Đối với tổ chức Chính trị – xã hội các cấp nhận dịch vụ ủy thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam – chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 86 - 89)

- Phổ biến đến người vay vốn quyền lợi và nghĩa vụ vay vốn, khuyến khích ưu đãi mức đầu tư tiếp theo đối với hộ trả nợ đúng hạn, thực hiện tốt chính sách ưu đãi lãi suất

3.3.3.Đối với tổ chức Chính trị – xã hội các cấp nhận dịch vụ ủy thác.

Tăng cường công tác tuyên truyền cho hội viên hiểu rõ về chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, là sự hỗ trợ theo phương thức tín dụng chứ không phải là vốn cấp phát, xin cho, nâng cao ý thức trách nhiệm hoàn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng.

Chỉ đạo các cấp hội thuộc hệ thống của mình thực hiện tốt công tác “Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng ủy thác cho vay hộ nghèo” theo định kỳ tháng, quý, năm. Chỉ đạo kịp thời quản lý dư nợ, hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội thực hiện các giải pháp đồng bộ, nhằm thực hiện tốt các nội dung ủy thác để củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng.

Có chương trình kiểm tra giám sát đối với các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc thực hiện hợp đồng dịch vụ ủy thác. Làm tốt hơn nữa công tác đào tạo nghề nghiệp, phương thức lồng ghép tổng hợp thông tin ngành dọc.

Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV, thu hồi nợ xấu, lãi tồn đọng. Gắn hoạt động này với chỉ tiêu đánh giá thi đua trong hệ thống Hội, đoàn thể.

Kết luận chương 3

Dựa trên cơ sở đánh giá, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang ở Chương 2 của luận văn và căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020, Định hướng hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 – 2020.

Trong Chương 3, tác giả đề xuất các giải pháp hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để

thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước như: Hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang bằng cách nâng cao vai trò hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp; nâng cao chất lượng hoạt động của các Hội đoàn thể trong việc quản lý vốn do ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh ủy thác; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh; Đề ra các giải pháp về quản lý và xử lý nợ; Giải pháp về công tác thông tin tuyên truyền nhằm đưa hoạt động tín dụng chính sách trở nên xã hội hóa. Đồng thời, tác giả cũng mạnh dạn đề xuất, kiến nghị một số vấn đề với Chính phủ, các Ban ngành, UBND, ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam trong thời gian tới để hoàn thành tốt mục tiêu hoạt động của mình cũng như hoạt động chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội Tiền Giang nói riêng.

KẾT LUẬN

Trên cơ cở lý luận và thực tiển, luận văn đã phân tích các yếu tố hình thành tín dụng chính sách từ lịch sử phát triển kinh tế của đất nước, mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Quốc gia được Nhà Nước cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch và các chính sách hỗ trợ giải quyết những khó khăn trong đời sống cho người nghèo. Để thực hiện hiệu quả mục tiêu của quốc gia về xóa đói giảm nghèo, Chính phủ quyết định tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại và giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Từ việc đánh giá kết quả thực hiện chương trình tín dụng chính sách từ năm 2017 - 2019 của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang cho thấy, đơn vị đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, như tăng trưởng tín dụng hàng năm đã đáp ứng khá tốt nhu cầu vốn phát triển sản xuất kinh doanh, chi phí học tập, giải quyết nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện, nước, vệ sinh...đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thời gian qua. Điều đó đã góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chất lượng tín dụng là vấn đề đáng quan tâm đối với ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Tiền Giang, nợ quá hạn phát sinh nhiều ở các chương trình tín dụng, lãi chậm thu và tồn đọng gia tăng. Muốn đạt được hiệu quả tín dụng chính sách, khẳng định chủ trương đúng đắn của Chính phủ trong việc ban hành chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác điều cần thiết là khâu quản lý để việc thực thi các chương trình có chất lượng, vốn cho vay được bảo toàn và phát triển. Nâng cao được chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách thể hiện trên từng chương trình cho vay, của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam nói chung và Chi nhánh tỉnh Tiền Giang nói riêng thực sự là công cụ tài chính đắc lực của Nhà nước trong việc điều tiết kinh tế và góp phần thực hiện công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam – chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 86 - 89)