2.3.3.1. Áp dụng quản lý rủi ro trong công tác chống thất thu thuế nhập khẩu.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, quản lý rủi ro (QLRR) trở thành một công cụ chủ chốt, được nêu tại Công ước Kyoto sửa đổi của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Công ước yêu cầu tất cả các bên tham gia áp dụng phương pháp quản lý rủi ro (QLRR) khi tiến hành các hoạt động kiểm soát hải quan. Đây là bước tiến quan trọng theo hướng áp dụng các kỹ năng quản lý hiện đại của các nước trên thế giới để phù hợp với tình hìnhmới.
Trên thực tế, hải quan các nước đã và đang áp dụng cách tiếp cận hệ thống và nguyên tắc QLRR nhằm tăng hiệu quả trong hoạt động và hợp lý hoá quy trình thủ tục theo hướng cho phép áp dụng các nguyên tắc kiểm tra tối thiểu, tránh can thiệp vào
giao dịch thương mại bình thường của doanh nghiệp. Cụ thể là lựa chọn và lập mục tiêu các lần kiểm tra, kiểm toán thông qua phân tích thông tin dựa trên các cơ sở dữ liệu. Một số công cụ để phân tích dữ liệu cụ thể, gồm:
Phân tích tỷ số: Là nghiên cứu và so sánh về quan hệ giữa dữ liệu trong quá khứ và dữ liệu tại thời điểm được lựa chọn. Các thống kê về các số liệu lịch sử hoặc các phép toán được thực hiện theo chu kỳ thời gian, việc tính toán dựa trên các số liệu thống kê thu thập cũ và mới trong mối tương quan với tổng thể chung của các loại hàng hoá xuất nhập khẩu (XNK) tương tự trong thời điểm kiểm tra, qua đó phát hiện những dấu hiệu doanh nghiệp có gian lận thuế.
Phân tích chuỗi thời gian: Để lập chỉ số được sử dụng rộng rãi trong thông tin công, chẳng hạn như chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số chứng khoán để tất cả các dữ liệu được so sánh theo cùng một cơ sở chung và số liệu đó có thể được kết hợp lại trong so sánh hải quan một cách dễ dàng. Việc sử dụng các biểu đồ đặc biệt hữu ích khi khối lượng số liệu lớn và độ dốc của các đường tuyến tính chỉ ra dấu hiệu về tỷ lệ thay đổi.
Phân tích hồi quy: Sử dụng để dự báo về các giao dịch tương lai của doanh nghiệp khi có đủ thông tin phù hợp trong cơ sở dữ liệu hiện tại của Tổng cục Hải quan hoặc để ước tính tác động của một sự thay đổi chính sách nào đó đối với các giao dịch trong tương lai.
Phân tích tương quan: Tương quan giữa hai biến số chẳng hạn như trị giá hải quan và số thuế đã thanh toán nhằm để xác định mức độ quan hệ trực tiếp giữa chúng. Việc đối chiếu thường được thể hiện dưới dạng một “hệ số” đo sức mạnh của quan hệ tuyến tính giữa các biến số với số 1 là tương quan hoàn hảo. Đây là một công cụ hữu ích đối với hải quan trong hai lĩnh vực về miễn trừ và trốn thuế.
Việc xác định hàng hóa phải kiểm tra thực tế được dựa trên quản lý rủi ro, thu thập thông tin doanh nghiệp, cảnh báo từ hệ thống đối với chính sách hàng hóa, thông qua phân luồng tờ khai của hệ thống. Cơ quan hải quan xem xét, đánh giá hàng hóa có khả năng gian lận, trốn thuế hoặc quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp để quyết định kiểm tra tên hàng, thuế suất, mã số hàng hóa thông qua việc kiểm tra hồ sơ hải quan; hay kết hợp giữa kiểm tra hồ sơ hải quan với kiểm tra thực tế hàng hóa của doanh nghiệp.
