II. PHẦN NỘI DUNG
3.3. xuất giải pháp cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách
Để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo từ thực tiễn huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh học viên xin đề xuất một số giải pháp cá nhân, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt và linh hoạt trong triển khai hiệu quả thực hiện Nghị quyết của Chính Phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao hiệu quả thanh tra kiểm tra, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cạnh tranh quốc gia để tạo môi trường đầu tư kinh doanh thực sự minh bạch, thông thoáng. Nhà nước dẫn dắt, còn doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm.
Thứ hai, hợp tác, liên kết giữa các chính quyền địa phương, giữa các Hiệp hội doanh nghiệp địa phương trong khu vực để tạo sự liên kết thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp trong vùng. Tuy nhiên, không dừng lại ở phạm vi trong một địa phương. Các địa phương cùng hợp tác, thúc đẩy, phát triển; trên cơ sở phát huy thế mạnh nổi bật của vùng, tạo nên “chuỗi liên kết vùng miền” đảm bảo sự phát triển của một địa phương phải là tiền đề phát triển cho các địa phương khác”,
Thứ ba, nghiên cứu thành lập Ban chỉ đạo khu vực (khu vực miền Bắc, Miền Trung…) do một đồng chí lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo, cùng với đó thành lập một Hội đồng doanh nghiệp cấp vùng trên cơ sở tương tác giữa các hiệp hội doanh nghiệp, là trung tâm kết nối doanh nghiệp vùng, xác định chiến lược phát triển vùng đó;
Thứ tư, hỗ trợ khởi nghiệp và tư duy đổi mới sáng tạo, thúc đẩy và tạo điều kiện thành lập nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong vùng, nâng cao tỷ trọng doanh nghiệp mới thành lập;
Thứ năm, tăng cường tổ chức các buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm/hội thảo chuyên đề giữa bộ máy chính quyền địa phương và các doanh nghiệp, các doanh nghiệp với nhau, các địa phương trong vùng về công tác tổ chức triển khai Nghị quyết về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để cùng hợp tác, hỗ trợ trong triển khai các giải pháp, sáng kiến mới.
Thứ sáu, xem xét cho Vân Đồn được hưởng cơ chế, chính sách đặc biệt về giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư. Kinh phí hồ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng của Vân Đồn được bố trí 100% từ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương. Ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng Vân Đôn, để thu hút các dự án lớn, các lĩnh vực mang tính đột phá, cấp thiết
Thứ bảy, kiến nghị thành lập Quỹ đầu tư xây dựng Vân Đồn với nguồn vốn từ: Ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh Quảng Ninh, các tổ chức nước ngoài, các doanh nghiệp... hoạt động với mục đích phi lợi nhuận, cho vay các dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội... trên địa bàn Vân Đồn với mức lãi suất ưu đãi.
Thứ tám, cho phép tỉnh Quảng Ninh được huy động vốn đầu tư ứng trước của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp nước ngoài có chức năng xây dựng và kinh doanh công trình hạ tầng kỹ thuật và giao cho các doanh nghiệp này thi công các công trình trọng điểm, sớm phát huy hiệu quả đầu tư
Tiểu kết chương 3
Ở chương này tác giả đã trình bày quan điểm cũng như xây dựng giải pháp đẩy mạnh thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo tại huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh hiện nay đồng thời đề xuất những khuyến nghị để thực thi chính sách này tốt hơn trong thời gian sắp tới
KẾT LUẬN
Chiến lược biển Việt Nam là một chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trước những yêu cầu đòi hỏi của công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Với đặc điểm của một quốc gia ven biển, Việt Nam có tiềm năng và lợi thế lớn để phát triển ngành kinh tế biển trở thành một ngành kinh tế chủ lực mũi nhọn đóng góp quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại như Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII đã khẳng định.
Ở mỗi giai đoạn, kinh tế biển Việt Nam thực sự đã có những chuyển biến nhảy vọt cả về chất và lượng. Cơ cấu ngành nghề đã dần trở nên hợp lý hơn, xuất hiện những ngành kinh tế biển gắn với khoa học - kỹ thuật hiện đại, tiên tiến như: khai thác dầu khí, đánh bắt thuỷ hải sản xa bờ, vận tải biển, công nghiệp tàu biển, du lịch biển - đảo… Bên cạnh đó những ngành nghề truyền thống không bị mai một mà ngày càng phát triển, cùng với áp dụng khoa học hiện đại đã đem lại năng suất chất lượng cao, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Việc khai thác các nguồn lợi từ biển đã góp to lớn trong sự phát triển của đất nước, nhất là dầu khí, khai thác hải sản và du lịch, dịch vụ... đã đưa về ngoại tệ lớn cho quốc gia.
