Nguyên nhân khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam – chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 67 - 69)

- Vốn nhận ủy thác từ ngân sách tỉnh không phải trả lãi, được lồng ghép với nguồn vốn Trung ương để cho vay đối với hộ nghèo, xuất khẩu lao động, Giải quyết việc làm;

10 2.230 3 2.220 222 1.920 86,1 Cho vay hộ nghèo về nhà ở

2.3.3.5. Nguyên nhân khác.

Tiền Giang vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, hàng năm vẫn phải nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương. Các đơn vị cấp huyện phần lớn phải nhận trợ cấp từ ngân sách tỉnh. Do đó nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách để chuyển bổ sung vốn cho Chi nhánh rất hạn chế.

Đối tượng chính sách được vay vốn ngân hàng chính sách xã hội do cấp xã, phường điều tra, công nhận. Tuy nhiên công tác này còn rất nhiều tồn tại: mất nhiều thời gian đi lại xin xét duyệt của các đối tượng thụ hưởng; cán bộ xã, phường nhiều khi vô tình (vì tiêu chí cho vay không rõ ràng và công tác điều tra thống kê gặp khó khăn) hoặc cố tình (do nể nang, tư lợi cá nhân) mà xác định sai đối tượng thụ hưởng, dẫn đến người cần vốn thì không được vay, người không thuộc diện ưu tiên thì được ưu đãi quá mức. Mặt khác,

việc chỉ định đối tượng vay làm mất đi quyền thẩm định của Ngân hàng và làm hoạt động cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn.

Việc xác định hộ nghèo, cận nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn tại Chi nhánh còn có yếu tố chưa chính xác, do đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về tài chính tại địa phương do xã, phường xác nhận đưa lên chưa kịp thời, trong đó bao gồm cả tính nể nang, cào bằng.

Kết luận chƣơng 2

Trong chương 2 này tác giả đã trình bày về đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang, về địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số, thành phần kinh tế, chính sách phát triển kinh tế của Tỉnh, qua đó đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng chính sách; giới thiệu tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang từ quá trình hình thành và phát triển, mô hình tổ chức hoạt động và phương thức quản lý; đánh giá kết quả thực hiện các chương trình cho vay, chất lượng tín dụng và những nguyên nhân tồn tại, hạn chế về chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang giai đoạn từ năm 2017 – 2019. Hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang không tránh khỏi những vấn đề hạn chế trong việc thực hiện các cơ chế, chính sách, nguồn vốn hoạt động, vai trò của các cấp tham gia quản lý thực hiện chính sách và người sử dụng vốn được thể hiện qua chất lượng tín dụng của NHCSXH Tỉnh là tỷ lệ nợ xấu và số lãi tồn đọng chưa thu; các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng được phân tích từ các lĩnh vực thuộc cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính, điều kiện tự nhiên - xã hội, ý thức của người dân, bản thân các chương trình tín dụng tiềm ẩn rủi ro vì vốn tính cấp phát và phi sản xuất; mặt khác các yếu tố ảnh hưởng thuộc khâu quản lý tín dụng của cả bộ máy tổ chức từ các ngành, các cấp cho đến cán bộ trong hệ thống NHCSXH Tỉnh để làm cơ sở đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ở chương 3 tiếp theo của luận văn.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam – chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 67 - 69)