Về yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế các doanh nghiệp trên địa bàn huyện vĩnh hưng, tỉnh long an (Trang 81)

Tăng cường và nâng cao chất lượng kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế để kiểm tra tính đầy đủ và làm rõ nội dung cần bổ sung trong hồ sơ khai thuế; kịp thời phát hiện những nội dung khai chưa đúng, số liệu khai không chính xác và thông báo cho người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin tài liệu hoặc điều chỉnh hồ sơ kê khai trước khi cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp. Nộp thuế đầy đủ và đúng hạn là nghĩa vụ của người nộp thuế. Do đó, việc cố tình dây dưa, chây ỳ nộp thuế sẽ có ảnh hưởng xấu đến thu nộp và cần phải được chấn chỉnh kịp thời. Mặt khác, việc dây dưa, chậm nộp tiền thuế kéo dài rất có thể là mầm mống của việc chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước, cho nên hoạt động kiểm tra thuế cần phải ngăn chặn những hiện tượng này, nhất là trong điều kiện các cơ sở kinh doanh tự kê khai, tính thuế nộp qua hệ thống điện tử theo quy trình quản lý thu thuế hiện nay.

5.2.4 Về yếu tố pháp luật, chính sách về thuế

Đảm bảo chính sách thuế rõ ràng, chặt chẽ, đồng bộ, minh bạch, đơn giản và tính ổn định. Thực hiện tốt việc hướng dẫn, tuyên truyền những thay đổi về chính sách thuế áp dụng từ những năm trước đến nay, đổi mới hình thức tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật về thuế phù hợp với đối tượng thụ hưởng, nâng cao vai trò

67

ý thức chấp hành pháp luật thuế các cơ sở kinh doanh, động viên khuyến khích người nộp thuế tự giác chấp hành nghiêm chính sách pháp luật thuế trong thực hiện nghĩa vụ thuế. Thực hiện tốt hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tự kê khai nộp thuế điện tử; tăng cường hoạt động cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, nhằm hạn chế hành vi không tuân thủ thuế.

5.3 Khuyến nghị

5.3.1 Đối với Cục Thuế huyện Vĩnh Hưng

Hiện nay, Chi cục thuế huyện Vĩnh Hưng đang thực hiện các quy trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và thực hiện cải cách hành chính tạo sự chuyển biến, nâng cao chất lượng phục vụ của Cơ quan thuế đối với doanh nghiệp, xoá bỏ mọi rào cản, đảm bảo quyền tự do bình đẳng kinh doanh của Doanh nghiệp. Cụ thể, Chi cục Thuế thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết số 35/NQ- CP ngày 16/5/2016 và Chỉ thị số 26/CT-TTg về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và xem đây là lực lượng phát triển nồng cốt của huyện. Cần quan tâm nhiều hơn và dành sự ưu tiên về nguồn lực cho nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn huyện, kiến nghị chính sách ưu tiên tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn, cụ thể là tăng hạn mức tín dụng và ưu đãi về lãi suất và thời hạn cho vay đối với đối tượng doanh nghiệp này.

Tạo thuận lợi về đăng ký thuế và quan tâm đến một số chính sách hỗ trợ liên quan đến thuế trên địa bàn để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, huyện cũng luôn luôn tạo ra sự công bằng về thuế giữa các doanh nghiệp để thúc đẩy sự cạnh tranh, ngăn chặn tình trạng gian lận thuế, trốn thuế, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Nâng cao kiến thức thuế cho doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý thuế.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, việc hiện đại hóa ngành thuế kéo theo yêu cầu hoàn thiện đổi mới bộ máy tổ chức quản lý thuế nói chung và thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng… nói riêng. Để nâng cao hiệu quả

68

hoạt động của bộ máy quản lý thuế đòi hỏi cán bộ, công chức ngành thuế phải có kỹ năng quản lý, trình độ nghiệp vụ chuyên môn tương xứng với yêu cầu đặt ra. Do vậy Chi Cục Thuế Huyện Vĩnh Hưng cần :

Quy định hoàn thành việc chuẩn hoá cán bộ, công chức thuế thông qua thực hiện bảng danh mục mô tả chức danh công việc của từng công chức và cơ cấu ngạch bậc chức danh đối với từng cấp của ngành thuế.

Tổ chức triển khai việc đào tạo nâng cao năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo. Lãnh đạo cấp các Đội cần được đào tạo am hiểu về quản lý thuế hiện đại, có kiến thức kỹ năng quản lý, hoạch định và điều hành thực hiện chiến lược của ngành.

Đào tạo công chức thuế theo hướng chuyên môn sâu, giỏi có khả năng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, kiểm tra hướng dẫn trong lĩnh vực phụ trách, có kinh nghiệm thực tiễn, trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu nghiên cứu.

