Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam – chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 29 - 33)

- Tăng trưởng kinh tế: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2019 ước đạt 57.807 tỷ đồng, (giá so sánh năm 2010) tăng 7,24% so với năm 2018, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,37%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,53% và khu vực dịch vụ tăng 6,35% (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); Nếu tách riêng thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 5,84% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 9,73% so cùng kỳ. Trong 7,24% tăng trưởng thì khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp nhiều nhất với 45,32%, khu vực dịch vụ đóng góp 25,96%, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 22,17%, phần còn lại là thuế sản phẩm chiếm 6,55%.

Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 46,9 triệu đồng/người/năm, tăng 3,9 triệu đồng so với năm 2018 (năm 2018 đạt 43 triệu đồng). Tính theo giá USD, GRDP bình quân đầu người năm 2019 đạt 2.037 USD/người/năm, tăng 8,7%, tương đương tăng 163 USD so năm 2018 (năm 2018 đạt 1.874 USD/người/năm).

Cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 36,9% (kế hoạch 37,2%); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 26,8% (kế hoạch 30,0%); khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 36,3% (kế hoạch 32,8%), trong đó thuế sản phẩm là 5,0%. So với năm 2018 tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông lâm và thủy sản giảm 1,7%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng

1,9%, khu vực dịch vụ giảm 0,3% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,1% so cùng kỳ.

- Tài chính – ngân hàng: Ước năm 2019 thu ngân sách 14.743 tỷ đồng, đạt 132,1% dự toán, tăng 22,7% so cùng kỳ; trong đó: thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thực hiện 8.726 tỷ đồng, đạt 109,3% dự toán và tăng 18,5% so cùng kỳ, thu nội địa 8.356 tỷ đồng, đạt 109,8% dự toán, tăng 18,4% so cùng kỳ (trong thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.850 tỷ đồng, đạt 123,5% dự toán, tăng 31,4% so cùng kỳ; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 1.144 tỷ đồng, đạt 87,3% dự toán, tăng 19,3% so cùng kỳ).Tất cả các huyện, thành phố, thị xã đều thu vượt dự toán năm 2019; vượt dự toán cao nhất là huyện Gò Công Tây (vượt 23,1%), kế đến là huyện Tân Phú Đông (vượt 13,6%), huyện Tân Phước (vượt 13,4%)...

Do nhu cầu vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh tăng cao, đồng thời nguồn vốn huy động từ Kho bạc nhà nước tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh tỉnh Tiền Giang không ổn định, tăng, giảm theo từng thời điểm đã ảnh hưởng đến nguồn tiền gửi thanh toán của hệ thống ngân hàng trên địa bàn nên nguồn tiền gửi này có giảm so với đầu năm. Ước đến cuối tháng 12/2019, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 60.725 tỷ đồng, tăng 2.892 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 5%.

Nợ xấu: Ước đến cuối năm 2019 là 270 tỷ đồng, chiếm 0,56% trên tổng dư nợ, so với đầu năm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng 0,005%, tương ứng tăng 36 tỷ đồng.

- Về nông nghiệp: Sản lượng lương thực năm 2019 đạt 4.963.576 tấn, giảm 145,4 ngàn tấn so với kế hoạch đề ra; do bị ảnh hưởng của dịch bệnh trên lúa, thời tiết diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của mưa bão liên tục, giá lúa bình quân giảm từ 7-10%. Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp chỉ tăng 4,67% và giảm 2,54% so với năm 2018. Định hướng của Tỉnh là tập trung đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và xây dựng nông thôn mới; đối với sản xuất nông nghiệp, định hướng tái cơ cấu của ngành Nông nghiệp đến năm 2020, tiếp tục triển khai thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn ở các địa phương, gắn với tăng cường công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sản xuất theo hướng đạt tiêu chuẩn VietGap.

- Lâm nghiệp: Năm 2019, trồng cây phân tán được 1.178,5 ngàn cây các loại, giảm 54,4% so cùng kỳ. Sản lượng gỗ khai thác đạt 45.674 m3, giảm 10,2% so cùng kỳ và sản lượng củi khai thác được 101.751 ste các loại, giảm 43,5% so cùng kỳ. Toàn tỉnh hiện có 2.170 ha đất rừng (không gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng); trong đó đất

rừng phòng hộ 1.310 ha. Giao khoán bảo vệ rừng 1.039 ha cho 145 cá nhân với kinh phí thực hiện 495 triệu đồng. Nhờ chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống cháy rừng trong mùa khô nên năm 2018 trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng. Các địa phương luôn chủ động ứng phó kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”.

