II. PHẦN NỘI DUNG
3.2.3. Tiến hành tái cơ cấu ngành kinh tế biển đảo, phát huy quyền chủ động của địa
động của địa phương có sự quản lý tập trung của Trung ương, xây dựng có trọng điểm các ngành kinh tế mũi nhọn tại Vân Đồn đảm bảo phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của đất nước để thu hút đầu tư
Vân Đồn cần xây dựng và phát triển một số ngành mũi nhọn phù hợp với lợi thế của vùng đồng thời cũng mang tính đặc trưng khác biệt như: Du lịch, dịch vụ văn hoá và sáng tạo, sản xuất và hậu cần. Đây là một bước chuyển hướng mạnh mẽ cơ cấu sản xuất từ các nghề nông ngư nghiệp đơn giản, thô sơ sang các nghề dịch vụ hậu cần gắn với mục tiêu phát triển bền vững. Đồng thời cũng hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc xây dựng chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo huyện đảo Vân Đồn. Việc xây dựng có trọng điểm các ngành nghề kinh tế mũi nhọn sẽ không chỉ nâng cao chất lượng sống cho người dân ở huyện đảo mà còn góp phần khai thác triệt để các lợi thế từ tự nhiên đồng thời cũng đem lại hiệu quả phát triển kinh tế xã hội bền vững cho tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung. Theo đó cần có kế hoạch phát triển các ngành mũi nhọn
- Phát triển dịch vụ hiện đại
Vân Đồn cần thực hiện các nhóm giải pháp: Thu hút những doanh nghiệp lớn toàn cầu; xây dựng nền tảng cạnh tranh và cơ sở hạ tầng hỗ trợ; cải thiện hệ thống
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sản xuất và hậu cần. Đồng thời, cần có kế hoạch thu hút sự dịch chuyển dịch vụ vận tải thế giới đến Vân Đồn. Xây dựng và thực hiện chính sách cho các giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần và dịch vụ hiện đại khác; chính sách ưu đãi tài chính đối với ngành văn hóa và công nghiệp sáng tạo (công nghiệp làm phim, trung tâm văn hóa, trung tâm sản xuất).
- Phát triển công nghiệp, công nghệ cao.
Vân Đồn cần phát triển nhanh, có chọn lọc một số ngành như: (1) Công nghệ sinh học; (2) Phát triển năng lượng tái tạo; (3) Khoa học nông nghiệp; (4) Chế biến thực phẩm và nước giải khát; (5) Công nghệ thông tin (TT) và truyền thông (ICT); (6)
Công nghiệp giải trí hiện đại có Casino. Bên cạnh đó, Vân Đồn cũng cần định hướng phát triển sản phẩm công nghệ sinh học, từ sinh học nông nghiệp (giai đoạn đầu) đến sinh học dược phẩm (lâu dài); ban hành các quy tắc và quy định hỗ trợ để tạo ra môi trường thuận lợi cho nghiên cứu và phát triển (R&D) và hoạt động kinh doanh; đưa ra các chính sách hỗ trợ tài chính để xây dựng tài năng và hoạt động kinh doanh và đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất, cơ sở vật chất cho nghiên cứu và phát triển, sản xuất và tiếp thị.
Để thu hút các nhà nghiên cứu hàng đầu, nhà đầu tư, Vân Đồn cần xây dựng và thực hiện các chính sách: Liên kết giữa Chính phủ, Học viện và Doanh nghiệp; vốn đầu tư; nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao.
- Phát triển các ngành nghề trọng tâm và ưu tiên phát triển các ngành bổ trợ
Chuyển đổi mô hình khu kinh tế Vân Đồn thành thành phố thông minh thông qua việc phát triển: Nền kinh tế thông minh; chính quyền thông minh và con người thông minh. Trên cơ sở tái cơ cấu kinh tế; ngăn ngừa ô nhiễm ở Vân Đồn; giảm khí thải nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học. Trong đó, cần xây dựng cơ sở quản lý thu hồi năng lượng tái tạo từ chất thải rắn; xây dựng và thực hiện các chính sách cho các giải pháp hành chính, huy động đầu tư và xúc tiến đầu tư; đưa ra các chính sách thúc đẩy đổi mới và văn hóa khởi nghiệp.
