Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 60 - 61)

9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU

3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Việt Nam và mục tiêu thực hiện của Chi nhánh Tỉnh Long An

3.1.1. Định hướng hoạt động

Nhằm góp phần thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại địa bàn huyện, định hướng hoạt động của ngành đến năm 2030 và các năm tiếp theo chi nhánh đề ra các định hướng hoạt động sau:

- Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng, phục vụ tốt nhất nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh dịch vụ đời sống của nhân dân.

- Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp huy động vốn nhằm khơi tăng nguồn vốn, để đáp ứng nhu cầu đầu tư theo các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương đề ra.

- Tăng cường công tác huy động vốn tại địa phương, tạo nguồn vốn chủ động trong hoạt động kinh doanh.

- Tiếp tục mở rộng tín dụng truyền thống, ngày càng phát triển mạnh và giữ ưu thế thị trường nông thôn theo phương thức cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất : trước hết là hộ sản xuất có tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới giống cây trồng, con giống, phát triển các vùng trồng ăn trái.

- Mở rộng dư nợ theo định hướng của ngành, đáp ứng đủ nhu cầu vốn hợp lý để phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.

- Phát động các phong trào thi đua toàn diện trong đơn vị.

- Bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu định hướng, các đề án phát triển kinh tế - xã hội của huyện để lựa chọn, đối tượng đầu tư đảm bảo an toàn vốn và có hiệu quả.

- Khắc phục dần về cơ sở vật chất và phương tiện làm việc, tạo sự thu hút đối với khách hàng, tạo điều kiện gia tăng công tác huy động và thực hiện ngày càng nhiều dịch vụ khách hàng.

- Ưu tiên tập trung vốn cho các khách hàng làm ăn có hiệu quả, trả nợ sòng phẳng. Có chính sách cụ thể để giữ khách hàng, ổn định và thực hiện ưu đãi, thực hiện lợi ích chung giữa ngân hàng và khách hàng.

- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực của cán bộ công nhân viên để đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

- Có biện pháp khuyến khích vật chất thông qua tiền thưởng để nâng cao hiệu quả công việc.

- Đánh giá phân loại cán bộ để đào tạo, bố trí công việc phù hợp.

- Đẩy mạnh công tác kinh doanh ngoại tệ, coi đây là yếu tố cần thiết để ổn định và phát triển kinh doanh nội tệ.

- Mở rộng dịch vụ ngân hàng và xây dựng phương án phát triển nghiệp vụ cầm đồ, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng máy rút tiền tự động (ATM)… áp dụng công nghệ tiên tiến của một ngân hàng hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)