Các mặt đạt đƣợc 1 Về phía ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam – chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 54 - 57)

- Vốn nhận ủy thác từ ngân sách tỉnh không phải trả lãi, được lồng ghép với nguồn vốn Trung ương để cho vay đối với hộ nghèo, xuất khẩu lao động, Giải quyết việc làm;

10 2.230 3 2.220 222 1.920 86,1 Cho vay hộ nghèo về nhà ở

2.3.1. Các mặt đạt đƣợc 1 Về phía ngân hàng.

2.3.1.1. Về phía ngân hàng.

Phải khẳng định sự ra đời của NHCSXH là phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của đất nước nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại để thực hiện các chương trình mục tiêu của Đảng và Nhà nước. Tách bạch hoạt động tín dụng chính sách ra khỏi hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại phù hợp với yêu cầu của

tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng. Việc thành lập NHCSXH để tập trung các chương trình tín dụng ưu đãi có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước trước đây thực hiện tại các ngân hàng thương mại, Kho bạc nhà nước về một đầu mối giúp việc theo dõi, quản lý sử dụng các nguồn vốn tín dụng ưu đãi hiệu quả hơn.

Việc kế thừa có chọn lọc những kinh nghiệm quý báo của Ngân hàng Phục vụ người nghèo trước đây với đội ngũ cán bộ khung của NHCSXH có nhiều năm kinh nghiệm cùng lực lượng cán bộ trẻ năng động, tâm huyết với ngân hàng chính sách xã hội. Cán bộ NHCSXH luôn có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, tâm huyết với ngành, làm việc với phương châm “hết việc không hết giờ”. Đội ngũ cán bộ NHCSXH ngày càng trưởng thành trong hoạt động nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm nghề nghiệp đối với cơ quan, đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách được nâng cao. Đây cũng là yếu tố quyết định đến sự thành công của NHCSXH.

- Dư nợ cho vay hàng năm đều tăng đã khẳng định hiệu quả hoạt động của NHCSXH tỉnh Tiền Giang. Tuy tình hình kinh tế, xã hội từ năm 2017 – 2019 có nhiều khó khăn và kéo theo đó sự khủng hoảng của ngành Ngân hàng nhưng tỷ lệ tăng trưởng dư nợ bình quân của NHCSXH vẫn đạt trên 15%. Dư nợ năm 2018 tăng so với năm 2018 là 26,43% (số tuyệt đối là 173.548 triệu đồng), năm 2019 tăng so với năm 2018 là 15,37% (số tuyệt đối là 127.609 triệu đồng)

- Nợ quá hạn đến cuối năm 2019 đã giảm so với các năm trước, tỷ lệ nợ quá hạn năm 2017 và 2018 là 14,16% (số tiền là 12.406 triệu đồng và 14.163 triệu đồng) đã giảm xuống chỉ còn 1,12% năm 2013 (số tiền là 17.418 triệu đồng). Mặc dù tổng dư nợ tăng trưởng nhanh nhưng quá hạn, nợ khoanh giảm cả về số tương đối và số tuyệt đối, đây là tín hiệu cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh tỉnh Tiền Giang không ngừng được nâng cao, khả năng bảo toàn, và phát triển nguồn vốn của chi nhánh tỉnh Tiền Giang ổn định.

Mô hình quản lý của Ngân hàng chính sách xã hội là mô hình đặc thù có Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp tham gia quản trị, thực hiện cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội, quản lý và thực hiện phù hợp với thực tế, cụ thể:

- Sự quan tâm chỉ đạo của các Cấp ủy, Chính quyền địa phương và Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp, sự phối hợp có hiệu quả của các ngành là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội.

