Tình hình hoàn thuế, không thu thuế đối với loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu (NSXXK); các doanh nghiệp không đủ điều kiện để ân hạn thuế nhập khẩu 275 ngày thì phải nộp thuế ngay hoặc quá 275 ngày mà chưa có sản phẩm xuất khẩu, hoặc lượng nguyên liệu kiểm tra tại doanh nghiệp không còn tồn kho thì doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT. Khi doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm và nộp đầy đủ chứng từ theo quy định thì cơ quan hải quan ban hành quyết định hoàn thuế, không thuế cho doanh nghiệp. Còn đối với trường hợp miễn thuế nhập khẩu, xét miễn thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Long An đối với loại hình gia công, nhập khẩu máy móc tạo tài sản cố định. Đối với loại hình NSXXK và GC, doanh nghiệp thường xây dựng định mức và tỷ lệ hao hụt cao hơn thực tế nhằm trốn thuế nhập khẩu và bán lượng nguyên liệu, vật tư dư thừa vào thì trường nội địa; hoặc cơ quan hải quan quản lý tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp không chặt chẽ thì doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc… bán vào thì trường nội địa rồi bỏ trốn, vì đối với hai loại hình này doanh nghiệp được phép thuê đất, nhà xưởng, máy móc thiết bị và chưa có sự ràng buộc cụ thể đối với trách nhiệm của doanh nghiệp. Đây là hai loại hình dễ gây thất thu thuế nhập khẩu.
Đối với cơ quan hải quan thì việc xây dựng định mức, tỷ lệ hao hụt trong quá trình sản xuất thuộc về kỹ thuật cần có chuyên môn sâu trong lĩnh vực này; một số doanh nghiệp không chấp hành tốt pháp luật lợi dụng vào việc phân luồng tờ khai của hệ thống để khai báo chủ yếu tập trung vào luồng xanh để gian lận trọng lượng, số
lượng hàng hóa để thu lợi bất chính; hoặc loại hình NSXXK lợi dụng nguyên liệu từ nguồn nhập khẩu kinh doanh để kết hợp và sản xuất hàng hóa để xuất khẩu và nhận hoàn thuế nhập khẩu đối với loại hình NSXXK, bởi vì nguồn nguyên liệu, vật tư nhập khẩu về doanh nghiệp tự quyền quyết định, nếu bán vào thị trường lượng nguyên liệu, vật tư trong vòng hai năm không hết hoặc không được, khi doanh nghiệp đưa vào sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thì được hoàn thuế nhập khẩu, nếu cơ quan hải quan không kiểm soát được việc hạch toán chứng từ, sổ sách kế toán đối với lượng nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu và thực tế đã bán và nếu doanh nghiệp nhập nhiều khai ít, khai không đúng tên hàng, thuế suất… thì việc hoàn lại số thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp sẽ làm giảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp số liệu số thuế thất thu từ năm 2015 - 2018
Năm Tổng số tiền thuế thất thu (tỷ đồng)
2015 58,42
2016 33,92
2017 26,03
2018 65,78
(Trích nguồn báo cáo năm 2015-2018 của Cục Hải quan Long An)
Thực hiện công tác chống thất thu thuế nhập khẩu, Cục Hải quan Long An đề ra nhiều giải pháp như: kiểm tra tờ khai phân luồng xanh có thuế suất cao, mặt hàng nhạy cảm; doanh nghiệp thường xuyên hủy tờ khai có thuế do hệ thống phân luồng vàng hoặc đỏ; thu thập thông tin doanh nghiệp để đánh giá việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, trên cơ sở đó thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp; các Chi cục kiểm tra chặt chẽ hồ sơ ngay từ khâu đầu vào, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thông quan hàng hóa nhanh chóng cho doanh nghiệp, cung cấp thông tin kịp thời cho Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội kiểm soát những dấu hiệu vi phạm của doanh nghiệp mà tại khâu tiếp nhận tờ khai chưa thực hiện được…
Công tác kiểm tra sau thông quan đang trong giai đoạn ổn định (bắt đầu thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan năm 2008), Lãnh đạo và công chức hải quan đã có kinh nghiệm trong công tác kiểm tra hồ sơ hải quan, chứng từ kế toán, sổ sách kế toán… Tuy nhiên, biên chế không tăng qua 5 năm nhưng nhiệm vụ ngày càng nặng nề bởi vì tốc độ phát triển kinh tế của Tỉnh tăng do Tỉnh thành lập nhiều khu – cụm công nghiệp, số lượng doanh nghiệp đến làm thủ tục ngày càng nhiều, số tờ khai tăng lên cùng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa,… Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai báo hải quan ngày càng thay đổi nhanh chóng từ khai báo hải
quan thủ công sang khai báo từ xa, khai báo điện tử và tiến đến thực hiện khai báo điện tử và hệ thống tự động thông quan. Ngành Hải quan thực hiện chủ trương chuyển tiền kiểm sang hậu kiểm, vì vậy tỷ lệ tờ khai luồng vàng (kiểm tra chi tiết hồ sơ) và luồng đỏ (kiểm tra thực tế hàng hóa) ngày càng giảm. Thực tế tại Bảng 2… tỷ lệ hồ sơ hải quan được cơ quan hải quan kiểm soát trực tiếp qua công tác kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa giảm mạnh từ 35,82 % năm 2015 chỉ còn 24% năm 2018. Do đó, về phía doanh nghiệp ngày càng thuận lợi, thủ tục hành chính ngày càng giảm nhiều nhưng phía cơ quan hải quan thực hiện nhiệm vụ ngày càng nặng nề, phức tạp và đầy rủi ro; nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa khâu trước – trong thông quan với khâu sau thông quan thì khả năng xãy ra thất thu thuế nhập khẩu rất lớn.
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp số liệu tỷ lệ phân luồng tờ khai trên tổng số tờ khai từ năm 2015-2018.
Năm 2015 2016 2017 2018
Tổng số tờ
khai 203.482 294.682 355.608 436.045
Phân luồng Phân luồng Phân luồng Phân luồng
Xanh Vàng Đỏ Xanh Vàng Đỏ Xanh Vàng Đỏ Xanh Vàng Đỏ
130.584 61.068 11.830 216.234 67.307 11.141 268.189 78.283 9.136 331.035 94.929 10.081
Tỷ lệ (%)
64,18 30,01 5,81 73 23 4 75,4 22 2,6 76 22 2
(Trích nguồn báo cáo năm 2015-2018 của Cục Hải quan Long An)
Trong giai đoạn từ năm 2015 – 2018, qua bảng thống kê 2.3 cho thấy số vụ kiểm tra sau thông quan có xu hướng tăng, mức độ sai phạm của doanh nghiệp ngày càng phức tạp như khai sai định mức hoặc khai tăng định mức và tỷ lệ hao hụt thực tế; số lượng tồn kho của doanh nghiệp không phù hợp với số liệu tồn của cơ quan hải quan do doanh nghiệp gian lận trong khai báo hải quan, tiêu thụ nội địa nguyên liệu, vật tư dư thừa không khai báo hải quan…