Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng để trả lời các câu hỏi mà đề tài đã đặt ra. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chính thức với các đối tượng khảo sát là cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty Xổ số Kiến thiết tỉnh Long An. Bốn nội dung chính được thực hiện trong nghiên cứu này là:
(1) Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha.
Trong nghiên cứu việc sử dùng Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của thang đo trong tập dữ liệu theo từng nhóm yếu tố trong mô hình với mục đích tìm ra hệ số tương quan giữa các biến và hệ số tương quan giữa tổng và biến cho một tập hợp các biến quan sát, chỉ giữ lại các biến có sự tương quan mạnh với tổng điểm, đồng thời loại các biến không bảo đảm độ tin cậy trong thang đo. Thang đo được chấp nhận khi có hệ số Cronbach Alpha >= 0.6 Nunnally và Bernstein (1994) và hệ số tương quan biến-tổng (Correctted Item- Total correlation) của biến đo lường >=0.3 Nunnally và Bernstein, (1994)
(2) Phân tích nhân tố khám phá EFA.
Trong nghiên cứu này, tác giả dùng phương pháp trích Principal Axis Factoring với phép xoay Promax. Theo Gerbing và Anderson (1998), phương pháp trích Principal Axis Factoring với phép xoay Promax sẽ phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn là phương pháp Principal Components với phép xoay Varimax.
Với giả thuyết đặt ra là trong phân tích EFA, rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau phải thoả điều kiện trị số KMO (Kaiser-Meryer- Olkin) >=0.5 đây là trị số dung để chỉ sự thích hợp của phân tích nhân tố, nếu trị số này <0.5 thì phân tích nhân tố không thích hợp Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng
Ngọc (2005). Ngoài ra ta dùng kiểm định Bartlett’s test of sphericity để kiểm định giả thuyết là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể, nói cách khác ma trân tương quan tổng thể là một ma trận đơn vị. Nếu giả thuyết này bị bác bỏ Sig<0,05 thì phân tích EFA là thích hợp Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Giá trị hội tụ, trọng số nhân tố >=0,4 sẽ được chấp nhận Gerbing và Anderson (1998) được trích trong Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008) trang 25; Giá trị phân biệt, chênh lệch trọng số >0.3 Nguyễn Đình Thọ (2013) trang 420; Tổng phương sai trích (TVE), khi đánh giá EFA >=50% Nguyễn Đình Thọ (2013) trang 420 tổng này thể hiện các nhân số trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường.
(3) Phân tích hồi quy bội.
Trong nghiên cứu này kiểm định mô hình nghiên cứu dùng hồi quy bội với 4 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc.
Kiểm tra vi phạm các giả định hồi qui
Mô hình hồi qui được xem là phù hợp với tổng thể nghiên cứu khi không vi phạm các giả định. Vì thế, sau khi xây dựng được phương trình hồi qui, cần phải kiểm tra các vi phạm giả định cần thiết sau đây:
-Có liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc - Phương sai của sai số không đổi.
-Phần dư của biến phụ thuộc có phân phối chuẩn
-Không có tương quan giữa các phần dư (tính độc lập của các sai số)
-Không có tương quan giữa các biến độc lập (không có hiện tượng đa cộng tuyến).
Trong đó:
- Dùng kiểm định F để đánh giá sự phù hợp tổng quát của mô hình.
- Công cụ để kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính là đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa (Scatter) biểu thị tương quan giữa giá trị phần dư chuẩn hóa (Standardized Residual) và giá trị dự đoán chuẩn hóa (Standardized Pridicted
Value).
- Công cụ để kiểm tra giả định phần dư có phân phối chuẩn là đồ thị tần số Histogram, hoặc đồ thị tần số P-P plot.
- Công cụ được sử dụng để kiểm tra giả định không có tương quan giữa các phần dư là đại lượng thống kê d (Durbin - Watson), hoặc đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa
- Công cụ được sử dụng để phát hiện tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến là độ chấp nhận của biến (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor - VIF). Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), qui tắc chung là VIF > 10 là dấu hiệu đa cộng tuyến; trong khi đó, theo Nguyễn Đình Thọ (2013), khi VIF > 2 cần phải cẩn trọng hiện tượng đa cộng tuyến.
