Bài học rút ra từ kinh nghiệm về quản trị rủi ro cho vay của một số chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh tiền giang (Trang 40 - 45)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2.4 Bài học rút ra từ kinh nghiệm về quản trị rủi ro cho vay của một số chi nhánh

chi nhánh ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc

1.2.4.1. Kinh nghiệm của các chi nhánh ngân hàng thƣơng mại

NHTM cổ phần Đầu tƣ và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Long An

Về nhận diện rủi ro cho vay

Chi nhánh đã thực hiện đúng quy trình cho vay, chính sách cho vay đối với từng đối tượng khách hàng do Hội sở ban hành, những quy định, hướng dẫn rất chi tiết đã góp phần hỗ trợ cán bộ cho vay nhận diện rủi ro cho vay trong quá trình tiếp cận, thẩm định khách hàng.

Một trong các công cụ quan trọng để cán bộ cho vay của chi nhánh nhận diện rủi ro là thực hiện đúng nguyên tắc chấm điểm khách hàng (KH) để quyết định cho vay. các hạng từ AAA (chất lượng cao, rủi ro thấp, khả năng trả nợ cao nhất), AA, A, BBB,…đến D (nguy cơ vỡ nợ). Từ đó, có chính sách cho vay riêng cho từng hạng KH, là một trong nguyên nhân làm nợ xấu giảm.

Về đo lƣờng rủi ro tín dụng

Năm 2016, BIDV đã hoàn thành và đưa vào triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới cùng chương trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN của NHNN, đã tạo bước quan trọng trong việc thu thập các dữ liệu cần thiết để tiến tới xây dựng mô hình định lượng rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế (Basel II) và chi nhánh đã thực hiện nghiêm các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của Hội sở, bên cạnh việc sử dụng kết quả chấm điểm để đo lường rủi ro, thẩm định, đánh giá khách hàng và là căn cứ phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng và xác định mức cấp tín dụng đối với khách hàng.

Trước đây BIDV, chi nhánh Long An đặt nặng vai trò của tài sản thế chấp, nhưng hiện tại quan tâm chú trọng nhiều hơn đến xác định vòng chu chuyển dòng

tiền của khách hàng trên cơ sở thông tin từ báo cáo tài chính và các nguồn thông tin khác để dự báo rủi ro cho vay.

Về kiểm soát rủi ro cho vay

Chi nhánh đã tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong cho vay.

Để kiểm soát tốt hơn rủi ro cho vay, theo quy định của Hội sở, chi nhánh thực hiện phân tách chức năng và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Quy trình cho vay tách thành các khâu: tiếp xúc KH, phân tích cho vay, thẩm định cho vay, đánh giá rủi ro tín dụng, quyết định cho vay, thủ tục giấy tờ hợp đồng và giải ngân, đánh giá chất lượng và xem lại khoản vay.

Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng quản lý chặt chẽ danh mục cho vay, thường xuyên cập nhật các bản tin thị trường, báo cáo xếp hạng cho vay, các khoản vay có vấn đề và danh mục khoản vay cần giám sát, khoản nợ không hoạt động.

Về quyết định cho vay: Chi nhánh tuân thủ đúng quy định về thẩm quyền phán quyết cho vay: Tuỳ theo mức vốn vay, thẩm quyền phán quyết cho vay được phân cấp cho giám đốc chi nhánh, hoặc trình hội đồng tín dụng, hội đồng quản trị,... Ngoài ra, ban lãnh đạo chi nhánh rất coi trọng nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên, thông qua việc nhắc nhở, động viên, khuyến khích và tổ chức thu xếp công việc để các cán bộ cho vay tham gia liên tục các khóa đào tạo của Hội sở theo từng loại công việc, tạo khả năng thực thi độc lập nhiệm vụ được phân công.

Tăng cương hoạt động kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay và trên cơ sở thông tin thu thập được sử dụng để đánh giá xếp loại KH và có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

Tăng tính hữu hiệu và hiệu quả của kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Thực hiện kiểm tra kiểm soát lẫn nhau chặt chẽ giữa các cán bộ liên quan đến hoạt động cho vay theo các công việc đã được phân công trong quy trình cho vay. Đồng thời, nghiêm túc tiếp thu ý kiến và có biện pháp khắc phục kịp thời các sai phạm theo yêu cầu của bộ phân kiểm toán. Điều này giúp cho công tác quản lý rủi ro cho vay được thực hiện một cách toàn diện hơn.

Về dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng

Chi nhánh đã thực hiện đúng các quy định về trích lập dự phòng rủi ro cho vay theo quy định của Hội sở, trên cơ sở thông tin về xếp hạng tín dụng nội bộ, phân loại nợ đã được thực hiện nghiêm minh.

