Đánh giá thực trạng quản lýrủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ đầu tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh tiền giang (Trang 66)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3 Đánh giá thực trạng quản lýrủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ đầu tƣ

tƣ phát triển Tiền Giang

2.3.1 Kết quả đạt đƣợc

2.3.1.1 Về cho vay hỗ trợ phát triển hợp tác xã

Thứ nhất, số lượng hợp tác xã được hỗ trợ vốn của Quỹ tăng liên tục trong giai đoạn nghiên cứu (Số liệu minh chứng bảng 2.2)

Thứ hai, cùng với số lượng hợp tác xã được hỗ trợ vốn tăng, dư nợ cho vay cũng tăng liên tục, ngành nghề cho vay đa dạng hơn, cho vay trung hạn, đầu tư tài sản cố định để tăng năng lực sản xuất kinh doanh của hợp tác xã

2.3.1.2 Về tổ chức quản lý hoạt động cho vay Hợp tác xã

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tương đối hoàn chỉnh, tổ chức quản lý hoạt động cho vay hợp tác xã được Quỹ giao phòng bảo lãnh tín dụng và quản lý ủy thác

theo quyết định số 20/2019/QĐ-QĐTPT ngày 29 tháng 05 năm 2019, với số lượng nhân sự 06 người, bao gồm:

01 trưởng phòng phụ trách chung;

01 người là phó phòng, giúp việc cho trưởng phòng,

04 nhân viên, trong đó : 01 nhân viên phụ trách theo dõi bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; 01 nhân viên phụ trách theo dõi ứng vốn phát triển quỹ đất; 01 nhân viên phụ trách theo dõi hoạt động nhận ủy thác và ủy thác và 01 nhân viên còn lại phụ trách tổng hợp báo cáo các hoạt động của phòng

Chức năng, nhiệm vụ của phòng bảo lãnh tín dụng và quản lý ủy thác bảo lãnh tín dụng và quản lý ủy thác cũng như từng thành viên được quy định cụ thể. Việc phân tách chức năng, nhiệm vụ được giao rõ ràng, công việc không có sự chồng chéo, thuận lợi trong thực hiện công việc, dễ kiểm tra, kiểm soát và quy trách nhiệm, sai sót dễ phát hiện, gian lận khó xẩy ra

2.3.1.3 Về quản trị rủi ro hoạt động cho vay hợp tác xã

Quỹ Đầu tư phát triển Tiền Giang đã chỉ đạo Phòng bảo lãnh tín dụng và quản lý ủy thác bám sát, thực hiện đúng văn bản pháp lý do UBND tỉnh Tiền Giang ban hành là QĐ số 51/2013/QĐ-UBND, ngày 20/12/2013 "Quy định cho vay…hợp tác xã", nội dung của văn bản này thể hiện cơ bản chính sách cho vay và quy trình cho vay hợp tác xã (Phụ lục 01 & 02 được tác giả tổng hợp từ văn bản trên) và Quyết định số 11/QĐ-HĐQL ngày 14/7/2008 ban hành Quy chế về dự phòng rủi ro của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang, với những hướng dẫn rất cụ thể đã giúp nhân viên thẩm định nhận diện, ngăn ngừa rủi ro, phát hiện và xử lýrủi ro kịp thời hạn, góp phần chế tổn thất cho Quỹ, cụ thể:

Tỷ lệ nợ xấu giảm dần (Số liệu minh chứng ở bảng thống kê 2.5 cho thấy tỷ lệ nợ xấu cho vay hợp tác xã trong giai đoạn 2017-2019 giảm dần từ 9,43% => 3,75% => 2,12%). Theo quy định của NHNN, hoạt động tín dụng có tỉ lệ nợ xấu từ 0% - 3% là tốt. Từ 3% - 5% là không tốt, nhưng có thể chấp nhận được. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu trong hai năm 2018 và năm 2019 đã có sự cải thiện đáng kể so với năm 2017. Về số lượng Hợp tác xã bị nợ xấu kéo dài qua các năm lần lượt là: năm 2016 là 4 HTX, năm 2017 là 3 HTX, năm 2018 là 2 HTX và cuối năm 2019 chỉ còn 1 hợp tác xã [Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo phân loại nợ của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh

Tiền Giang]. Điều này cho thấy số lượng HTX bị nợ xấu cũng giảm dần, phản ánh việc quản lý nợ xấu tại Quỹ là có hiệu quả.

