Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 85 - 88)

9. Kết cấu luận văn

3.3.1. Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An

Để triển khai thành công kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN theo mô hình Kho bạc điện tử theo định hướng của KBNN Việt Nam thì nhiệm vụ xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của KBNN Long An là hết sức quan trọng, cần phải được quan tâm và chú trọng hàng đầu từ khâu tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo và đào tạo lại cũng như bố trí sắp xếp cán bộ cho phù hợp với từng vị trí công tác. Về yếu tố con người, cần coi trọng những vấn đề sau:

Một là, tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ KBNN Long An, đặc biệt là những người trực tiếp làm công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Những cán bộ được phân công làm công tác này phải là người có năng lực chuyên môn cần thiết, được đào tạo và bồi dưỡng, am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế - xã hội cũng như các cơ chế chính sách của Nhà nước và có trình độ nhất định về

công nghệ thông tin. Đồng thời, những cán bộ này cũng phải có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc. Để thực hiện được những yêu cầu nêu trên, thì KBNN Long An phải rà soát và phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý,... Từ đó, có kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng người. Đồng thời, kiên quyết loại bỏ những cán bộ thoái hoá, biến chất hoặc không đủ năng lực, trình độ.

Hai là, KBNN Long An phải thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ dưới nhiều hình thức như đào tạo tập trung, đào tạo tại chức, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, tổng kết và đánh giá kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên NSNN hàng năm,... để bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ. Song song với việc trang bị kiến thức chuyên môn, thì cũng cần phải trang bị cho cán bộ KBNN Long An các kiến thức về pháp luật, kinh tế, công nghệ thông tin...

Ba là, KBNN Long An cần có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh. Thực hiện chế độ khen thưởng hợp lý, một mặt nó tạo ra các điều kiện vật chất thuận lợi, giúp cán bộ KBNN Long An yên tâm công tác. Mặt khác, phát huy cao hơn nữa vai trò và năng lực của từng cá nhân. Bên cạnh đó, cũng cần xử phạt một cách nghiêm minh đối với những cán bộ cố tình làm trái chính sách chế độ, sai quy trình nghiệp vụ gây thất thoát vốn KBNN.

Bốn là, KBNN Long An định kỳ hàng năm tổ chức các cuộc thi tài năng nghiệp vụ tạo điều kiện cho cán bộ công chức KBNN Long An có dịp củng cố kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi, khích lệ, động viên cán bộ, công chức hăng hái lao động, thúc đẩy mỗi cán bộ, công chức luôn phấn đấu giữ gìn và phát huy được truyền thống đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, cả hệ thống tạo thành một khối vững chắc, cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao.

Năm là, nên cụ thể hóa nội dung kiểm tra và tự kiểm tra thường xuyên hàng quý, định kỳ sáu tháng cho các Kho bạc huyện là nên cần tập trung vào những nội dung gì; Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách đó tại đơn vị như thế nào; Kết quả triển khai đến ngày kiểm tra: đã đạt được kết quả gì; Vướng mắc trong việc triển

khai thực hiện cơ chế, chính sách đó; Các kiến nghị đề xuất của các đơn vị KBNN trong việc thực hiện cơ chế, chính sách đó.

Sáu là, dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động nghiệp vụ KBNN được xây dựng nhằm phục vụ cho công tác kiểm soát chi và tạo điều kiện cho đơn vị giao dịch có thể thực hiện giao dịch chứng từ 24/24, hạn chế đi lại giữa đơn vị và kho bạc, giảm chi phí giao dịch. Để đẩy mạnh việc triển khai vận hành và áp dụng dịch vụ công trực tuyến trong thời gian tới, KBNN Tỉnh Long An cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:

-Tham mưu cho Bộ Tài Chính cần có những quy định pháp luật mang tính bắt buộc đối với các đơn vị, tổ chức sử dụng kinh phí từ NSNN nơi mở tài khoản tham gia thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong quá trình giao dịch với KBNN;từ đó tạo ra việc chủ động trong việc nghiên cứu, phối hợp với KBNN để triển khai dịch vụ công trực tuyến trong việc sữ dụng nguồn lực kinh phí được cấp có thẩm quyền giao; qua đó đơn vị sử dụng ngân sách có kế hoạch chuẩn bị về cơ sở vật chất, nạ tầng kỹ thuật đặc biệt là nguồn lực trong việc tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc triển khai dịch vụ công trực tuyến.

- Xây dựng lộ trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến bắt buộc đối với các đơn vị đủ điều kiện về hạ tầng truyền thông, đội ngủ cán bộ trong toàn tỉnh. Đơn giản hóa thủ tục cấp mới và gia hạn chữ ký số cho các đơn vị sử dụng NSNN.

- Tích cực tuyên truyền thường xuyên về lợi ích của việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến đến các đơn vị giao dịch. Duy trì hỗ trợ triển khai để giúp Kho bạc huyện và các đơn vị giao dịch trong tỉnh trong việc đăng ký tham gia dịch vụ công trực tuyến, hỗ trợ xử lý các vướng mắc trong thời gian đầu triển khai dịch vụ công trực tuyến qua KBNN.

- Trang bị máy móc thiết bị, công nghệ thông tin nhằm đáp ứng hạ tầng phục vụ tốt việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến cho các Kho bạc huyện trong tỉnh.

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ làm nhiệm vụ KSC nhằm nâng cao kỹ năng trong tiếp nhận và trả kết quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến ( giao dịch điện tử) trong hoạt động nghiệp vụ KBNN, nhằm đảm bảo các nguyên tắc, yêu cầu, điều kiện thực hiện giao dịch điện tử, từ đó nâng cao chất lượng động ngủ công chức làm nhiệm vụ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)