- Thủy, hải sản: Nuôi thủy sản: trong năm 2019, tổng diện tích thả nuôi 16.911 ha các loại, đạt 107,1% kế hoạch, giảm 0,1% so cùng kỳ. Thủy sản nước ngọt nuôi 6.969 ha, đạt 110,3% kế hoạch, tương đương so cùng kỳ. Thủy sản nước mặn, lợ được 9.942 ha, đạt 105% kế hoạch, tương đương so cùng kỳ; trong đó: diện tích nuôi tôm 7.322 ha, giảm 0,2% so cùng kỳ.

- Sản xuất công nghiệp: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12/2019 tăng 2,9% so với tháng trước (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,3%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 4%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,9%) và tăng 11,4% so cùng kỳ (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,7%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 2,8%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,4%).

- Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2019 tăng 12,1% so với cùng kỳ, bao gồm: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,3%; ngành sản xuất, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 8,9%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,7%.

- Xuất - Nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2019 đạt 287,9 triệu USD, tăng 1,1% so tháng trước; quý IV/2019 xuất 831,6 triệu USD, tăng 32,2% so cùng kỳ. Năm 2019, trị giá xuất khẩu hàng hóa ước 2.689,3 triệu USD, đạt 101,5% kế hoạch, tăng 9,1% so cùng kỳ, gồm: Kinh tế nhà nước thực hiện 96,6 triệu USD, tăng 23,8%; kinh tế ngoài nhà nước thực hiện 629,5 triệu USD, giảm 9,7%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 1.963,2 triệu USD, tăng 16,1% so cùng kỳ.

- Xây dựng xã nông thôn mới: Tính đến cuối năm 2019 bình quân số tiêu chí đạt được trên địa bàn tỉnh là 15,04 tiêu chí/xã, tăng 0,14 tiêu chí so với năm 2018. Trong đó, có 52/144 xã đạt 19/19 tiêu chí, 18/144 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 68/144 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí và 6/144 xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí. Đối với 23 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020, đến nay bình quân đạt 14,22 tiêu chí/xã. Tuy nhiên, một số tiêu

chí thực hiện còn thấp như: Giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, trường học, môi trường và nhà ở dân cư.

- Thực hiện các chính sách giáo dục, y tế: Giáo dục và đào tạo có bước phát triển, cơ sở vật chất trường, lớp học được quan tâm đầu tư, tổng số trường đạt chuẩn quốc gia 132 trường, năm 2005 Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cho phép thành lập Trường Đại học Tiền Giang; đến nay tỷ lệ người biết chữ đạt 98,67%; tỷ lệ lao động qua đào tạo 44%, trong đó đào tạo nghề là 36,3%.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, các chương trình y tế quốc gia tiếp tục được quan tâm thực hiện, các đơn vị y tế công lập đổi mới cơ chế hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản, gắn với đẩy mạnh xã hội hóa một số dịch vụ y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập. Mạng lưới y tế, đội ngũ y bác sĩ, nhất là tuyến cơ sở tiếp tục được tăng cường, đến 2019 có 89% trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia, tăng 11,32% so với năm 2018.

Chính sách giảm nghèo, tạo việc làm của tỉnh; hàng năm UBND Tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách và Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, triển khai kế hoạch sử dụng vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn; phân bổ các nguồn vốn đối ứng của ngân sách địa phương để triển khai thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động, nhất là lao động nông thôn; chỉ đạo thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chăm lo cho các gia đình chính sách, người có công và đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, Tỉnh đã tiếp tục xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ về mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện đang tiếp tục triển khai thực hiện, trong đó ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh đóng vai trò cung cấp tín dụng chính sách thực hiện Kế hoạch của Tỉnh.

Theo Báo cáo đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và triển khai Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 của Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh Tiền Giang và kết quả thực hiện các mục tiêu giảm nghèo đến năm 2019 trên địa bàn Tỉnh như sau:

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2015 là 10,05% tăng lên đến năm 2019 là 36,3%;

- Tạo việc làm ổn định hàng năm tăng từ 25.000 lao động năm 2015 đến năm 2019 là 41.219 lao động.

- Tỷ lệ thất nghiệp toàn tỉnh năm 2015 là 3,70%, giảm còn 2,60% năm 2019.

- Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 11,04% năm 2015, đến năm 2019 còn 19.472 hộ, tỷ lệ 3,86% so tổng số hộ dân.

Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang đến năm 2019 cơ bản ổn định và có hướng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy còn thấp nhưng trong điều kiện nền kinh tế cả nước còn nhiều khó khăn thì đây là mức tăng trưởng khá cao so mức chung cả nước; các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ được Tỉnh triển khai thực hiện khá tốt, qua đó góp phần tích cực tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; cùng với tăng trưởng ổn định kinh tế, các dự án, chính sách giảm nghèo các chế độ đối với người nghèo, cận nghèo và đồng bào dân tộc được thực hiện tốt, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể góp phần hiệu quả của Chương trình mục tiêu giảm nghèo và là động lực thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam – chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 29 - 33)