Bảng 2.5: Bản tổng hợp số liệu tờ khai luồng vàng phát hiện vi phạm trên tổng số tờ khai được hệ thống phân luồng vàng từ năm 2015 - 2018
Năm Số tờ khai hệ thống phân luồng vàng (kiểm tra chi tiết
hồ sơ) Tổng số tờ khai phát hiện vi phạm Tỷ lệ (%) 2015 61.068 26 0,04 2016 67.307 13 0.01 2017 78.283 11 0,01 2018 94.914 72 0,07
(Trích nguồn báo cáo năm 2015-2018 của Cục Hải quan Long An)
Bảng 2.6: Bản tổng hợp số liệu tờ khai luồng đỏ phát hiện vi phạm trên tổng số tờ khai được hệ thống phân luồng đỏ từ năm 2015 - 2018
Năm Số tờ khai hệ thống phân luồng đỏ (kiểm tra kiểm tra
thực tế hàng hóa) Tổng số tờ khai phát hiện vi phạm Tỷ lệ (%) 2015 1.760 28 1,59 2016 11.141 63 0,56 2017 9.136 15 0,16 2018 10.084 41 0,40
(Trích nguồn báo cáo năm 2015-2018 của Cục Hải quan Long An) 2.3.3.2. Chống thất thu thuế từ công tác kiểm tra sau thông quan
Hệ thống thông quan hàng hóa tự động Việt Nam (VNACCS) và hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin tình báo (gọi tắt là hệ thống VNACCS/VCIS) do Nhật Bản tài trợ cho Hải quan Việt Nam có nhiều điểm mới và thay đổi so với hệ thống thông quan điện tử hiện đang áp dụng như: Chức năng tính thuế tự động được hoàn thiện. Rút ngắn thời gian làm thủ tục bằng cơ chế phân luồng tự động do hệ thống thông quan điện tử được áp dụng ở nhiều khâu (quản lý hàng đi/ đến tại cảng, chỉ tiêu nhập dữ liệu ở VNACCS/ VCIS được tích hợp nhiều hơn các tiêu chí trên vận đơn, bản lược khai vào chỉ tiêu khai báo trên tờ khai); Tăng cường kết nối giữa các Bộ, Ngành thông qua cơ chế một cửa quốc gia; Lấy thông tin của dữ liệu đã đăng ký để khai báo xuất nhập khẩu, thực
hiện đăng ký khai báo trước; Quản lý hàng tạm nhập táixuất…
Việc vận hành hệ thống VNACCS/VCIS dẫn tới những thay đổi lớn về thủ tục và tổ chức thực hiện nghiệp vụ hải quan: thay đổi quy trình, thủ tục hải quan; thay đổi liên quan đến nội dung thuế, thanh toán. Trong giai đoạn đầu triển khai hệ thống này, chắc chắn có những sở hở mà doanh nghiệp không chấp hành tốt pháp luật sẽ lợi dụng để gian lận, trốn thuế gây thất thu thuế nhập khẩu. Do đó, Cục Hải quan Long An tập trung công tác thu thập thông tin doanh nghiệp; phân tích các thông tin liên quan hàng hóa, doanh nghiệp, đối tác, vận đơn… phối hợp chặt chẽ giữa Chi cục hải quan, Đội kiểm soát, Chi cục kiểm tra sau thông quan để thông tin kịp thời đối với những doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Bảng 2.7: Thống kê kết quả chống thất thu thuế qua công tác kiểm tra sau thông quan năm 2015-2018 Năm Tổng số cuộc kiểm tra (cuộc) Tổng số vụ phát hiện vi phạm Tỷ lệ (%) Số tiền thuế ấn định (triệu đồng) Tỷ lệ so với chỉ tiêu Tổng cục giao (+/-)% 2015 30 28 93 20.910 +104,5 2016 48 38 79 16.720 +133 2017 32 31 97 19.750 +219 2018 45 35 78 15.410 +100 Tổng 155 132 85,2 72.790
(Trích nguồn báo cáo năm 2015-2018 của Cục Hải quan Long An)
Năm 2015-2018, kiểm tra 155 cuộc phát hiện 132 cuộc vi phạm, chiếm 85,2% tổng số cuộc kiểm tra, đã thu nộp ngân sách hơn 72,79 tỷ đồng. Các vi phạm chủ yếu từ hoạt động quản lý nguyên liệu, vật tư nhập khẩu gia công; nhập sản xuất xuất khẩu, khai sai mã số, thuế suất,…
2.3.3.3. Chống thất thu thuế từ công tác thanh tra thuế của Hải quan
Căn cứ tính chấp hành pháp luật của doanh nghiệp; loại hàng hóa, thuế suất, chủng loại và đánh giá những kẽ hở của chính sách pháp luật mà doanh nghiệp có thể lợi dụng để gian lân, trốn thuế gây thất thu nhập khẩu và cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra.