Nợ lãi vay quá hạn giảm dần (Số liệu minh chứng ở bảng thống kê 2.7 cho thấy nợ lãi quá hạn cho vay hợp tác xã trong giai đoạn 2017-2019 giảm dần từ 571 triệu đồng năm 2016 xuống 463 triệu đồng năm 2018)

Chênh lệch thu lãi cho vay hợp tác xã với chi phí cho vay HTX cũng được cải thiện, thể hiện qua bảng thống kê dưới đây:

Bảng 2.11 Chênh lệch thu lãi cho vay và chi phí cho vay HTX

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

1. Doanh thu lãi cho vay HTX 625 476 871

2. Chi phí cho vay HTX 19 18 35

3. Chênh lệch (3=1-2), trong đó: 606 458 836 * Mức tăng (+) giảm (-) tuyệt đối

năm sau so năm trước (148) 378

* Mức tăng (+) giảm (-) tuyệt đối

năm sau so năm trước (%) (24,42) 82,53

Nguồn: Bảng cân đối phát sinh tại Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang

Bảng số liệu 2.11 cho thấy: Chênh lệch thu chi cho vay hợp tác xã năm 2018 giảm so với 2017 là 148 triệu đồng, nhưng năm 2019 so với năm 2018, tăng 378 triệu đồng, tốc độ tăng 82,53%.

Về xử lý rủi ro:

Quỹ đã áp dụng linh hoạt các biện pháp tích cực hỗ trợ hợp tác xã giải quyết khó khăn do nguyên nhân khách quan, như gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, cho vay bổ sung theo đúng quy định của pháp luật.

Trích lập dự phòng rủi ro cụ thể và dự phòng rủi ro chung trên cơ sở phân loại nợ theo đúng quy định của NHNN (Số liệu minh chứng bảng 2.8).

Thực hiện khởi kiện, phát mại tài sản theo đúng quy định của hợp tác xã để thu hồi nợ, bảo toàn vốn ngân sách cấp theo đúng quy định [tại quyết định số QĐ số 51/2013/QĐ-UBND, ngày 20/12/2013 ]

Doanh thu lãi cho vay hợp tác xã, ngoài phần bù đắp chi phí hoạt động (Số liệu minh chứng bảng 2.11), phần chênh lệch thu, chi sau khi thực hiện nghĩa vụ với nhà nước (thuế TNDN), phần còn lại Quỹ dùng bù đắp rủi ro: Xóa nợ lãi vay quá hạn cho các hợp tác xã (Số liệu minh chứng bảng 2.10) và phần còn lại sử dụng bảo toàn vốn, gia tăng nguồn vốn cho vay , thể hiện qua trích lập Quỹ Đầu tư phát triển.

Bảng 2.12 Trích lập quỹ đầu tƣ phát triển tại Quỹ đầu tƣ phát triển TG

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Trích lập quỹ đầu tư phát triển 9,2 9,7 18,3

So sánh:

*Mức tăng (+) giảm (-) tuyệt đối năm sau so

năm trước 0,5 8,6

*Mức tăng (+) giảm (-) tuyệt đối năm sau so

năm trước (%) 5.43 88.65

Nguồn: Bảng cân đối phát sinh tại Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang

Bảng số liệu 2.12 cho thấy giai đoạn 2017-2019: Trích lập quỹ đầu tư phát triển hàng năm liên tục tăng cả số tuyệt đối và số tương đối, tăng mạnh vào năm 2019, nguyên nhân do: Khách hàng cho vay đầu tư và cho vay hỗ trợ phát triển hợp tác xã tăng, dư nợ cho vay tăng, nhưng rủi ro thấp.

2.3.2 Hạn chế

2.3.1.1 Về hoạt động cho vay

Số lƣợng hợp tác xã tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển hợp tác xã còn ít

Số lượng hợp tác xã vay vốn tuy có tăng, nhưng xét về tỷ trọng so với tổng số hợp tác xã đang kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang rất thấp, đến cuối năm 2019 chiếm 29,56% (Số liệu minh chứng bảng 2.2).

Dƣ nợ cho vay hợp tác xã thấp

Dư nợ cho vay hợp tác xã thấp, tỷ trọng dư nợ cho vay hợp tác xã so với tổng dư nợ dưới 7% (Số liệu minh chứng bảng 2.3), thể hiện đối tượng cho vay HTX chưa thật sự được quan tâm.