5.3.2 Đối với Cục Thuế tỉnh Long An

Cục Thuế tỉnh Long An cần thường xuyên rà soát các quy định, các văn bản pháp luật để tham mưu sửa đổi, bổ sung nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính về thuế, rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ thuế, giảm số lượng giấy tờ, cắt giảm thủ tục hồ sơ thuế không cần thiết đối với thủ tục đăng ký thuế, kê khai thuế, miễn, giảm thuế, cần mẫu biểu hóa các thủ tục thuế theo hướng dể hiểu, dể áp dụng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ổn định chính sách thuế trong thời hạn tương đối dài và khắc phục tình trạng chồng chéo với nhau, bật cập trong các văn bản pháp luật.

5.4 Hạn chế của đề tài

Nghiên cứu là một công trình độc lập của tác giả, đã có những đóng góp nhất định về mặt lý luận, giúp cho tác giả hiểu hơn về các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Cũng như bất cứ nghiên cứu nào, nghiên cứu này cũng không tránh khỏi những hạn chế. Nghiên cứu này chỉ tập trung điều tra dữ liệu tại Chi cục thuế huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An.

Một là, tuân thủ thuế là một khái niệm rất rộng và được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Trong đề tài của mình, tác giả chỉ nghiên cứu theo khía cạnh hành vi của người nộp thuế.

69

Hai là, tác giả chỉ thực hiện nghiên cứu trên cỡ mẫu là 182 mẫu (trong đó 166 mẫu hợp lệ) trên địa bàn Chi cục thuế huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An nên chưa đại diện hết cho đám đông nghiên cứu. Vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng thêm về địa bàn nghiên cứu và cỡ mẫu nghiên cứu.

Ba là, do giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ thực hiện lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện vì vậy phần nào ảnh hưởng đến độ tin cậy của các thang đo nghiên cứu.

Bốn là, Thang đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trong nghiên cứu tác giả chỉ dựa vào lý thuyết đã có để xây dựng thang đo.

5.5 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Phương pháp và quy trình nghiên cứu có thể áp dụng cho các Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Long An để tiến hành nghiên cứu hành vi tuân thuế của doanh nghiệp. Nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An.

Kết luận chương 5

Trong chương 5 tác giả nêu lên kết luận về tác động hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp như đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp, yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế và yếu tố pháp luật, chính sách về thuế và đưa ra giải pháp, kiến nghị, hạn chế và hướng tiếp theo.

70

KẾT LUẬN CHUNG

Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế luôn là mong muốn của cơ quan thuế, để đạt được mục tiêu này, bên cạnh sự nỗ lực của công chức, cơ quan thuế cần hiểu rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Nhận dạng và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, từ đó đề ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiêp. Trên cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế và các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, dữ liệu khảo sát, phân tích nhân tố và phân tích hồi quy tuyến tính bội đã xác định được 4 nhân tố và mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn. 4 nhân tố gồm: Đặc điểm tâm lý doanh nghiệp; yếu tố xã hội; yếu tố kinh tế; yếu tố pháp luật, chính sách về thuế. Qua nghiên cứu lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, thực trạng tuân thủ thuế, khảo sát đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại địa bàn và thực tế công việc, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn: Các giải pháp về hệ thống, chính sách thuế của Nhà nước; Các giải pháp thực hiện tại Chi cục thuế huyện Vĩnh Hưng; Các giải pháp hổ trợ về chính sách kinh tế, pháp luật và quy tắc ứng xử của xã hội có liên quan nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu luận văn đã xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn và đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng nói riêng. Mặc dù, tác giả đã rất cố gắng, đầu tư nghiêm túc nhưng vì thời gian, kinh nghiệm thực tế làm việc, nhận định cá nhân và kiến thức có hạn nên luận văn khó tránh khỏi hạn chế, tác giả mong nhận được những góp ý từ Hội đồng và những người quan tâm đến nội dung nghiên cứu để Luận văn được hoàn thiện hơn, những nghiên cứu tiếp theo đạt kết quả tốt hơn./.

71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1.Chi cục Thuế huyện Vĩnh Hưng. Báo cáo tổng kết tính hình thực hiện nhiệm thu ngân sách nhà nước từ năm 2014 đến 2018.

2.Võ Thành Công (2017). Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế

của doanh nghiệp - Trường hợp tỉnh Đồng Nai. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

3.Gangadha Prasad Shukla, Phan Minh Đức, Michael Engelschalk & Lê Minh Tuấn (2011). Cải cách thuế ở Việt Nam hướng tới một hệ thống hiệu quả và công bằng hơn. Ban quản lý kinh tế và xóa đói nghèo khu vực Châu Á và Thái

Bình Dương,1-316.

4.Nguyễn Thị Thanh Hoài & các thành viên (2011). Giám sát tính tuân thủ thuế ở Việt Nam. Chuyên đề nghiên cứu. Hà Nội.

