. Do đó, các đơn vị trong cùng một Cục Hải quan phải kết hợp chặt chẽ; và tốt nhất là có sự phối hợp, thu thập thông tin giữa các Cục Hải quan địa phương, các đơn vị chức năng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại thì công tác chống thất thu thuế có hiệu quảcao.

- Ý thức chấp hành pháp luật của DN:

Bên cạnh những DN chấp hành tốt pháp luật , góp phần thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ngày càng phát triển mang lại lợi ích cho đất nước, giải quyết việc làm cho người dân, nâng cao đời sống xã hội, cùng Nhà nước và công đồng chăm lo đời sống cho những người dân còn khó khăn. Tuy nhiên, một số DN không chấp hành tốt pháp luật luôn tìm cách vận dụng tối đa kẽ hở của pháp luật để gian lận, trốn thuế… hoặc dùng các thủ đoạn khai báo gian dối để hạ thấp trị giá khai báo, khai không đúng tên hàng… để nhập khẩu hàng hóa, bán giá thấp gây bất ổn nền kinh tế hoặc bán hàng hóa ra thị trường để thu lợi do được miễn thuế, ân hạn thuế và bỏ trốn.

Thất thu do khe hở của chính sách thuế

Lợi dụng chính sách ân hạn thuế, miễn thuế hàng hóa nhập khẩu:

Các doanh nghiệp dựa vào quy định của pháp luật về ân hạn thuế đối với doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, hoặc chính sách miễn thuế đối với loại hình GC, NSXXK… Các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam sau đó bán ra thị trường trong nước để tiêu thụ rồi bỏ trốn.

Có một số trường hợp DN lợi dụng chính sách ưu đãi đầu tư đối với loại hình GC, NSXXK thuê giám đốc người nước ngoài, thiết lập các Công ty có quy mô nhỏ; thường xuyên thay đổi tên và địa chỉ, mã số thuế khi làm thủ tục hải quan; khai báo hàng hóa có thuế suất cao nhưng trị giá nhỏ để được hệ thống phân luồng xanh hoặc vàng nhưng thực chất là hàng hóa khác có trị giá lớn, nếu không bị cơ quan hải quan chuyển luồng để kiểm tra hàng hóa thì DN nhập khẩu hàng hóa về đem bán vào nội địa; nếu cơ quan hải quan chuyển kiểm tra hàng hóa thì DN từ chối nhận hàng do đối tác gởi nhầm hàng hóa và xin hủy tờ khai, xin tái xuất trả cho nước ngoài.

Chính sách miễn thuế nhập khẩu chưa rõ ràng, lồng ghép vào chính sách thương mại hàng hóa, tạo điều kiện để các DN lợi dụng chính sách để gian lận, trốn thuế gây thất thu thuế nhập khẩu. Chẳng hạn như nguyên liệu nhập khẩu để gia công, NSXXK thì được miễn thuế, ân hạn thuế nhập khẩu; hay khi DN chuyển đổi mục đích sử dụng thì thời hạn nộp thuế tính từ khi mở tờ khai hải quan mới. Như vậy, DN có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống thất thu thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh long an (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)