- Phát triển giáo dục - đào tạo và nguồn nhân lực
Xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo, gồm: (1) Nâng cao nhận thức về giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông và đào tạo nghề; (2) Tăng cường chất lượng của các cơ sở giáo dục hiện có và mở rộng mạng lưới giáo dục trên tất cả các xã của Vân Đồn; (3) Xây dựng các cơ sở giáo dục chất lượng cao và trường đại học quốc tế; (4) Xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp với đầy đủ kiến thức thực tiễn; (5) Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp để tăng cơ hội việc làm của sinh viên thông qua hội chợ việc làm, hội thảo và cơ hội thực tập. Để phát triển cần thu hút các trung tâm đào tạo về ITC và truyền thông vào giáo dục về công nghệ thông tin và truyền thông ở Vân Đồn; đồng thời thu hút các trung tâm giáo dục sáng tạo và nghệ thuật.
Vân Đồn cần tập trung vào phát triển tài năng cho các ngành ưu tiên như: Du lịch, dịch vụ giải trí, tài chính ngân hàng, kinh doanh quốc tế, công nghệ tiên tiến, sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản. Các giải pháp chủ yếu mà Khu Kinh tế Vân Đồn cần thực hiện, gồm: (1) Kiến nghị về hoàn thiện Luật Lao động để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh bằng cách tinh giản thủ tục và giấy phép nhưng vẫn nhấn mạnh vào việc bảo vệ quyền lợi người lao động; (2) Hỗ trợ về cơ chế và tài chính để thành lập
Trường Đại học Quốc tế ở Vân Đồn và trở thành trung tâm phát triển tài năng của khu vực; (3) Xây dựng cơ chế thu hút nhân tài, đặc biệt là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài bằng cách đầu tư vào các trường đại học và tạo môi trường sáng tạo; (4) Tập trung đào tạo lao động có tay nghề bằng cách hợp tác với các trường đại học nước ngoài để thành lập các trung tâm đào tạo ở Việt Nam và gửi người đi học tập; (5) Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo cán bộ.
Để các giải pháp đi đúng hướng cần hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển nhân lực, đào tạo nâng cao tay nghề trong ngành du lịch; thúc đẩy đào tạo và ứng dụng ngoại ngữ vào du lịch; phát triển trung tâm giáo dục về công nghệ thông tin và truyền thông ở Vân Đồn; đồng thời thu hút các trung tâm giáo dục sáng tạo và nghệ thuật.
- Phát triển khoa học công nghệ
Phát triển khoa học công nghệ cần tương xứng với trình độ phát triển phát triển kinh tế - xã hội, với các định hướng:
(1) Thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ để hỗ trợ chuyển giao công nghệ; (2) Thu hút nhân lực có trình độ bằng các cơ hội phát triển và các ưu đãi; (3)
Thực hiện mô hình hợp tác nhà nước - tư nhân với các doanh nghiệp là hạt nhân; (4)
Thiết lập và quảng bá các “vườn ươm khởi nghiệp”
Các giải pháp chủ yếu mà Khu kinh tế Vân Đồn cần thực hiện, gồm: (1) Quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đi kèm với chính sách sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu - phát triển có chất lượng và thương mại hoá các kết quả nghiên cứu; (2) Hướng mục tiêu đưa tiến bộ KHCN vào phục vụ sản xuất và đời sống; bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe con người.
- Bảo đảm an sinh xã hội
Vân Đồn đã xác định định hướng bảo đảm an sinh xã hội trong quá trình phát triển, gồm: (1) Những người thuộc nhóm có thu nhập thấp được tiếp cận giáo dục chất lượng cao để cải thiện trình độ và có thêm cơ hội việc làm. (2) Tăng cường hệ thống an sinh xã hội tiếp tục hỗ trợ nhóm yếu thế để đạt được bình đẳng xã hội với mục tiêu không có hộ nghèo ở Vân Đồn và khoảng cách thu nhập được kéo xuống dưới mức trung bình của Quảng Ninh. (3) Chuyển đổi kinh tế sang các ngành có giá trị cao để tăng thu nhập và mức sống của người dân một cách bền vững
- Phát triển hệ thống hạ tầng giao thôngđảm bảo yếu tố đồng bộ: a) Giao thông đối ngoại:
(1) Cảng hàng không Quảng Ninh là cảng hàng không quốc tế cấp 4E; sân bay quân sự cấp II; sân bay dùng chung dân dụng và quân sự. Nghiên cứu xây dựng một số sân bay trực thăng (taxi trực thăng) ở cụm đảo Cái Bầu, Quan Lạn và Thắng Lợi. Nghiên cứu xây dựng loại hình thủy phi cơ phục vụ vận chuyển du lịch và hàng hóa, phù hợp với địa hình của Vân Đồn.