5.Nguyễn Bá Hoàng (2017). Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tại Chi cục Thuế Quận 11, TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học Đại học Văn Hiến. Số 4 (5), trang 13-25.

6. Mai Phương (2019). Long an 10 tháng có 1.400 doanh nghiệp mới thành lập, Long an onlie, kinh tế, truy cập ngày 19/11/2019 của website

http://baolongan.vn/long-an-10-thang-nam-2019-co-tren-1-400-doanh-nghiep- thanh-lap-moi-a85657.html.

7.Quốc hội (2006). Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 19/11/2006. 8.Richard M. Bird và Oliver Oldman (1990). Cải thiện sự tuân thủ thuế,

chương trình giảng dạy kinh tế Fuibright, niên khóa 2011-2013. Biên dịch Kim

Chi, hiệu đính Phan Hiển Minh. Baltimo: Nhà xuất bản Johns Hopkins.

9.Nguyễn Đình Thọ (2013). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh

doanh. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tài chính.

10. Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009). Hoàn thiện hoạt động quản lý thuế của nhà nước nhằm tăng cường hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp- nghiên

cứu tình huống của Hà Nội. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học kinh tế quốc

dân.

72

11. Nguyễn Đức Thành, Vũ Sỹ Cường, Hoàng Thị Chinh Thon (2018).

Mức độ công bằng thuế đánh giá cho Việt Nam 2017. Hà Nội. Nhà xuất bản Hồng

Đức.

12. Võ Công Tiến (2017). Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của

doanh nghiệp tại Chi cục thuế Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn

thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Bùi Ngọc Toản (2017). Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập của doanh nghiệp – nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học - Đại Học Huế. Số 126, tập 5A, trang 18-28.

14. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu

nghiên cứu với SPSS. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

15. Lê Thị Ánh Tuyết (2016). Nghiên cứu ảnh hưởng của thực thi hiệp định trị giá TWO đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tạp chí

khoa học Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh. Số 4(49), trang 83.

16. Đặng Thị Bạch Vân (2014). Xoay quanh vấn đề người nộp thuế và tuân thủ thuế. Tạp chí phát triển & hội nhập (UEF). Số 16 (26), trang 59-63.

Tài liệu tiếng nước ngoài

17. Torgler, B. (2007). Tax compliance and tax morale: theoretical and

empirical analysis, Edward Elgar Publishing.

18. OECD (2004). Compliance Risk Management: Managing and

Improving Tax Compliance. Forum on Tax Administration. Centre for Tax Policy

and Administration.

19. Nicoleta Barbuta-Misu (2011). A review of factors for tax compliance,

Economics and Applied Informaties, Dunarea de Jos University. Faculty of

Economics and Business Administration. Số1, 69 -76.

20. Mohd Rizal Palil (2010). Tax knowledge and tax compliance

determinants in self assessment system in Malaysia. The Degree of Doctor of

Philosophy The University of Birmingham./.

I

PHỤ LỤC 01

PHIẾU KHẢO SÁT THẢO LUẬN NHÓM ĐỊNH TÍNH VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG

ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHỆP

Xin chào Anh/Chị. Tôi là học viên lớp cao học Trường Đại Học Kinh tế

Công Nghiệp Long an đang thực hiện nghiên cứu với đề tài “Các nhân tố ảnh

hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tân Hưng, Tỉnh Long An ”. Căn cứ vào cơ sở lý thuyết từ một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế được trình bày như bên dưới. Rất mong nhận được ý kiến quý báu của anh/chị đối với mức độ phù hợp khi nghiên cứu tác động của các nhân tố này đến tuân thủ thuế của những người đang trực tiếp quản lý tuyên truyền hổ trợ chính sách pháp luật về thuế, công việc kê khai kế toán thuế, hoạt động kiểm tra thuế các doanh nghiệp tại trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng. Mỗi ý kiến của quý vị đều góp phần đáng kể cho sự thành công của nghiên cứu này.

A.Nội dung thảo luận

Thảo luận nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp, mục đích buổi thảo luận nhóm là để điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường 5 nhân tố khảo sát đề ra bảng khảo sát hành vi tuân thủ thuế theo dàn ý thảo luận. Anh\chị có thể chọn bằng cách đánh dấu x vào những nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Những nhân tố mà chúng tôi không liệt kê Anh\chị có thể bổ sung và giải thích rõ về nội hàm của nhân tố này.

1.Đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp

2. Yếu tố xã hội 3.Yếu tố kinh tế

II

4.Yếu tố pháp luật, chính sách về thuế.

Ngoài những nhân tố nêu trên, theo Anh\chị còn nhân tố nào mà Anh\chị cho rằng quan trọng có ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp?

Ý kiến khác:

……….……… ………..

B.Câu hỏi đánh giá thang đo về hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế các doanh nghiệp trên địa bàn huyện vĩnh hưng, tỉnh long an (Trang 81)