Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam – chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 25 - 28)

Từ kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới và Việt Nam về nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội, có thể học hỏi và rút ra được nhiều bài học bổ ích cho ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

- Thứ nhất, thường xuyên bám sát chủ trương của Đảng và Nhà nước, chấp hành nghiêm túc Nghị quyết của Ban đại diện Hội đồng quản trị, chỉ đạo điều hành của Ban Giám đốc ngân hàng chính sách xã hội tỉnh để tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng được Chính phủ giao.

- Thứ hai, cho vay phải thông qua các tổ chức trung gian Hội, Đoàn thể trên cơ sở kiểm tra một cách cụ thể các dự án của hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn tránh trường hợp vay vốn sai mục đích từ đó có phương pháp cho vay phù hợp.

- Thứ ba, về lãi suất cho vay, cần phải áp dụng lãi suất ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhưng không để thấp hơn lãi suất thị trường quá nhiều gây tính ỷ lại cho người vay mà nên để mức lãi suất ưu đãi bằng 80% mức lãi suất bình quân của thị trường là phù hợp.

- Thứ tư, về cơ sở hạ tầng, tài chính: Hiện nay cơ sở hạ tầng, tài chính của ngân hàng chính sách xã hội từng ngày được bổ sung nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu. Các cấp các ngành cần tập trung đầu tư, hỗ trợ thêm cho ngân hàng chính sách xã hội để đáp ứng được nhiệm vụ được giao.

- Thứ năm, định hướng cho người dân cách sử dụng nguồn vốn, song song với cho vay vốn là đào tạo nghề và lợi dụng những thế mạnh nhất định tại địa phương để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn vay.

- Thứ sáu, tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ của địa phương về cơ sở vật chất, về vốn, tạo sự chủ động cho ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang phát huy nội lực trong việc huy động nguồn vốn có lãi suất thấp hoặc không trả lãi để cân đối nguồn vốn cho vay các chương trình vay vốn, tránh tư tưởng trông chờ hoàn toàn vào sự cân đối vốn từ Trung ương.

Tóm tắt chƣơng 1

Trong chương 1 này, luận văn tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng chính sách xã hội, chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội. Việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội là yêu cầu khách quan; vừa giúp hộ nghèo và các đối tượng hưởng chính sách được vay vốn thoát khỏi đói nghèo, ổn định xã hội; đồng thời nâng cao uy tín

vị thế của ngân hàng chính sách xã hội. Luận văn đã đưa ra một số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Tiền Giang.

Nội dung nghiên cứu chương 1 làm cơ sở để đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang được trình bày ở chương 2.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam – chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 25 - 28)