NHTM Cổ phần Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Long An

Đề hạn chế rủi ro cho vay khách hàng, trong hoạt động quản trị rủi ro cho vay Vietinbank, chi nhánh Long An đã có nhiều thay đổi theo quy định của Hội sở cho phù hợp với thực tế như sau:

Chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy cho vay với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó, tại chi nhánh: (1) Quản lý KH, thẩm định và đề xuất cho vay thuộc chức năng của Phòng khách hàng; thẩm định rủi ro và quản lý danh mục cho vay (phòng Quản lý rủi ro); (2) Theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ thuộc chức năng của Phòng quản lý nợ có vấn đề); (3) Kiểm tra, giám sát cho vay độc lập thuộc chức năng của Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Nhờ quá trình đổi mới đã mang lại kết quả đáng khích lệ trong hạn chế rủi ro cho vay.

Bên cạnh đó, thực hiện ứng xử cho vay hợp lý với các đối tượng cho vay cụ thể, tuân thủ danh mục cho vay đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, KH có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn KH, phương án, dự án kinh doanh

Tăng cường biện pháp quản lý cho vay đối với KH, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu. Cơ cấu cho vay theo địa bàn, đối tượng KH, mục đích sử dụng vốn, ngành hàng, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm tiền vay…. được điều chỉnh theo hướng tích cực nên chất lượng cho vay được nâng cao

Thực hiện đúng quy trình và chính sách cho vay do Hội sở quy định, tôn trọng quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình cho vay, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cho vay, cũng như các biện pháp quản lý cho vay. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện cho vay thông qua việc phân cấp, uỷ quyền phù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ quyền.

1.2.4.2. Bài học đối với Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng

Cho vay hợp tác xã tại các Quỹ đầu tư phát triển địa phương tuy có điểm khác so với các chi nhánh ngân hàng hoạt động tại địa phương về mục tiêu, quy mô nguồn vốn, cấu thành nguồn vốn, đối tượng khách hàng….., nhưng bản chất cho vay và quản lý rủi ro giống nhau, vì vậy, các quỹ đầu tư phát triển địa phương có thể rút ra các bài học từ kinh nghiệm quản trị rủi ro cho vay của các ngân hàng thương mại như sau:

Thứ nhất, cần xây dựng chính sách và quy trình cho vay hợp tác xã khoa học trên cơ sở các văn bản pháp lý của nhà nước, phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, hướng dẫn cụ thể, chi tiết để các cán bộ liên quan đến công việc cho vay không khó khăn trong quá trình thực hiện. Định kỳ phải rà soát để chỉnh sửa, bổ sung…những nội dung chưa phù hợp. Đồng thời, yêu cầu thực hiện đúng chính sách cho vay, quy trình cho vay hợp tác xã, xử lý nghiêm minh các sai phạm.

Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong cho vay, không chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, còn cần quan tâm đến tính khả thi của phương án, dòng tiền của khách hàng vay,...

Thứ ba, về lâu dài, cần có kế hoạch xây dựng hệ thống sử dụng để chấm điểm, đánh giá, xếp loại KH hữu hiệu, là một trong các căn cứ quyết định cho vay và có biện pháp quản lý rủi ro phù hợp với từng KH.

Thứ tư, thực hiện phân tách chức năng hợp lý để hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao chất lượng phân tích đánh giá khoản vay, theo hướng: tách bộ phận KH tiếp nhận hồ sơ vay vốn với bộ phận thẩm định và bộ phận quyết định cho vay, sao cho kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quy trình cấp cho vay từ khởi tạo, phê duyệt cho vay đến khi khách hàng trả hết nợ và lãi vay. Đặc biệt phải thực hiện dự báo rủi ro cho vay, để đơn giản về tổ chức, giao cho một số cán bộ có năng lực và trình độ, nghiên cứu sâu, thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá và dự báo rủi ro cho vay hợp tác xã.

Thứ năm, thực hiện ứng xử hợp lý với các đối tượng cho vay cụ thể, tuân thủ danh mục cho vay đã được thiết lập, ưu tiên cho các hợp tác xã có năng lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, kinh doanh

trong các ngành, nghề ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn KH, tăng cường biện pháp quản lý rủi ro, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.

Thứ sáu, quan tâm chất lượng cán bộ liên quan hoạt động cho vay hợp tác xã, xây dựng kế hoạch cùng các biện pháp cụ thể với lộ trình rõ ràng để nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ chuyên môn, năng lực quản lý, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ đáp ứng yêu cầu thực tế nhằm hạn chế rủi ro cho vay.

Cuối cùng, cần trang bị, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tích cực cho việc phân tích, đánh giá nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát cho vay, chấm điểm xếp hạng khách hàng……

Kết luận chƣơng 1

Trong chương này, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã. Đồng thời, đã thu thập, nghiên cứu, phân tích, đánh giá và rút ra một số bài học về quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương từ kinh nghiệm quản trị rủi ro cho vay tại các chi nhánh ngân hàng thương mại tương đồng về địa bàn hoạt động (vì tác giả không thu thập được kinh nghiệm quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương khác).

Chương 1 là cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ Đầu tư phát triển Tiền Giang sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY HỢP TÁC XÃ TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN

TỈNH TIỀN GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh tiền giang (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)