Thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 66 - 68)

9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU

3.2.6. Thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng của Ngân hàng

- Thứ nhất, cần xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ hợp lý. Rủi ro về khả năng thanh toán nợ đến hạn của khách hàng phát sinh do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do ngân hàng xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ không phù hợp với đặc điểm của từng ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng. Do đó, chi nhánh cần xác định thời hạn trả nợ hoặc định kỳ hạn trả nợ phù hợp với mục đích vay vốn, với chu kỳ sản xuất kinh doanh, vòng quay vốn lưu động và khả năng trả nợ của khách hàng. Một trong những nguyên nhân khách hàng không thanh toán nợ đúng hạn thời gian qua là do việc định thời hạn cho vay tùy tiện, theo thói quen của cán bộ tín dụng. Cụ thể đa số các khoản vay ngắn hạn, chi nhánh thường xác định thời hạn cho vay là 6 tháng, hoặc 12 tháng. Tuy nhiên việc xác định thời hạn cho vay như vậy có thể không phù hợp với trường hợp khách hàng sử dụng vốn để chăn nuôi heo lấy thịt với chu kỳ hiện nay khoảng 4 tháng, lúa chu kỳ sản xuất kinh doanh khoảng 3 tháng….Hoặc đối với cho vay trung, dài hạn chi nhánh thường phân kỳ trả nợ 12 tháng một lần, trong một số trường hợp việc phân kỳ trả nợ như vậy cũng không phù hợp với mục đích sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng.

- Thứ hai, tăng cường hơn nữa công tác phân loại đánh giá khách hàng, việc phân loại đánh giá cần thực hiện một cách trung thực, khách quan. Dựa trên cơ sở phân loại đó để cho vay, không được chủ quan chú trọng vào mỗi tài sản bảo đảm, xem nhẹ các

yếu tố tài chính, dự án/phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Vì dù có tài sản bảo đảm, các khoản vay vẫn hàm chứa rủi ro do nhiều nguyên nhân khác nhau như tài sản hư hỏng, khó bán, giảm giá trị…

- Thứ ba, đối với khách hàng có dự án khả thi, hiệu quả, có tín nhiệm với ngân hàng, chi nhánh cần mạnh dạng áp dụng các biện pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Các hình thức đảm bảo này hiện nay chưa được áp dụng phổ biến tại chi nhánh do cán bộ còn ngần ngại, sợ rủi ro. Tuy nhiên để thực hiện biện pháp này có hiệu quả đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn, khả năng am tường về lĩnh vực hoạt động khách hàng, về mối quan hệ, sự tín nhiệm của khách hàng, khả năng đánh giá tính khả thi của dự án/phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đồng thời cần tham khảo thông tin từ CIC và các nguồn thông tin khác để có nhiều cơ sở đưa ra quyết định cấp tín dụng phù hợp.

- Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra sau khi cho vay. Kiểm tra sau cho vay là một công đoạn vô cùng quan trọng nhằm kiểm soát quá trình sử dụng vốn của khách hàng, đánh giá hiệu quả thực tế từ dự án/phương án sản xuất kinh doanh mang lại, tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng, tình hình tài sản đảm bảo nợ vay. Qua đó, có thể nắm bắt được tâm tư nguyện vọng và các ý kiến đề xuất của khách hàng, có thể đầu tư bổ sung hoặc thu hồi vốn trước hạn nếu khách hàng có dấu hiệu vi phạm các thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng…Tuy nhiên, việc kiểm tra sau khi cho vay thời gian qua chưa được cán bộ tín dụng thực hiện một cách triệt để đầy đủ, một số trường hợp chỉ kiểm tra có hình thức nhằm hợp thức hóa hồ sơ tín dụng. Chi nhánh cần kiên quyết xử lý, quy trách nhiệm cụ thể đối với cán bộ tín dụng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ công tác kiểm tra sau khi cho vay, nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy trình cấp tín dụng, hạn chế thấp nhất tình trạng phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.

- Thứ năm, kiên quyết từ chối cho vay đối với những khách hàng có nợ quá hạn, nợ xấu thường xuyên tại chi nhánh. Có chính sách ưu đãi thích hợp hơn đối với khách hàng có tín nhiệm, quan hệ vay trả sòng phẳng với ngân hàng; cần chủ động hơn nữa trong khâu tiếp cận khách hàng mới nhằm thực hiện tốt việc tăng trưởng tín dụng. Đối với những dự án mới, khả thi thì hướng dẫn khách hàng làm thủ tục nhanh gọn và tiến

hành giải ngân cho khách hàng. Nghiêm khắc xử lý cán bộ ngân hàng có thái độ không tốt, gây khó khăn phiền hà, vòi vĩnh khách hàng trong khâu thẩm định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)