7. Kết cấu của đề tài
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng Trung ương Đảng
Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Văn phòng Trung ương Đảng mới đầu chỉ do các đồng chí lãnh đạo đảm nhiệm, sau đó là thành lập các đội, tổ công tác giúp Trung ương, giúp các đồng chí Lãnh đạo Đảng. Trải qua thời gian, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy được rõ nét và đi vào ổn định, có thể tóm tắt một số nét chính như sau:
a. Giai đoạn 1947 trở về trước
Đội Công tác (tổ chức tiền thân của Văn phòng Trung ương) giúp Trung ương về cơ sở vật chất, giao thông, điện đài, tài chính, hành chính.
b. Giai đoạn 1947 - 1986
Đến tháng 5-1947, tại căn cứ địa Việt Bắc, Ban Thường vụ Trung ương đã quyết định thành lập Văn phòng Thường vụ Trung ương do đồng chí Lê Văn Lương làm Bí thư Văn phòng. Quyết định này là một sự kiện đặc biệt quan trọng trong lịch sử phát triển của Văn phòng Trung ương Đảng và văn phòng các cấp uỷ trong cả nước.
* Về chức năng, nhiệm vụ: có 3 giai đoạn thay đổi lớn:
- Từ năm 1947 trở về trước: Giúp TW về cở sở vật chất, giao thông, điện đài, hành chính…
- Từ năm 1947-1979: nghiên cứu tổng hợp, hành chính, cơ yếu, quản trị, tài chính. - Từ năm 1980-1986: nghiên cứu tổng hợp, hành chính, cơ yếu.
* Về cơ cấu tổ chức:
- Từ năm 1947 đến năm 1954 VPTW gồm các bộ phận: Bộ phận nghiên cứu; Bộ phận hành chính - quản trị.
- Sau khi hòa bình được lập lại gồm các đơn vị: Phòng nghiên cứu; Phòng Hành chính; Phòng Quản trị; Phòng Cơ yếu; Phòng ngân sách; Điện đài; Tổ chức cán bộ.
- Đến năm 1961 có các đơn vị: Vụ ngân sách, quản trị tách thành Vụ Tài chính, Phòng sinh hoạt, Phòng Quản trị. Vụ Nghiên cứu tách thành Vụ Nghiên cứu - Tổng hợp,
Vụ Địa phương, các đơn vị khác vẫn giữ nguyên.
- Đến năm 1968 có các đơn vị: Vụ nghiên cứu tổng hợp; Vụ Tài chính; Vụ Hành chính (nhập hai phòng Văn thư và Lưu trữ thành phòng Hành chính); Cục Cơ yếu; Cục Quản trị; Phòng Tổ chức cán bộ; Bộ phận nhà riêng; Tổ y tế 10.
- Đến năm 1980 có các đơn vị: Vụ Thông tin tổng hợp; Vụ Thư ký; Vụ Địa phương 1; Vụ Địa phương 2; Vụ Địa phương 3; Vụ Lưu trữ; Vụ Hành chính - Tổ chức; Vụ Thư từ; Cục Cơ yếu.
c. Giai đoạn 1987 - 1991
Văn phòng Trung ương Đảng thực hiện các nhiệm vụ như giúp Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức điều hành bộ máy; công tác thông tin tổng hợp; công tác văn phòng, văn thư, lưu trữ; công tác thư từ, tiếp dân; công tác cơ yếu; công tác tổ chức, cán bộ; công tác quản trị, tài vụ; công tác đối ngoại của Văn phòng Trung ương Đảng; công tác đoàn thể,…
* Về cơ cấu, tổ chức:
VPTW giai đoạn này gồm có: Vụ Tổng hợp, Vụ Văn thư, Tổ thư từ, Tổ Địa phương I, Tổ Địa phương II, Phòng 6 và làm việc theo chế độ thủ trưởng. Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm tổ chức, lãnh đạo, điều hành công việc chung của Văn phòng và các Phó Chánh Văn phòng giúp việc theo từng mảng việc riêng.