- Việc xây dựng được mạng lưới tổ chức hoàn chỉnh từ tỉnh đến cơ sở giúp cho NHCSXH triển khai thông suốt các chương trình tín dụng chính sách. Đặc biệt Chi nhánh đã phối hợp với Chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở xây dựng được hệ thống Tổ TK&VV hoạt động rất hiệu quả, nhằm giúp các thành viên trong tổ tương trợ lẫn nhau, giám sát lẫn nhau trong sử dụng vốn vay. Tính đến 31/12/2019 toàn Chi nhánh có 3.614 Tổ TK&VV đang hoạt động, các Tổ TK&VV thực hiện quản lý nhiều chương trình cho vay, theo kết quả đánh giá của Chi nhánh và các tổ chức chính trị - xã hội thì trong tổng số Tổ TK&VV đang hoạt động: tổ tốt chiếm 64%, hoạt động khá chiếm 33%, hoạt động trung bình chiếm 3% và không có Tổ xếp loại yếu kém. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành công của Ngân hàng chính sách xã hội.

- Ban Giảm nghèo việc làm cấp xã hoạt động rất tích cực đã hỗ trợ rất lớn cho NHCSXH từ khâu bình xét hộ nghèo đến việc kết hợp công tác hướng dẫn khuyến nông, khuyến ngư, tích cực cùng với Ngân hàng chính sách xã hội giải quyết thu hồi nợ quá hạn nên đã hạn chế tâm lý ỷ lại của hộ vay.

Điểm giao dịch tại xã là mô hình mang tính đặc thù của hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội, tại đây các thủ tục cho vay, công tác thu nợ thu lãi và những khó khăn vướng mắc của người dân được cán bộ Ngân hàng chính sách xã hội giải quyết kịp thời, đồng vốn tín dụng ưu đãi được đưa trực tiếp đến tận tay người dân với thủ tục đơn giản, không phải qua trung gian, tạo mọi điều kiện tốt nhất để hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận trực tiếp với nguồn vốn ưu đãi, thực hiện nguyên tắc dân chủ hóa, công khai hóa. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 161/173 xã, phường và thị trấn có Điểm giao dịch và được Chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi như: bố trí phòng làm việc giao dịch hàng tháng; biển hiệu được đặt tại nơi dễ nhìn, dễ thấy; các thông tin về chính sách tín dụng và danh sách hộ vay vốn được niêm yết công khai. Trong các ngày giao dịch hàng tháng luôn duy trì thường xuyên liên tục các buổi họp giao ban giữa cán bộ Ngân hàng chính sách xã hội với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ trưởng Tổ TK&VV để từ đó nắm bắt thông tin kịp thời, cùng bàn biện pháp giải quyết và tăng cường sự lãnh đạo của Chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm tra giám sát giúp đỡ người vay sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, nhận thức và đổi mới của người nghèo không ngừng được nâng cao, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, được nhân dân tin tưởng và Cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương đồng tình ủng hộ.

Việc ký kết văn bản liên tịch và hợp đồng ủy thác cho vay đối với các tổ chức chính trị - xã hội; hợp đồng ủy nhiệm thu lãi, tiết kiệm đối với các tổ TK&VV đã phát huy được lợi thế rất cơ bản là huy động lực lượng lao động xã hội cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ của Ngân hàng chính sách xã hội, góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Ngân hàng chính sách xã hội đã tiết giảm chi phí hoạt động từ việc sử dụng hiệu quả cánh tay nối dài của mình đó là chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội. Chi nhánh không cần tuyển dụng nhiều cán bộ nhưng thông qua việc ủy thác đã huy động được lực lượng xã hội từ hệ thống chân rết có sẵn của các tổ chức chính trị - xã hội tại xã, phường để thực hiện cho vay, thu lãi nhất là ở vùng sâu, vùng xa, tiết kiệm được chi phí. Với việc ký kết văn bản liên tịch và hợp đồng ủy thác cho vay đối với các tổ chức chính trị - xã hội; Hợp đồng ủy nhiệm thu lãi đối với các tổ TK&VV đã phát huy được lợi thế rất cơ bản là huy động lực lượng lao động xã hội cùng với lượng cán bộ hạn chế của Ngân hàng chính sách xã hội cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ, góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam – chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)