(4) Kiểm định T-test, Anova.
Trong nghiên cứu này tìm sự khác biệt về động cơ đối với phân nhóm giới tính (phân tích T-test) và phân nhóm theo số năm kinh nghiệm làm việc (phân tích Anova).
(5) Mẫu nghiên cứu
Đối với phương pháp ML, công thức kinh nghiệm xác định kích thước mẫu tối thiểu để chạy hồi quy bội là: n>= 50+8*p với p là số biến độc lập trong mô hình Green (1991) được trích trong Nguyễn Đình Thọ (2013) trang 521 ; đối với EFA, để sử dụng EFA chúng ta cần kích thước mẫu lớn. Vấn đề xác định kích thước mẫu bao nhiêu vẫn chưa có sự thống nhất. Trong EFA, kích thước mẫu thường xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu, (2) số biến được đưa vào phân tích. Hair và cộng sự (2006) được trích trong Nguyễn Đình Thọ (2013) trang 415 mẫu tối thiểu là 50 tốt nhất là 100 và tỷ lệ biến quan sát (Observations)/ biến đo lượng (Items) là 5/1 và tốt nhất là 10/1.
Phương pháp xử lý dữ liệu
Dữ liệu nghiên cứu sau khi thu thập sẽ được xử lí trên phần mềm SPSS 20.0 theo trình tự sau:
Bước 1: Chuẩn bị dữ liệu: Thu thập bảng trả lời, tiến hành làm sạch dữ liệu, mã hóa các dữ liệu cần thiết trong bảng câu hỏi bằng phần mềm SPSS.
Bước 2: Thống kê: Tiến hành thống kê mô tả dữ liệu thu thập được.
Bước 3: Phân tích độ tin cậy: Tiến hành đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha.
Bước 4: Phân tích nhân tố khám phá (EFA).
Bước 5: Phân tích hồi quy: Xác định mối liên hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.
Bước 6: Kiểm định mô hình và kiểm định giả thuyết.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương này tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu, kích thước mẫu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu. Chương 3 gồm những phần chính sau:
Bước một: Nghiên cứu sơ bộ
Thực hiện thông qua phương pháp thảo luận nhóm tác giả nhận thấy có 5 yếu tố thuộc phong cách lãnh đạo chuyển đổi ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên bao gồm : (1) Hấp dẫn bằng hành vi (IB), (2) Hấp dẫn bằng phẩm chất (IA); (3) Quan tâm cá nhân (IC); (4) Động lực truyền cảm hứng (IM); (5) Kích thích trí tuệ (IS). Tác giả sử dụng thang đo nháp (phụ lục 1) làm thang đo sơ bộ tiến hành thảo luận nhóm tập trung để điều chỉnh thang đo, sau đó bộ câu hỏi được đem phỏng vấn thử để điều chỉnh lần cuối trước khi trở thành thang đo chính thức để sau đó tiến hành phỏng vấn trên 150 nhân viên tại Sổ xố Kiến thiết tỉnh Long An.
Bước hai: Nghiên cứu chính thức
Sau khi thực hiện thảo luận nhóm tập trung gồm 05 chuyên gia (nhân viên) đang công tác Xổ số Kiến thiết tỉnh Long An, cho kết quả có 20 biến quan sát thuộc 5 thành phần của yếu tố phong cách lãnh đạo chuyển đổi ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên (4 biến quan sát).
thuận tiện, cỡ mẫu cho nghiên cứu chính thức được thu thập trực tiếp từ 150 nhân viên. Dữ liệu sau khi thu thập sau khi loại bỏ những phiếu khảo sát không hợp lý tác giả đưa dữ liệu vào phần mềm SPSS 20 để phân tích. Phân tích dữ liệu gồm các bước như: phân tích EFA, kiểm định độ tin cậy, phân tích tương quan và hồi quy. Và kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương 4 của đề tài.
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thống kê mô tả và kết quả nghiên cứu định tính