Kết quả nghiên cứu cho thấy 4 thành phần có tác động đến động cơ làm việc từ bên trong là (1) Hấp dẫn bằng phẩm chất (2) Hấp dẫn bằng hành vi (3) Quan tâm cá nhân (4) Kích thích trí tuệ. Do vậy để thúc đẩy động cơ bên trong cần tác động vào 4 nhân tố này lãnh đạo Xổ số kiến thiết tỉnh Long An cần phải thực hiện những điều dưới đây:
5.2.1 Nâng cao động lực làm việc thông qua “Hấp dẫn bằng phẩm chất”
Từ kết quả của nghiên cứu thì yếu tố “Hấp dẫn bằng phẩm chất” có ảnh hưởng cao nhất (0.285) đến động lực làm việc bên trong của nhân viên. Nhằm cải thiện động lực của nhân viên thì lãnh đạo có thể cân nhắc các giải pháp sau đây:
Người lãnh đạo phải hành động khiến nhân viên kính trọng thật sự không phải vì địa vị hay chức vụ. Luôn chịu trách nhiệm với hành động và quyết định của mình. Không bao giờ đổ lỗi cho nhân viên cấp dưới. Việc đổ lỗi tạo cho nhân viên cảm giác người lãnh đạo thiếu bản lĩnh, công việc không còn an toàn. Nếu phát sinh các vấn đề phải là người đầu tiên đứng ra chịu trách nhiệm và giải quyết. Nếu không, sẽ dẫn tới
việc trước tiên là sự thiếu tôn trọng đối với cấp trên của họ và sau đó là nhân viên ngại việc, sợ trách nhiệm thiếu sự tự chủ và sáng tạo. Vì vậy người lãnh đạo nên làm cho cấp dưởi cảm thấy yên tâm trong công việc, tự hào, hãnh diện khi làm việc cùng họ.
Người lãnh đạo luôn là tấm gương gương cho nhân viên, bản thân người lãnh đạo phải là người hi sinh, đóng góp cho tổ chức bỏ qua lợi ích và mong muốn của cá nhân vì mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp. Tất cả phải từ bản thân con người thật của nhà lãnh đạo, không nên qua loa, lấy lệ để tạo phong trào. Khi nhân viên cảm nhận được điều đó từ chính cấp trên của mình, họ có xu hướng sẽ noi theo. Có như thế mới tạo động lực, lôi cuốn cấp dưới cống hiến.
5.2.2 Nâng cao động lực làm việc thông qua” Hấp dẫn bằng hành vi”
Theo kết quả nghiên cứu thì yếu tố “ Hấp dẫn bằng hành vi” là nhân tố có ảnh hưởng thứ hai đến động lực nhân viên. Yếu tố này chỉ tác động khá lớn đến động lực của nhân viên. Để chinh phục nhân viên bằng hành vi thì những hành động của lãnh đạo nói chung phải thể hiện được mình là người nói và làm là song hành.
Nhân viên sẽ có động lực khi người lãnh đạo không ngừng thể hiện mục tiêu và các giá trị quan trọng của mình. Các giá trị này của người lãnh đạo phải hướng đến mục đích của tập thể. Cấp dưới khi hiểu được điều này thường có xu hướng cùng tin tưởng và noi theo lãnh đạo của mình về việc cùng có một ý thức trách nhiệm chung đối với công việc, đối với tập thể.
Khi người lãnh đạo đưa ra các quyết định có liên quan đến cấp dưới của mình cần tế nhị, cân nhắc trước sau các ảnh hường của điều đó lên nhân viên và các cá nhân có liên quan đến quyết định đó. Điều này không chỉ thể hiện được sự quan tâm đến cá nhân mà còn thể hiện được sự tôn trọng cùa lãnh đạo dành cho nhân viên. Nếu quyết định khó khăn mà không còn lựa chọn nào khác cần làm cho nhân viên hiểu về lý và tình của quyết định để cảm thông.
5.2.3 Nâng cao động lực thông qua “Quan tâm cá nhân”
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo là một trong những yếu tố quan trọng giúp đội viên hoàn thành nhiệm vụ. Sự quan tâm không chỉ dừng lại ở những lời động viên, sự thương cảm, tạo điều kiện về
vật chất, mà còn là quan tâm đến đời sống của mỗi nhân viên để kịp thời động viên , khuyến kích khí họ gặp khó khăn hay kích lệ họ để hoàn thành công việc được giao.
Sự tin tưởng giao nhiệm vụ, gợi mở cho đội viên chủ động giải quyết cùng với sự giám sát, hướng dẫn sẽ làm cho nhân viên cảm thấy an tâm và tin tưởng lãnh đạo hơn, làm cho họ mạnh dạn khi giải quyết những công việc thách thức.
Cần khuyến khích, khen ngợi trên tinh thần tôn trọng công sức, thời gian, trách nhiệm của nhân viên đó đối với công việc. Điều quan trọng là càng cụ thể càng có tác dụng kích thích và tạo động lực cho nhân viên. Đối với những phản hồi tiêu cực thì cần thẳng thắn trên nguyên tắc không có ý chỉ trích chê bai mà là chỉ ra cho cấp dưới thấy những yếu kém đồng thời cho họ cơ hội để sửa sai.
5.2.4 Nâng cao động lực thông qua “Kích thích trí tuệ”
Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố “Kích thích trí tuệ” là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên cấp dưới. Tác giả có những đề nghị sau:
Người lãnh đạo cần khuyến khích nhân viên sáng tạo, mạnh dạng trong việc tìm ra cách thức mới trong giải quyết những vấn đề gặp phải, là người đi tiên phong trong việc tìm ra những quan điểm, góc nhìn, cách giải quyết khác nhau cho các vấn đề. Đôi khi có những vấn đề đã cũ, nhưng đặt trong nguồn lực mới, tình huống mới thỉ việc xem lại các vấn đề đó cũng là điều cần thiết để tạo động lực phát triển.
Người lãnh đạo cũng nên khuyến khích nhân viên nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ để tìm ra giải pháp. Và khi giải pháp đó mang lại hiệu quả thì cần khuyến khích động viên hơn nữa. Người nhân viên qua đó có thể cảm nhận được sự tự chủ, trách nhiệm trong công việc mà có động lực làm việc hơn. Việc khuyến khích nhân viên nhìn nhận vấn đề tìm giải pháp mới nên đi kèm với việc người lãnh đạo tạo ra cảm giác an toàn thoải mái cho nhân viên. Nếu không thỏa mãn được điều đó, việc nhân viên không dám mạnh dạn đưa ra góc nhìn và giải pháp mới.