(2) Đường bộ: Xây dựng cầu Vân Tiên nối Khu kinh tế Vân Đồn với Khu kinh tế Tiên Yên, gần khu vực Cảng Mũi Chùa, nằm trong mạng lưới đường bộ quốc gia (quốc lộ 4B). Cùng với việc xây dựng tuyến đường cao tốc Hạ Long-Móng Cái, hoàn thiện xây dựng tuyến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, đồng thời xây dựng các cầu vào Vân Đồn tạo luồng vận tải thông suốt từ Cẩm Phả vào Vân Đồn, đi qua cầu Vân Tiên sang Tiên Yên đi Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.
(3) Đường thủy: Đường thủy đối ngoại được xây dựng bằng cách hình thành cảng biển và phát triển vận tải biển. Trong giai đoạn 2018-2050 tập trung vào phát triển vận tải biển, mở rộng hoặc xây dựng mới cảng Vân Đồn sau năm 2050.
(4) Đường sắt cao tốc: Trong giai đoạn ngoài 2050 xây dựng tuyến đường sắt cao tốc kết nối Vân Đồn với các khu vực trong cả nước và Quốc tế.
b) Giao thông nội bộ
(1) Đường bộ: Tập trung đầu tư các tuyến đường chính, bao gồm đường xuyên đảo, các đường liên xã và xây dựng các cầu. Xây dựng 03 tuyến đường xuyên đảo Cái Bầu; đường liên xã và đường trục trên các xã đảo thuộc quần đảo Vân Hải.
(2) Đường thủy: Trong tương lai, đường thủy nội địa sẽ đảm trách giao thông đối nội giữa đảo Cái Bầu và các đảo thuộc quần đảo Vân Hải.
Nâng cấp và mở rộng cảng Cái Rồng (kéo dài đường dẫn và mở rộng cầu cảng) để có thể tiếp nhận tàu 1.000 - 2.000 tấn cập mạn, ra vào an toàn, cùng với hệ thống tín hiệu, bến bãi, kho tàng. Đầu tư hoàn thiện bến cảng Quan Lạn, cảng Cồn Trụi (xã Minh Châu), xây dựng 03 km đường nối cảng Cồn Trụi với đường Quan Lạn - Minh Châu; củng cố nâng cấp bến cảng Thắng Lợi (xã Thắng Lợi), bến cảng Cống Yên xã Ngọc Vừng; xây dựng mới bến cảng Hòn Hai ở Bản Sen.
Mở rộng luồng lạch, tổ chức khoa học chạy tàu, nâng cao khả năng thông quan giữa các chuyến tàu khách liên kết giữa các đảo. Nghiên cứu phương án vận chuyển bằng tàu tốc độ và chất lượng cao từ đảo Cái Bầu ra các đảo thuộc quần đảo Vân Hải và giữa các đảo với nhau.
(3) Đường sắt trên cao: Trong giai đoạn 2030 - 2050 hoàn thành tuyến đường sắt trên cao kết nối các khu chức năng trong khu vực đảo Cái Bầu.
- Phát triển hạ tầng cấp điện, hệ thống cấp, thoát nước và thủy lợi
Định hướng cấp điện cho Vân Đồn là bổ sung nguồn và nâng cấp mạng lưới truyền tải điện. Ưu tiên các dự án năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng sinh khối, thực hiện đồng thời cả 07 giải pháp, bao gồm: Cải thiện cơ chế huy động vốn; Phát triển và hoàn thiện chính sách tài khóa; Làm cho năng lượng tái tạo cạnh tranh hơn; Phát triển nguồn nhân lực; Xây dựng sự hỗ trợ trong cộng đồng; Khuyến khích nghiên cứu và phát triển; Hoàn thiện khung pháp lý. Nâng cấp mạng truyền tải điện, xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới truyền tải điện có tính đến các nhu cầu tiêu dùng điện khác nhau.