Về nguồn vốn và sử dụng vốn

Nguồn vốn theo quy định được cấp là 100 tỷ đồng, đến nay chưa đủ, (tính đến cuối năm 2019, tổng nguồn vốn được cấp 850 tỷ đồng). Tuy nhiên, với nguồn vốn hiện có, Quỹ cũng chưa sử dụng hết, với vai trò “vốn mồi” để thu hút các nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế tập thể chưa được phát huy. Nguồn vốn sử dụng để cho vay hỗ trợ phát triển hợp tác xã chưa phân tách riêng, theo báo cáo đến năm 2019, sử dụng vốn đạt 50% so tổng nguồn [Nguồn: Báo cáo hoạt động năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020 của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang]

2.3.1.2 Quản lý rủi ro cho vay còn bất cập

Về nợ xấu: Thể hiện tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ, xét xu hướng giai đoạn năm 2017-2019 có giảm dần, nhưng đến cuối năm 2019, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn 2,12% (số liệu minh chứng bảng 2.5). Điều này đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, Quỹ vẫn phải tiếp tục bỏ chi phí, thời gian cho việc giám sát, thu hồi nợ, điều tra khởi kiện vụ án…

Về lãi quá hạn chƣa thu đƣợc: Tương tự như nợ vay, tổng nợ lãi quá hạn giai đoạn năm 2017-2019 xu hướng giảm dần, nhưng nợ lãi quá hạn hầu hết tập trung ở nhóm 5, sau khi xóa nợ lãi quá hạn, đến cuối năm 2019 vẫn còn 258 triệu đồng nợ lãi quá hạn nhóm 2, 5 chưa chưa thu được (Số liệu minh chứng bảng 2.7).

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan 2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Từ phía các hợp tác xã

Hoạt động cho vay hỗ trợ phát triển HTX, tổ hợp tác (THT) chưa đáp ứng được chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể của tỉnh nhà, một trong các nguyên nhân quan trọng là do:

Đa số các hợp tác xã có nhu cầu vay vốn đầu tư tài sản cố định, để nâng cao năng lực sản xuất, với thời hạn vay trung hạn (trên 1 năm đến 5 năm), nên mức vốn vay nhiều, để hạn chế tổn thất, Quỹ yêu cầu phải có tài sản đảm bảo, hầu hết

là bất động sản (số liệu minh chứng bảng 2.6), nhưng tiềm lực tài chính của nhiều hợp tác xã còn hạn hẹp (Vốn tự có thấp, giá trị tài sản đáp ứng điều kiện của Quỹ đảm bảo vốn vay không đủ) là nguyên nhân số lượng các hợp tác xã được vay ít, dư nợ vay thấp.

Chưa có cuộc điều chính thức về các yếu tố của HTX ảnh hưởng đến rủi ro cho vay của Quỹ, nhưng theo đánh giá chung của các cán bộ thẩm định từ các hồ sơ tiếp nhận để thẩm định của khách hàng cho thấy:

(1) Hạch toán kế toán của các hợp tác xã chưa tuân thủ đúng quy định của chế độ kế toán, nên thông tin về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh do kế toán hợp tác cung cấp có độ tin cậy thấp. Điều này minh chứng cho nguyên nhân vì sao Quỹ vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để giảm tổn thất khi rủi ro xẩy ra;

(2) Năng lực quản lý điều hành còn hạn chế: Đa số các HTX, THT, cán bộ lãnh đạo thường lớn tuổi, nhiệt tình nhưng năng lực quản lý điều hành chưa giỏi, trình độ còn hạn chế, thường làm theo cảm tính, chưa có quy chế làm việc rõ ràng, phân công trách nhiệm còn chung chung; không ít cán bộ thiếu kiến thức về pháp luật, quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, trình độ ngoại ngữ, tin học, thiếu kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh, kết hợp với môi trường cạnh tranh gay gắt, biến động không thuận lợi của môi trường thiên nhiên, chính sách kinh tế thay đổi bất lợi cho hợp tác xã không dự báo được… nên kinh doanh thua lỗ dễ xảy ra, không có khả năng trả nợ gốc và lãi cho Quỹ;

(3) Một số ít hợp tác xã sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ và cố tình chiếm dụng vốn của Quỹ. Thực tế giai đoạn 2017-2019 cho thấy: Có những thời gian trong năm do lãi suất cho vay của TIGIDIF thấp hơn lãi suất tiền gửi của TCTD, nên khách hàng không trả đúng hạn, chấp nhận lãi phạt;

(4) Cán bộ phụ trách chuyên môn nghiệp vụ về tài chính, trình độ còn hạn chế, không đáp ứng được các yêu cầu về lập dự án, phương án vay vốn, chuẩn bị hồ sơ, thủ tục cần thiết khi thực hiện vay vốn tại TIGIDIF.