Trong bối cảnh chung của cả nước, kinh tế biển của huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh cũng đang dần “thức giấc” hòa chung nhịp phát triển. Với những tiềm năng sẵn có, cùng với những chủ trương đường lối lãnh đạo đúng đắn, quyết liệt và sự táo bạo “dám nghĩ, dám làm” của bộ máy lãnh đạo địa phương tin tưởng rằng trong tương lai gần huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh sẽ trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển - đảo chất lượng cao, trung tâm hàng không quốc tế, trung tâm dịch vụ cao cấp và là đầu mối giao thương quốc tế, là đôi cánh vững chắc để tỉnh Quảng Ninh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 như dự kiến. Để đạt được những thành công này không thể không kể đến một phần rất lớn nhờ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và đặc biệt là các chính sách nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo trên địa bàn huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.
Trong giai đoạn chập chững những bước đi đầu tiên đặt nền móng cho một khu kinh tế phát triển theo hướng “đặc khu” sẽ còn có rất nhiều những khó khăn, thách thức không thể lường hết. Huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh thực sự cần những chính sách thu hút đầu tư mang tính đột phá dẫn đường cho các hoạt động đầu tư tại địa phương này, có như vậy mới có thể nâng cao hiệu quả và tận dụng hết mọi lợi thế cũng như các nguồn đầu tư.
Với luận văn này tác giả đã đánh giá được thực trạng chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo ở Việt Nam nói chung và huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh nói riêng, những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập, các yếu tố ảnh hưởng cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách.
Với phạm vi một đề tài nghiên cứu thuộc chương trình cao học chuyên ngành Chính sách công, tác giả lần đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này nên không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học và những ai đang quan tâm đến chính sách này để tác giả tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện luận văn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Báo cáo chính trị, Văn kiện Đảng toàn tập;
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII (2018), Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội;
3. Ban Quản lý Khu Kinh tế Vân Đồn (2019), Báo cáo kết quả huy động nguồn lực theo hình thức BOT tại tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh;
4. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội;
5. Bùi Tất Thắng (2007), Chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo;
6. Bùi Tất Thắng (2012), “Tầm nhìn kinh tế hải đảo, bài học và cơ hội của Việt Nam”, Diễn đàn đầu tư, Hà Nội;
7. Đoàn Hải Yến (2016), “Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân;
8. Đỗ Hữu Hải (2016), Giáo trình chính sách công - Những vấn đề cơ bản, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội;
9. Lại Lâm Anh (2013), “Quản lý kinh tế biển: kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam”, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - Học viện Khoa học xã hội 10. Lê Minh Thông (2012), “Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển của tỉnh Thanh Hoá”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội;
11. Nguyễn Bá Diến (2012), “Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững”, Hà Nội;
12. Nguyễn Chu Hồi (2007), “Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển ngành thủy sản Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo Quốc gia;
13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật Đầu tư công năm 2019, Hà Nội;
14. Tạp chí Tài chính (2020) “Vân Đồn động lực mới cho phát triển kinh tế vùng Đông Bắc”, Hà Nội;
15. Tuổi trẻ (2020), “Vân Đồn sẽ trở thành điểm đến du lịch mới của Miền Bắc”, Hà Nội;
16. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 120/2007/QĐ-TTg ngày 26/7/2007 về việc thành lập khu kinh tế Vân Đồn và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”, Hà Nội [21] [15];
17. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 06/2008/QĐ-TTg ngày 10/01/2008 về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng, Hà Nội;
18. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định 1296/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 về việc Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội;
19. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định 568/QĐ-TTG ngày 28/4/2010 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam đến năm 2020 trong đó đã xác định phát triển cụm đảo Vân Đồn thành “hạt nhân của Vòng cung kinh tế quan trọng ở vùng biển Đông Bắc (Hạ Long - Vân Đồn - Hải Hà - Móng Cái), Hà Nội; 20. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1438/QĐ-TTg ngày 03/10/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế - Đình Vũ Cát Hải, thành phố Hải Phòng đến năm 2025, Hà Nội;
21. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 về việc phê duỵệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tâm nhìn đến năm 2030, Hà Nội;
22. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định 2428/QĐ-TTG ngày 31/12/2014 về một số cơ chế chính sách đặc thù đối với tỉnh Quảng Ninh và khu kinh tế Vân Đồn, Hà Nội;
23. Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội;
24. Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định 266/QĐ-TTg ngày 17/02/2020 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040, Hà Nội;
25. Trần Tuấn Sơn (2019), “Đánh giá nhìn lại chặng đường 10 năm thực hiện Chiến lược biển Việt Nam (2008-2019)”, Cục QLĐT cơ bản biển và hải đảo;
26. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2018), Báo cáo sơ kết thực hiện kế hoạch triển khai đầu tư phát triển giai đoạn 2012-2018 cho Khu Kinh tế Vân Đồn, Quảng Ninh; 27. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2018), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu Kinh tế Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh;
28. Viện Lãnh đạo học và Chính sách công (2018), Tài liệu giảng dạy Khoa học lãnh đạo dành cho chương trình Cao cấp lý luận chính trị, Hà Nội;
29. Võ Nguyên Giáp (1985), Kinh tế biển và khoa học kỹ thuật về biển ở nước ta, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Tài liệu tiếng nước ngoài
30. Amy DeGroff, Magaret Cargo (2009), Policy Implementation: Implications for Evaluation, New Directions For Evaluation, No. 124, pg 47-49
31. Anderson, J.E. Public policy making: An introduction. Boston: Houghton Mifflin Company, 2003
32. Millicent Aldo (2011), Externally Assisted Development Projects in Africa: Implementation and Public Policy, Dissertation for the Degree of Doctor of Philosophy in Nelson Mandela School of Public Policy and Urban Affairs 33. Michael Howlett/M.Ramesh (1995), Studying Public Policy: Plicy Cycles and
Policy Subsystems, Oxford University Press.
34. William N. Dunn, (1992) – trích theo Michael Howlett/M.Ramesh (1995), Studying Public Policy: Plicy Cycles and Policy Subsystems, Oxford University Press.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản đồ vị trí địa lý của huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh
Phụ lục 2: Sơ đồ Quy hoạch hệ thống giao thông tại Vân Đồn
Phụ lục 3: Các công trình giao thông lớn ở Vân Đồn được đầu tư và xây dựng theo hình thực PPP
Tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái
Phụ lục 4: Cơ cấu hành chính được đề xuất cho KKT Vân Đồn trong thời gian tới
Đề xuất các chính sách phát triển các ngành trọng điểm, gồm: Chính sách
Phụ lục 5: Danh mục các dự án Vân Đồn ưu tiên đầu tư, tổng mức đầu tư và nguồn vốn (22 dự án)
Stt Dự án Mức đầu tư (USD) Nguồn vốn
1 XD Khu phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp 1 tỷ - 2 tỷ Tư nhân
2 Xây dựng chuỗi khách sạn cao cấp 1 tỷ - 2 tỷ Tư nhân
3 Xây dựng resort thân thiện với môi trường 30 triệu - 300 triệu Tư nhân
4 XD cơ sở hỗ trợ du lịch thân thiện với môi
trường
500 nghìn - 2 triệu, phụ thuộc vào thiết kế và vật liệu sử dụng
Tư nhân
5
Xây dựng đường đi bộ (trekking/hiking) xuyên rừng 8.000 - 600.000/dặm, phụ thuộc vào vật liệu xây dựng và độ phức tạp của địa hình.
Giả sử độ dài đường trekking khoảng 10 dặm, tương ứng với mức đầu tư tối đa 6 triệu USD
Nhà nước
6 Xây dựng con đường đi bộ kết nối các điểm du
lịch tâm linh
8.000 - 600.000/dặm, phụ thuộc vào vật liệu xây dựng và độ phức tạp của địa hình
Nhà nước
7 Xây dựng Trung tâm đào tạo nghiệp vụ du lịch
0,5 triệu - 0,8 triệu, chi phí xây dựng và nguồn
vốn đầu tư ban đầu (quy
mô đào tạo khoảng 500- 800 học viên)
Tư nhân
8 Xây dựng Trung tâm đào tạo ngoại ngữ
0,5 triệu - 0,8 triệu, chi phí xây dựng và nguồn
vốn đầu tư ban đầu (quy
mô đào tạo khoảng 500- 800 học viên)
Tư nhân
9 Xây dựng Cung thể thao đa chức năng
150 triệu - 300 triệu, tùy thuộc vào loại hình thẻ thao và các cơ sở vật chất hỗ trợ sự kiện
Công - tư kết hợp
10 Xây dựng sân golf và cơ sở hạ tầng hỗ trợ 18 triệu - 25 triệu Tư nhân
11 Xây dựng Trung tâm tổ chức nhạc hội 2 triệu - 24 triệu Tư nhân
12 Phát triển Trung tâm trình diễn đa chức năng 4 triệu - 22 triệu Công - tư kết hợp