Công tác chống thất thu thuế do công tác thanh tra phần lớn thực hiện công việc như: Dữ liệu về tờ khai hải quan, về trị giá hàng hóa XK, NK; Hệ thống thông tin về quản lý rủi ro; Thông tin và danh sách các đối tượng trọng điểm thanh tra do cơ sở dữ liệu từ hệ thống quản lý rủi ro cung cấp; Cơ sở dữ liệu kế toán thuế; Cơ sở dữ liệu về vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật về thuế; Lược khai hàng hóa (e- manifest); Cơ sở dữ liệu về Danh mục, biểu thuế và phân loại mức thuế, mã HS; Các kết quả phân tích phân loại hàng hóa… chủ yếu tập trung kiểm tra hồ sơ hải quan trên cơ sở áp dụng phương pháp thu thập thông tin, phân tích rủi ro trong quy trình kiểm tra giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại các Chi cục hải quan; kết hợp thông tin từ bộ phận chống buôn lậu hoặc các cơ quan khác có liên quan.
Công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều doanh nghiệp lợi dụng cơ chế, chính sách ưu đãi để trốn thuế, nợ đọng thuế, gian lận thương mại lớn, gây thất thu thuế với số lượng lớn. Qua đó, đã chấn chỉnh khắc phục kịp thời, đồng thời kiến nghị với các Bộ, Ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cho phù hợp với các quy định của pháp luật cũng như khẳng định được vị thế của công tác thanh tra, kiểm tra trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao của toàn ngành.
Bảng 2.8: Thống kê số liệu kết quả chống thất thu thuế qua công tác thanh tra năm 2015 - 2018
Năm Số vụ thanh tra
kiểm tra
Số thuế truy thu và phạt vi phạm hành chính (tỷ dồng)
2015 7 1,69
2016 11 5,62
2017 5 3,88
2018 6 46,89
(Trích nguồn báo cáo năm 2015-2018 của Cục Hải quan Long An) 2.3.3.4. Thu hồi nợ đọng và áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế nhập khẩu
Từ ngày 01/7/2013, các doanh nghiệp nhập khẩu thuộc loại hình kinh doanh thì phải nộp thuế ngay trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa. Các loại hình nhập khẩu còn lại như nhập sản xuất xuất khẩu, gia công, tạm nhập- tái xuất, tạm xuất – tái nhập…vẫn còn áp dụng thời gian ân hạn thuế, miễn thuế nhập khẩu,… nên sẽ phát sinh nợ thuế nhập khẩu hoặc gây thất thu thuế nhập khẩu.
Đối với các DN nợ thuế mà còn khả năng thu hồi thì thực hiện biện pháp cưỡng
chế, theo dõi chặt chẽ tình hình hoạt động của các DN thực hiện loại hình gia công, NSXXK vì hai loại hình này không có sự ràng buộc DN một cách chắc chắn. Nếu DN chuyển nguyên liệu và cơ quan hải quan phát hiện những bất thường trong việc nhập nguyên liệu và xuất khẩu hàng hóa thì tiến hành kiểm tra hàng hóa tồn kho, trường hợp DN có chênh lệch nguyên vật liệu tồn kho trên số sách với dữ liệu của cơ quan hải
quan thì tiến hành truy thu, DN cố tình né tránh thì ra quyết định cưỡng chế, dừng làm thủ tục hải quan; hoặc DN thay đổi mục đích sử dụng nguyên liệu thì phải kiểm tra các chứng từ có liên quan để xác định chính xác số thuế phải nộp vào NSNN.
Bảng 2.9: Nợ đọng và công tác thu hồi nợ đọng thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Long An năm 2015-2018
ĐVT: Triệu đồng
STT Số tiền
nợ
Kết quả thu hồi nợ đọng
Số tiền Tỷ lệ (%)
2015 35.815 17.230 48,1
2016 11.561 9.182 79,4
2017 2.395 91,7 3,71
2018 3.479 7,61 0,22
(Trích nguồn báo cáo năm 2015-2018 của Cục Hải quan Long An)
đồng năm 2018. Cục Hải quan Long An đã áp dụng đồng bộ các giải pháp trong đó có cải cách hành chính, hiện đại hóa trong giải quyết thủ tục hành chính cũng như tổ chức tuyên truyền chính sách pháp luật cho cộng đồng doanh nghiệp để cộng đồng doanh nghiệp nắm rỏ và đồng hành với cơ quan hải quan. Đồng thời nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngủ cán bộ, công chức Lãnh đạo cũng như công chức thừa hành. Việc áp dụng các biện pháp cơ bản nêu trên đã cho thấy hiệu quả thiết thực.
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp tổng số thuế thu đạt được qua công tác chống thất thu từ năm 2015 – 2018.
Năm Số thuế thất thu
(tỷ đồng) Số thuế thu được (tỷ đồng) Tỷ lệ (%)
2015 58,42 39,83 68,18
2016 33,92 31,52 92,92
2017 26,03 23,72 91,12
2018 65,78 62,31 94,72
(Trích nguồn báo cáo năm 2015-2018 của Cục Hải quan Long An)