d. Giai đoạn 1991 - 1996
* Về chức năng, nhiệm vụ:
Văn phòng Trung ương Đảng thực hiện các nhiệm vụ như giúp Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức điều hành bộ máy; công tác thông tin tổng hợp; công tác văn phòng, văn thư, lưu trữ; công tác thư từ, tiếp dân; công tác cơ yếu; công tác tổ chức, cán bộ; công tác quản trị, tài vụ; công tác đối ngoại của Văn phòng Trung ương Đảng; công tác đoàn thể,…
* Về cơ cấu tổ chức:
VPTW giai đoạn này gồm: Vụ Tổng hợp, Vụ Địa phương I, Vụ Địa phương II, Vụ Thư từ - Tiếp dân, Cục Lưu trữ, Vụ Tổ chức, Vụ Văn thư, Phòng 6.
đ. Giai đoạn 1996 - 2001
Do yêu cầu tình hình mới, BCT đã ban hành Quyết định số 71-QĐ/TW ngày 01/12/1999 về chức năng, nhiệm vụ của VPTW thay thế Quyết định số 64-QĐ/TW. So với Quyết định 64-QĐ/TW về cơ bản không có sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ mà chỉ bổ sung thêm một nhiệm vụ là “tổ chức khai thác mạng tin học diện rộng của Đảng”.
* Về cơ cấu tổ chức:
VPTW giai đoạn này gồm có: Vụ Tổng hợp, Vụ Địa phương I, Vụ Địa phương II, Vụ Thư từ - Tiếp dân, Cục Lưu trữ, Vụ Tổ chức, Vụ Văn thư, Phòng 6, Trung tâm Công nghệ thông tin.
e. Giai đoạn 2001 - 2006
- Về chức năng, nhiệm vụ:
Giai đoạn này chức năng, nhiệm vụ của VPTW tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 71-QĐ/TW, ngày 01/12/1999 của BCT (Khóa VIII). [28, phần I].
* Về cơ cấu tổ chức
Giai đoạn này cơ bản được giữ như giai đoạn 1996 - 2001. Giai đoạn này VPTW có 11 đơn vị trực thuộc (08 Vụ, 01 Cục, 01 Trung tâm và 01 Phòng), cụ thể là: Vụ Tổng hợp, Vụ Địa phương I, Vụ Địa phương II, Vụ Địa phương III, Vụ Thư ký, Vụ Thư từ - Tiếp dân, Cục Lưu trữ, Vụ Tổ chức, Vụ Văn thư, Phòng Cơ yếu (Phòng 6), Trung tâm Công nghệ thông tin. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ, VPTW thành lập Ban Chỉ đạo công tác Văn phòng cấp ủy, Hội đồng Nghiên cứu khoa học, các đoàn công tác, đoàn Kiểm tra… hoạt động có thời hạn.
+ Tổ chức Đảng và đoàn thể: Đảng bộ VPTW Đảng; Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh.
g. Giai đoạn 2006 - 2011
* Về chức năng, nhiệm vụ:
Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, kiện toàn các các cơ quan tham mưu của Đảng ở Trung ương trong đó có Văn phòng Trung ương Đảng, theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, tinh gọn, bảo đảm tính thống nhất, hệ thống thông suốt. Ngày 11/04/2007, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 45-QĐ/TW về việc hợp nhất Ban Kinh tế Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban Tài chính - Quản trị Trung ương vào Văn phòng Trung ương Đảng.
Ngày 21/8/2007, BCT ban hành Quyết định số 79-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của VPTW. Theo đó “Văn phòng Trung ương Đảng là cơ quan tham mưu, giúp việc BCHTW, BCT, BBT trong tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo của Đảng, phối hợp, điều hoà hoạt động của các cơ quan tham mưu của Trung ương Đảng; tham mưu về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, nội chính; tham mưu về nguyên tắc và chế độ quản lý tài chính, tài sản của Đảng, trực tiếp quản lý tài chính, tài sản của các cơ quan đảng Trung ương và bảo đảm hậu cần phục vụ hoạt động của Trung ương Đảng; đồng thời là một trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo” [30, Điều 1].
