Phân tích tương quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế các doanh nghiệp trên địa bàn huyện vĩnh hưng, tỉnh long an (Trang 74 - 80)

Rà soát các giả định nhằm mục đích xem xét sự vi phạm của các giả định khi thực hiện hồi quy bội. Nếu các giả định sau đây vi phạm cho ta thấy việc phân tích trên là không thích hợp và nghiên cứu không thích hợp.

Sự phù hợp của mô hình: Sự phù hợp của mô hình (F=28.059,Sig=0,000) xem bảng 4.21, ta thấy giả thuyết này không bị vi phạm.

Bảng 4.21: Bảng ANOVA ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 34.545 4 8.636 28.059 .000b Residual 49.554 161 .308 Total 84.100 165 a. Dependent Variable: TTT b. Predictors: (Constant), KT, PL, DDTL, XH (Nguồn: Xử lý từ SPSS 20)

Đa cộng tuyến: Trên bảng 4.22 ta thấy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (0<=VIF<=2), tất cả được thỏa mãn.

Bảng 4.22: Hệ số β (2)

Coefficientsa

Model Collinearity Statistics

Tolerance VIF 1 (Constant) DDTL .777 1.287 XH .677 1.477 PL .876 1.142 KT .703 1.423 a. Dependent Variable: TTT (Nguồn: Xử lý từ SPSS 20)

Hiện tượng tự tương quan: Phần dư là độc lập không xảy ra hiện tượng tự tương quan (Durbin Watson=1,904) nằm trong khoảng (1-3), xem bảng 4.23.

60

Bảng 4.23: Bảng Durbin-Watson

(

(Nguồn: Xử lý từ SPSS 20)

Hiện tượng phương sai thay đổi: chuẩn đoán bằng hình ảnh -ScatterPlot, xem hình 4.1, ta không thấy có quan hệ nào rõ ràng giữa giá trị dự báo và phần dư chuẩn hoá.

Sai số có phân phối chuẩn: Xem trên đồ thị hình 4.2 ta thấy (Mean=2.23E-16 gần bằng 0; Std.Dve=0,987 gần bằng 1), xem như sai số có phân phối chuẩn. Đồ thị 4.5: ScatterPlot (Nguồn: Xử lý từ SPSS 20) Model Summaryb Mode l R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 .641a .411 .396 .55479 1.904 a. Predictors: (Constant), KT, PL, DDTL, XH b. Dependent Variable: TTT download by : skknchat@gmail.com

61

Đồ thị 4.6: Histogram

(Nguồn: Xử lý từ SPSS 20)

Kết luận chương 4

Trong chương 4 trình bày kết quả kiểm định các thang đo thành phần hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại Chi Cục thuế huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An và mô hình nghiên cứu. Kết quả cho thấy các thang đo đều đạt được độ tin cậy qua kiểm định Conbach’s Alpha. Conbach’s Alpha=0,273 thang đo đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp; Conbach’s Alpha= 0,285 thang đo yếu tố xã hội; Conbach’s Alpha=0,145 thang đo yếu tố kinh tế; Conbach’s Alpha=0,197 thang đo yếu tố pháp luật, chính sách về thuế; Conbach’s Alpha= 0,838 thang đo hành vi tuân thủ thuế. Mô hình hồi quy phản ánh tác động của các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An.

Hành vi tuân thủ thuế = 0,273 (đặc điểm tâm lý doanh nghiệp) + 0,285 (yếu tố xã hội) + 0,197 (yếu tố pháp luật) + 0,145 (yếu tố kinh tế).

Thông qua phân tích hồi quy ta nhận thấy rằng yếu tố xã hội có hệ số tác động mạnh nhất (0,285) và yếu nhất là kinh tế (0,145), cụ thể như sau theo thứ tự sau:

62

Biến đặc điểm tâm lý doanh nghiệp (DDTL) có hệ số β chuẩn hóa= 0,273 (Sig=0.000).

Biến yếu tố xã hội (XH) có hệ số β chuẩn hóa = 0,285 (Sig=0.000).

Biến yếu tố pháp luật, chính sách về thuế (PL) có hệ số β chuẩn hóa = 0,197 (Sig=0.003).

Biến yếu tố kinh tế (KT) có hệ số β chuẩn hóa = 0,145 (Sig=0.046).

63

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Trên cơ sở Chương 4 ta có kết quả thống kê mô tả, phân tích hồi quy, kiểm định hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Từ đó trong chương 5 tác giả kết luận và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An để thực hiện khả thi và hiệu quả.

