- Vốn nhận ủy thác từ ngân sách tỉnh không phải trả lãi, được lồng ghép với nguồn vốn Trung ương để cho vay đối với hộ nghèo, xuất khẩu lao động, Giải quyết việc làm;
10 2.230 3 2.220 222 1.920 86,1 Cho vay hộ nghèo về nhà ở
2.3.2. Một số hạn chế trong chất lƣợng tín dụng tại Chi nhánh.
Bên cạnh những thành tựu đạt được qua các năm, trong hoạt động của Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang vẫn còn những tồn tại cần phải nghiên cứu để tiếp tục bổ sung, khắc phục và chỉnh sửa để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng của đơn vị tại địa phương.
Thứ nhất, việc tạo lập nguồn vốn để hoạt động chưa ổn định lâu dài. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội chưa thật sự chủ động, phụ thuộc nhiều vào Ngân hàng Chính sách Xã hội Trung ương và việc cấp bù của Ngân sách nhà nước hàng năm.
Thứ hai, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng chính sách tại địa phương còn thấp. Trong tỉnh vẫn còn trên 20% đối tượng khách hàng chưa được ngân hàng chính sách xã hội phục vụ. Nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm rất lớn, tuy nhiên nguồn vốn của chương trình này còn hạn chế chưa đáp ứng được cho các đối tượng theo qui định của Chính phủ. Nguồn vốn cho vay chưa thật sự chủ động, khả năng cung ứng tín dụng
bị hạn chế, tăng trưởng tín dụng hàng năm đều phụ thuộc nhiều từ nguồn vốn ngân hàng chính sách xã hội trung ương.
Thứ ba, mức cho vay thực tế còn thấp. Trong điều kiện nguồn vốn bị hạn chế, một số chương trình cho vay có mức duyệt cho vay bình quân trên một khách hàng thấp hơn rất nhiều mức qui định tối đa. Cho vay hộ nghèo chỉ đạt bình quân 25 triệu đồng/khách hàng, cận nghèo 35 triệu đồng/khách hàng trong khi hạn mức cho vay tối đa là 100 triệu đồng/khách hàng. Cho vay giải quyết việc làm chỉ đạt 40 triệu đồng/khách hàng trong khi hạn mức tối đa là 100 triệu đồng/khách hàng. Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ở mức 25 triệu đồng/năm học. Mức cho vay mỗi công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn chỉ là 10 triệu đồng/1 công trình được thực hiện từ năm 2016, đến nay mức cho vay này quá thấp so với chi phí về nguyên vật liệu, nhân công…
Thứ tư, hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng còn bị hạn chế. Với trình độ có hạn, thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn, nhiều khách hàng vay vốn rồi nhưng chưa biết sử dụng vào mục đích gì để cho có hiệu quả, nếu có thì chỉ là chăn nuôi, buôn bán nhỏ, nhưng điều kiện thực tế của hộ gia đình lại rất tốt. Công tác tuyên truyền vận động, tổ chức tập huấn đào tạo cho đội ngũ tổ trưởng Tổ TK&VV, ban xóa đói giảm nghèo cơ sở ban đầu chưa làm tốt dẫn đến tình trạng một số khách hàng hiểu vốn cho vay của ngân hàng chính sách xã hội như một khoản trợ cấp xã hội, nên nhiều hộ đã sử dụng vốn sai mục đích dùng để chi tiêu cho các nhu cầu sinh hoạt gia đình, thiếu ý thức trả nợ gốc và lãi.
Thứ năm, sự phối hợp với địa phương chưa được tốt. Thiếu cơ chế gắn kết để lồng ghép, phối hợp giữa các chương trình, dự án kinh tế - xã hội trên một địa bàn; giữa hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội với các hoạt động khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao công nghệ ... của các tổ chức Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội.Chất lượng hoạt động các Tổ TK&VV chưa mang lại hiệu quả cao, sự gắn kết giữa các thành viên vay vốn trong công tác sử dụng và quản lý nguồn vốn vay là chưa có nên còn để xảy ra nhiều tình trạng hộ vay trong tổ sử dụng vốn vay chưa đúng mục đích, hiệu quả sử dụng vốn vay thấp. Một số Tổ TK&VV có thành viên liên thôn, liên ấp gây nên rất nhiều khó khăn trong việc quản lý tổ và đi lại của tổ trưởng.
Thứ sáu, cơ chế tín dụng ưu đãi chưa kịp thời bổ sung, hoàn thiện. Việc quản lý, phân bổ vốn bị chồng chéo, trùng lắp, phân tán, làm giảm hiệu quả của các chính sách.