So với giai đoạn 2001-2006, Văn phòng Trung ương Đảng được bổ sung thêm một số nhiệm vụ sau khi sáp nhập một số Ban Trung ương về Văn phòng Trung ương như: Tham mưu, tổng hợp và đề xuất ý kiến, thẩm định các đề án, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng trong một số lĩnh vực công tác như: kinh tế - xã hội, nội chính; Nghiên cứu, đề xuất ý kiến về chủ trương, chế độ quản lý tài chính, tài sản của Đảng; Đảm bảo điều kiện vật chất, trang bị kỹ thuật phục vụ hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ lão thành cách mạng và cán bộ diện chính sách và một số điều kiện vật chất khác phục vụ hoạt động của các cơ quan đảng ở Trung ương; một số vấn đề về đời sống của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cán bộ cao cấp và cán bộ, công chức của các cơ quan đảng ở Trung ương; thực hiện nhiệm vụ quan hệ quốc tế về tài chính đối với các đảng, các tổ chức chính trị có quan hệ với Đảng ta; quản lý về quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản…
* Về cơ cấu tổ chức:
Do có sự sáp nhập của các Ban nên cơ cấu tổ chức của VPTW đã có sự thay đổi
(Theo Phụ lục 1 - Giai đoạn 2006-2011).
h. Giai đoạn 2011 - 2016
* Về chức năng, nhiệm vụ:
Sau một thời gian sáp nhập một số ban của Trung ương vào Văn phòng Trung ương Đảng, đứng trước yêu cầu về nâng cao vị trí, vai trò của công tác tham mưu cho Trung ương trong lĩnh vực kinh tế và công tác nội chính, phòng chống tham
nhũng…Trung ương đã ban hành nghị quyết về việc thành lập lại Ban Kinh tế Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, một số vụ, đơn vị trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng được tách ra thành các ban độc lập trực thuộc Trung ương. Ngày 10/04/2012, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 80-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng Trung ương Đảng.
* Về tổ chức bộ máy:
Về cơ bản tổ chức bộ máy của Văn phòng Trung ương không thay đổi nhiều so với giai đoạn trước: Đổi tên Vụ Hành chính thành Vụ Hành chính - Cơ yếu và sáp nhập 2 Vụ Tài chính và Vụ Quản lý đầu tư và xây dựng thành Vụ Tài chính và Quản lý đầu tư, thành lập Văn phòng Đảng ủy và đoàn thể.
Ngày 10/4/2013 Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 189-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Trung ương Đảng và có sự điều chỉnh so với Quyết định 80-QĐ/TW, ngày 10/4/2012, như chuyển một số Vụ thành các Ban Đảng trực thuộc Trung ương: Vụ Kinh tế, Vụ Xã hội, Vụ Nội chính, Vụ Pháp luật và cải cách tư pháp. Cụ thể là bỏ chức năng “tham mưu về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, nội chính”. Và bỏ 2 nhiệm vụ “tham mưu, tổng hợp và đề xuất ý kiến trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, nội chính, pháp luật cải cách tư pháp; Thẩm định các đề án thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội và một số đề án về lĩnh vực nội chính trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư”. Tách nhiệm vụ (4) thành 2 nhiệm vụ: thứ nhất “Chủ trì hoặc phối hợp tham gia xây dựng một số nghị quyết, chỉ thị và một số đề án ...”, thứ hai “theo dõi, đôn đốc, thẩm tra việc chuẩn bị các đề án trình Trung ương…”.
- Cơ cấu tổ chức của VPTW gồm: Các đơn vị cấp vụ, cục và tương đương; các doanh nghiệp (Theo Phụ lục 2 - Giai đoạn 2011-2016).
Từ khi thành lập đến nay, trải qua thời gian xây dựng và trưởng thành, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Văn phòng Trung ương Đảng có nhiều sự thay đổi qua các giai đoạn tách, sáp nhập, giải thể. Tuy nhiên, tựu chung lại thì “Văn phòng Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo của Đảng, phối hợp, điều hoà hoạt động của các cơ quan tham mưu của Trung ương Đảng; tham mưu về nguyên tắc và chế độ quản lý tài chính, tài sản của Đảng, trực tiếp quản lý tài chính, tài sản của các cơ