- Vốn nhận ủy thác từ ngân sách tỉnh không phải trả lãi, được lồng ghép với nguồn vốn Trung ương để cho vay đối với hộ nghèo, xuất khẩu lao động, Giải quyết việc làm;
2.2.1.4. Huy động tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân.
Với lãi suất tương đương lãi suất huy động của ngân hàng thương mại Nhà nước trên địa bàn từng thời kỳ, cuối năm 2017 đạt là 79.257 triệu đồng, năm 2018 đạt là 81.562 triệu đồng, tăng 2,82% so với năm 2017 và đến năm 2019 nguồn vốn huy động đạt là 134.894 triệu đồng, tăng 39,53% so với năm 2018 và chiếm tỷ lệ 5,85% tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH tỉnh đây là dấu hiệu rất khả quan và hiệu quả góp phần nâng cao vai trò và vị trí của ngân hàng chính sách xã hội theo đúng chỉ tiêu và kế hoạch mà thủ tướng chính phủ đề ra về sứ mạng và vai trò của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam nói chung và ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang nói riêng trong diều kiện phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay.
Hoạt động huy động vốn này còn nhiều hạn chế do phụ thuộc vào cơ chế huy động tiền gửi của NHCSXH do ngân sách cấp bù phần chênh lệch lãi suất (lãi suất huy động tiền gửi bằng với các NHTM Nhà nước nhưng lãi suất cho vay ưu đãi); vốn huy động từ các địa phương được điều hòa, kế hoạch chung vào nguồn vốn của ngành và do Trung ương phân phối, điều tiết nên phần nào hạn chế tính tự chủ trong việc tìm kiếm nguồn lực tài chính đáp ứng cho nhu cầu vay tại địa phương; mặt khác do không có các chính sách khuyến mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng, thiếu năng lực cạnh tranh so với các chính sách huy động tiền gửi của các NHTM có hệ thống dịch vụ thanh toán liên ngân hàng nhanh chóng và thuận tiện mặt khác có các chính sách hậu mãi, quảng cáo nên việc thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn được giao hàng năm chủ yếu dựa vào mối quan hệ phối hợp hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động NHCSXH.