5.1 Kết luận

Nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện cho 182 doanh nghiệp trên địa bàn do Chi cục thuế huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An quản lý. Số quan sát đáp ứng được yêu cầu để ước lượng mô hình là 166 quan sát.

Trước tiên, nghiên cứu đã xác định có bốn nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An gồm: Đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp; yếu tố xã hội; yếu tố kinh tế; yếu tố pháp luật, chính sách thuế.

Nghiên cứu đã xác định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng.

* Đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp

Khen thưởng tuyên dương có thể xem là yếu tố khách quan tác động từ đối tượng bên ngoài, cảm nhận rủi ro khi không tuân thủ có thể xem là yếu tố chủ quan cảm nhận từ chính chủ thể, nhận thức được đối xử bình đẳng có thể xem là sự kết hợp của môi trường, hoàn cảnh đi đến cảm nhận. Cả ba nội dung này đều thuộc nhân tố tâm lý và có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn. Phân tích hồi quy cho biết trọng số của đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp hệ số 0,273 có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế. Cảm nhận rủi ro khi không tuân thủ thể hiện nếu doanh nghiệp nhận định xác suất bị phát hiện khi sai phạm là nhỏ thì có thể họ sẽ ít tuân thủ, ngược lại nếu doanh nghiệp cho rằng khả năng bị phát hiện xử lý khi thực hiện không đúng là lớn và mức xử phạt cao hơn lợi ích

64

khi sai sót thì doanh nghiệp sẽ tăng sự tuân thủ. Khen thưởng, tuyên dương doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về thuế phần nào cũng mang đến sự khích lệ cho doanh nghiệp chấp hành tốt quy định của pháp luật về thuế.

Kết quả này cũng tương tự kết quả tìm được trong nghiên cứu của của Bủi Ngọc Toản (2017).

* Yếu tố xã hội

Yếu tố xã hội như tên gọi của nhân tố này ngoài chủ thể chính là doanh nghiệp thì yếu tố chế tài của pháp luật và sự tác động của xã hội cũng ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Phân tích hồi quy nhận thấy nhân tố yếu tố xã hội hệ số 0,285 có ảnh hưởng cao nhất định đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp.

Kết quả này cũng tương tự kết quả tìm được trong nghiên cứu của của Bủi Ngọc Toản (2017).

* Yếu tố kinh tế

Môi trường kinh tế, lãi suất ngân hàng, lãi suất thị trường, lạm phát, gánh nặng tài chính, chi tiêu của Chính phủ, chi phí tuân thủ là bộ phận của nhân tố Kinh tế. Phương trình hồi quy cho thấy yếu tố kinh tế có hệ số 0,145 có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn. Lạm phát gây nên chi phí đắt đỏ, người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, sức mua giảm, lực cầu giảm, đầu ra của doanh nghiệp gặp khó khăn, hàng tồn kho nhiều, gây thiệt hại cho kinh doanh, hoạt động kinh doanh thua lỗ ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế. Doanh nghiệp sẽ sẵn sàng nộp thuế nếu số tiền thuế không đáng kể. Khi số thuế phải nộp quá lớn doanh nghiệp có khả năng không tuân thủ pháp luật thuế để né tránh hoặc giảm số thuế phải nộp. Hiện nay chính sách thuế ngày càng được rõ ràng, minh bạch luôn đồng hành với doanh nghiệp, giải đáp vướng mắc, đối thoại trực tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính thuế thông qua hệ thống điện tử. Chính vì vậy yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất nhỏ đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp.

Kết quả này cũng tương tự kết quả tìm được trong nghiên cứu của của Bủi Ngọc Toản (2017).

65

* Yếu tố pháp luật, chính sách thuế

Chính sách thuế của Nhà nước và hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sách thuế phù hợp và quản lý thuế tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tuân thủ các quy định về thuế Chính sách thuế minh bạch, đơn giản, ổn định, công bằng, thuế suất phù hợp và quản lý thuế với công chức có chất lượng, tuyên truyền hỗ trợ hiệu quả, hoạt động kiểm tra, xử phạt, cưỡng chế nghiêm minh, thủ tục hành chính công khai rõ ràng có tác động tích cực đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy nhân tố Chính sách thuế, quản lý thuế có hệ số 0,197 ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn. Hiện nay đã có Luật quản lý thuế nhưng chính sách thuế sửa đổi, bổ sung liên tục, còn nhiều bất cập, chồng chéo, thiếu ổn định đã ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp.

Kết quả này cũng tương tự kết quả tìm được trong nghiên cứu của của Bủi Ngọc Toản (2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế các doanh nghiệp trên địa bàn huyện vĩnh hưng, tỉnh long an (Trang 74 - 80)