Ngăn ngừa nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam – chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 81 - 82)

- Vốn nhận ủy thác từ ngân sách tỉnh không phải trả lãi, được lồng ghép với nguồn vốn Trung ương để cho vay đối với hộ nghèo, xuất khẩu lao động, Giải quyết việc làm;

b. Ngăn ngừa nợ quá hạn.

Trên thực tế có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan làm phát sinh nợ quá hạn. Để ngăn ngừa nợ quá hạn, ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang cần làm tốt các công việc sau:

- Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ cho vay, chính sách tín dụng được Chính phủ ban hành; thường xuyên quan tâm đến chất lượng của công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Đối với từng chương trình cho vay, đối tượng cho vay cần xác định kỳ hạn trả nợ hợp lý để tránh tình trạng thời hạn vay không phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và điều kiện trả nợ của người vay vốn. Cần xác định kỳ hạn trả nợ hợp lý với chù kỳ sản xuất kinh doanh đồng thời quan tâm đến các mặt tác động khách quan ảnh hưởng đến hoạt động hoạt động sản xuất kinh của hộ vay vốn, làm thay đổi kế hoạch trả nợ như các yếu tố môi trường xã hội, kinh tế... để áp dụng các cơ chế gia hạn, lưu vụ, xử lý rủi ro đúng quy định. Đây cũng là biện pháp giảm áp lực về nợ quá hạn đồng thời tạo điều kiện cho người vay thực hiện đúng cam kết đối với Ngân hàng. Ngoài việc tính toán thời gian định kỳ hạn nợ, cán bộ ngân hàng cần nâng cao trình độ thẩm định hồ sơ vay vốn để xác định tính hợp lý, khả thi đối với phương án đầu tư.

- Cần nắm bắt kịp thời các thông tin, mức độ ảnh hưởng đến khoản cho vay khi có những biến động về thiên tai, dịch bệnh hoặc tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn phụ trách quản lý tín dụng. Phân tích cụ thể nguyên nhân và mức độ rủi ro của từng khoản cho vay để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, mức độ tổn thất của món vay.

- Việc phân tích các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn được thực hiện trên cơ sở xác minh thực tế của các thành phần liên quan như chính quyền địa phương, Hội đoàn thể nhận ủy thác, Tổ TK&VV và các ngành liên quan đến từng chương trình cho vay, đối

tượng vay vốn từ đó đánh giá có, chưa hoặc không có khả năng thu hồi để ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh biết rõ tình trạng nợ xấu tiến hành các biện pháp xử lý phù hợp theo quy định.

- Đào tạo cho cán bộ tín dụng về nghiệp vụ phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong hoạt động tín dụng chính sách; trong đó rèn luyện kỹ năng giao tiếp, dân vận là cần thiết đối với công tác quản lý tín dụng chính sách vì đối tượng tham gia quản lý vốn và khách hàng vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội mang tính chất đặc thù. Các chính sách tín dụng của Chính phủ được phát huy hiệu quả cần thiết có sự thông hiểu, đồng thuận từ các cấp quản lý và người sử dụng nguồn vốn cho đến toàn dân.

- Huy động được nguồn vốn cho vay đã khó, nhưng kiểm soát nguồn vốn đó được sử dụng có hiệu quả còn là điều khó khăn hơn. Hiện nay, ngân hàng chính sách xã hội đang quản lý cho vay theo phương thức ủy thác qua các Hội đoàn thể với mô hình Tổ TK&VV, việc kiểm soát vốn tuỳ thuộc vào trình độ quản lý của Tổ. Do vậy, vấn đề bồi dưỡng đào tạo Ban quản lý Tổ là một điều kiện tiên quyết để thực hiện tốt chức năng quản lý Tổ viên sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đầy đủ đúng hạn, ngăn ngừa rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam – chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 81 - 82)