Một hộ được vay vốn của nhiều chương trình với cơ chế ưu đãi khác nhau, dẫn đến dư nợ lớn, khó có khả năng trả nợ hoặc phát sinh tư tưởng ỷ lại và xảy ra một số tiêu cực trong trong việc bình xét và xét duyệt cho vay ở cơ sở. Quy trình và thủ tục cho vay phải trải qua nhiều khâu xét duyệt, nhất là nguồn vốn ủy thác từ địa phương đưa sang, vì vậy mặc dù nhiều khách hàng đã tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi nhưng nguồn vốn đến tay khách hàng chưa kịp thời để trang trải những chi phí cần thiết. Chương trình cho vay giải quyết việc làm có thời gian xét duyệt kéo dài. Thời gian xét duyệt, việc thẩm định dự án cho vay giải quyết việc làm phụ thuộc vào cơ quan Sở lao động thương binh và xã hội hoặc cơ quan thực hiện chương trình chủ trì nên Chi nhánh thường bị động về mặt thời gian. Việc phân bổ vốn, chủ trì thẩm định dự án do nhiều cơ quan thực hiện nên hệ số sử dụng vốn công việc giải quyết việc làm có thời điểm không cao gây lãng phí vốn. Mức vốn cho vay đối với dự án hộ gia đình theo qui định tối đa là 100 triệu đồng, đối với dự án của cơ sở sản xuất kinh doanh tối đa là 2 tỷ đồng. Nhưng thực tế, các dự án đạt được mức tối đa chỉ khoảng 30% do nguồn vốn cho vay còn hạn chế.
Thứ bảy, còn có những bất cập trong thanh tra, giám sát, quản lý vốn ủy thác qua các tổ chức Chính trị – xã hội. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi chưa tốt. Việc chỉ đạo bình xét cho vay công khai chưa tốt dẫn đến hiện tượng lợi dụng vay ké, cho vay không đúng đối tượng. Chi nhánh còn để xảy ra tình trạng xâm tiêu, chiếm dụng vốn trong Tổ chức hội và các Tổ TK&VV. Mặc dù chưa tới mức phổ biến nhưng cũng phải có ngay các biện pháp ngăn chặn kịp thời. Trong thời gian qua tại chi nhánh đã phát sinh 9 vụ Tổ TK&VV xâm tiêu, chiếm dụng vốn với số tiền là 264 triệu đồng. Một số nơi tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình của cán bộ Hội, đoàn thể còn hạn chế, không sâu sát đến từng Tổ TK&VV, bàng quan với hoạt động tín dụng chính sách, thậm chí không nắm được và không cập nhật kết quả hoạt động ủy thác của Hội, đoàn thể mình quản lý. Việc thay đổi nhân sự thường xuyên của các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác dẫn đến năng lực và kinh nghiệm của cán bộ Hội, đoàn thể trực tiếp thực hiện hoạt động ủy thác hạn chế, gây nên chất lượng hoạt động ủy thác chưa tốt.
Thứ tám, cán bộ tín dụng chưa thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay. Cán bộ tín dụng được giao phụ trách địa bàn chưa thường xuyên theo dõi sâu sát các Tổ TK&VV để kịp thời đôn đốc các hộ vay trả lãi và nợ gốc đến hạn đúng theo thỏa thuận cũng như nắm rõ tình hình để ngăn chặn, phát hiện sớm nguy cơ nợ quá hạn, và sớm có biện pháp tháo gỡ kịp thời. Vẫn còn một số cán bộ tín dụng chưa tuân thủ nghiêm túc quy trình thủ tục
cho vay, hồ sơ vay vốn còn thiếu nhiều yếu tố quy định, kiểm tra sau khi cho vay còn hời hợt và chưa tăng cường kiểm tra việc thực hiện các nội dung công việc ủy thác của các tổ chức Hội đoàn thể.
Thứ chín, thời hạn cho vay chưa phù hợp với nhu cầu. Thời hạn cho vay và định kỳ hạn trả nợ cho vay đối với chương trình học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn chưa thật sự hợp lý là một trở ngại rất lớn cho Chi nhánh trong quá trình đôn đốc thu hồi nợ, lãi sau khi sinh viên ra trường.
Thứ mười, công tác xử lý rủi ro cho khách hàng chưa kịp thời. Việc lập hồ sơ và xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan còn chưa kịp thời. Một số nơi hộ vay thực sự bị rủi ro do dịch bệnh cây trồng vật nuôi hoặc do thiên tai, lũ lụt, hạn hán nhưng việc tập hợp hồ sơ còn chậm trễ, dẫn đến việc xử lý nợ bị rủi ro chậm, gây nhiều khó khăn cho hộ vay.
Thứ mười một, chi nhánh chưa quan tâm đúng mức công tác kiểm tra – kiểm toán nội bộ. Đội ngũ làm công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ tại Chi nhánh còn quá mỏng, thiếu kiểm tra đôn đốc, ít đi cơ sở. Công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng của Chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là yêu cầu về tính phát hiện, cảnh báo, phòng ngừa từ xa.
Thứ mười hai, hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng chính sách xã hội còn yếu, Hệ thống công nghệ thông tin chưa được đầu tư đúng mức, dẫn đến khả năng phục vụ các nhu cầu đa dạng của các đối tượng chính sách bị hạn chế.