[Nguồn: Báo cáo hoạt động hàng năm của TIGIDIF]

Môi trƣờng pháp lý

phát triển tỉnh Tiền Giang cho vay dựa vào căn cứ phát lý duy nhất do UBND tỉnh Tiền Giang ban hành là QĐ số 51/2013/QĐ-UBND, ngày 20/12/2013 "Quy định cho vay…hợp tác xã" và Quyết định số 11/QĐ-HĐQL ngày 14/7/2008 ban hành Quy chế về dự phòng rủi ro của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang. Nội dung căn bản của văn bản này hướng dẫn về chính sách cho vay, quy trình cho vay, lập dự phòng rủi ro cho vay hợp tác xã, giúp cán bộ thẩm định tín dụng nhận diện rủi ro, kiểm soát và xử lý rủi ro trong quá trình cho vay.

Các quy định về giai đoạn trước khi giải ngân được quy định rất cụ thể, rõ ràng về tài liệu khách hàng cần nộp, công việc phải làm của từng vị trí cán bộ được phân công, thời gian thực hiện, nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể các biểu hiện rủi ro có tính phổ biến (như các ngân hàng thương mại - NHTM) để cán bộ thẩm định dễ dàng nhận diện các rủi ro.

Bên cạnh đó, các quy định giúp cán bộ thẩm định nhận diện rủi ro, kiểm soát và xử lý sau khi giải ngân cho vay hợp tác xã rất mờ nhạt, không đầy đủ, cụ thể và không có tính hệ thống.

Đơn vị ban hành văn bản về quy định cho vay chƣa hợp lý

Văn bản pháp lý về cho vay hợp tác xã, nội dung mang tính nghiệp vụ cho vay, UBND tỉnh Tiền Giang là cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, ban hanh quy định về cho vay hợp tác xã không hợp lý, vì không chuyên sâu (nếu chuyển giao cho TIGIDIF phối kết hợp với ngân hàng, chi nhánh Tiền Giang soạn thảo và ban hành sẽ phù hợp).

Sự phối kết hợp hoạt động của các cơ quan ban ngành có liên quan

TIGIDIF chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh và Bộ Tài chính, về quản lý chuyên môn thì chịu sự theo dõi, giám sát, kiểm tra và thanh tra hoạt động của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tiền Giang. Tuy nhiên, sự phối hợp thực hiện theo nhiệm vụ được giao giữa các cơ quan này đối với TIGIDIF còn nhiều bất cập, thể hiện: Thông quan nghiên cứu các báo cáo tổng kết hoạt động cuối mỗi năm và phương hướng của năm tiếp theo của Quỹ, cho thấy: Quỹ chưa phân tích và đánh giá sự phối kết hợp hoạt động của các cơ quan ban ngành có liên quan với TIGIDIF trên cơ sở đối chiếu công việc thực tế đã làm với nhiệm vụ được giao, mức độ trách nhiệm đối với rủi ro cho vay hợp tác xã tại

TIGIDIF.

Ví dụ: UBND tỉnh Tiền Giang cần tích cực hỗ trợ TIGIDIF về hoạt động tuyên truyên, hoạt động điều tra, khảo sát trên diện rộng toàn tỉnh về các đối tượng được quy định cho vay của TIGIDIF…, chỉ khi tìm hiểu được rõ các khó khăn, vướng mắc, mong muốn của hợp tác xã, "nút thắt" mới được tháo gỡ dễ dàng, giúp TIGIDIF hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện quy định tại Nghị định 138/2007/NĐ-CP và Nghị định 37/2013/NĐ-CP "Cho vay dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội" và chính quyền địa phương thực hiện được nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực, thế mạnh tại địa phương.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Về chất lƣợng, số lƣợng nguồn nhân sự Số lƣợng nguồn nhân sự

Về số lượng nhân sự của phòng bảo lãnh tín dụng và quản lý ủy thác đến thời điểm 31/12/2018 hiện có 06 người, như đã trình bày ở phần trên, đang chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý ba hoạt động: (1) Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; (2) Ứng vốn phát triển quỹ đất; (3) theo dõi hoạt động nhận ủy thác và ủy thác, với số lượng 07 DNNVV và 34 HTX hiện đang vay vốn của Quỹ đến thời điểm 31/12/2018, bình quân mỗi nhân viên quản lý khoảng 13 đơn vị, so với nhân viên các ngân hàng thương mại, số lượng nhân sự hiện tại chưa thiếu, nhưng tương lai cần có kế hoạch tuyển dụng thêm, để đảm bảo chất lượng.

Chất lƣợng nguồn nhân sự còn hạn chế

Về chất lượng cán bộ thẩm định tín dụng về cơ bản đáp ứng yêu cầu, đều có trình độ nghiệp vụ chuyên môn về cho vay, có nhiều năm kinh nghiệm. Tuy nhiên còn một số cán bộ thẩm định và kết luận không chính xác hiệu quả phương án xin vay, không nắm rõ đặc điểm của ngành đang cho vay, do thiếu kiến thức chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh tiền giang (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)