Để đáp ứng tổng nhu cầu nước sinh hoạt 30.000m3/ngày đêm vào năm 2030. Vân Đồn cần hoàn thiện Nhà máy nước Đồng Dọng với công suất thiết kế 30.000m3/ngày đêm, khai thác giếng nước Khe Gia 30.000 m3/ngày đêm, khai thác giếng nước Quan Lạn 3.600 m3/ngày đêm, quy hoạch nhà máy nước Minh Châu công suất 1.800 m3/ngày đêm, quy hoạch hồ nước Trường Xuân công suất 1.000 m3/ngày đêm.
Phát triển hệ thống cấp thoát nước để đáp ứng nhu cầu phát triển Vân Đồn thành Khu kinh tế Vân Đồn cần giảm nhu cầu về nước trong nông nghiệp, bằng các biện pháp như: Thay đổi phương pháp tưới tiêu kết hợp với hệ thống phân phối nước hiệu quả hơn, đảm bảo giảm thiểu thất thoát nước trong quá trình phân phối. Điều chỉnh phương pháp canh tác nông nghiệp để đạt hiệu quả sử dụng nước như: Sử dụng giống năng suất cao, nâng cao hiệu quả quản lý phân bón; đồng thời áp dụng các giải
pháp kĩ thuật: Canh tác sử dụng kĩ thuật tưới bằng nước mưa, ốp bờ kênh, kiểm soát kênh mương, xây dựng hệ thống thoát nước, xây dựng hệ thống cung cấp nước tốt hơn, tái sử dụng/tái chế nước thải, tái chế nước đã xử lý.Các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp và cụm công nghiệp có thể thực hiện các giải pháp chính sau đây để giảm khối lượng nước sử dụng: Thay đổi nguyên vật liệu trong quy trình sản xuất, cải thiện quy trình sản xuất hiện hành để sử dụng ít nước và tái sử dụng nước.
- Kế hoạchphát triển thông tin - viễn thông
Đầu tư vào hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): Khuyến khích doanh nghiệp và người dân sử dụng Internet như một công cụ để tiếp cận khách hàng và tri thức, ưu tiên đầu tư và thực hiện các dịch vụ chính quyền điện tử, tập trung phát triển hạ tầng truyền thông quan trọng, cung cấp các dịch vụ internet công cộng, lắp đặt những trạm phát WiFi miễn phí tại nhà văn hóa xã, triển khai các khóa giảng dạy cơ bản về CNTT cho người thành niên, tìm hiểu mong muốn được cải thiện kỹ năng CNTT; triển khai chứng nhận “có đường truyền băng thông rộng” cho các tòa nhà như một lợi thế cạnh tranh, tập trung xây dựng trung tâm dịch vụ hành chính công và chính quyền điện tử.
- Phát triển không gian lãnh thổ bảo đảm yếu tố quy hoạch mang tầm nhìn lâu dài
Tổ chức không gian, gồm: Các khu du lịch đặc thù, chất lượng cao; sân bay và cảng biển; xây dựng khu dịch vụ cao cấp có casino; trung tâm dịch vụ sản phẩm biển và hình thành trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và cảnh sát biển cho Vân Đồn.
Phát triển không gian đô thị để Vân Đồn trở thành của một đô thị tiên tiến, hiện đại tầm cỡ quốc tế, bao gồm:
+ Không gian đô thị Đảo Cái Bầu: Khu kinh tế phía Tây, ven biển phía Bắc, thành phố sân bay - khu thương mại tự do, khu phức hợp nghỉ dưỡng có casino, thị trấn Cái Rồng và bán đảo Cổng Chào.
+ Không gian đô thị Quần đảo Vân Hải: Công viên Quốc gia, du lịch nông nghiệp, resort Trà Bản, resort sang trọng, làng du lịch nghỉ dưỡng, Golf resort và hòn đảo du lịch trong tương lai.
+ Không gian đô thị trung tâm phân thành các khu: Trung tâm hành chính - đô thị trung tâm Cái Rồng, khu công nghiệp sáng tạo, khu công nghệ sinh học, khu dịch vụ sáng tạo, khu sản xuất tiên tiến và hậu cần, khu chế tạo, khu sân bay, khu thương mại tự do, khu thung lũng công nghệ, trung tâm tài chính, khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng phức hợp, khu vui chơi giải trí, khu tái định cư, trung tâm triển lãm văn hóa, khu du lịch, sân golf, công viên quốc gia, cảng biển du lịch, cảng cá và các hồ cảnh quan.