Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh tiền giang (Trang 89 - 91)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.5 Các giải pháp khác

Từ các nguyên nhân chủ quan đã phân tích trên, ảnh hưởng tới quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã, tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện như sau:

3.2.5.1 Về nguồn nhân lực

Cần sớm có kế hoạch tuyển dụng nguồn nhân sự bổ sung cho hoạt động thẩm định tín dụng, khi quy mô cho vay (khách hàng vay, dư nợ cho vay) đến mức độ được xác định.

Năng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Năng cao chất lượng nguồn nhân lực , đặc biệt là chất lượng cán bộ thẩm định tín dụng về về nghiệp vụ chuyên môn, về tin học, về pháp luật, về ngành nghề, lĩnh vực cho vay kết hợp với nâng cao đạo đức nghề nghiệp

Biện pháp thực hiện

Động viên khuyến khích học tập nâng cao trình độ tại chỗ thông qua trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, với đa dạng các hình thức tổ chức.

Tổ chức học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác (tỉnh Bến Tre, Long An…), ngành khác (NHTM, công ty tài chính..)

Cử đi học các trường lớp phù hợp với yêu cầu đào tạo của TIGIDIF, sau khi học phải báo cáo lại cho TIGIDIF, nhân rộng kiến thức cho nhiều người và áp dụng những điều đã học vào thực tế

Gắn việc nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu công việc với lợi ích vật chất, tinh thần (Gắn với chế độ khen thưởng, tiêu chuẩn đề bạt thăng tiến, cũng như xử phạt nghiêm minh với các sai phạm)

3.2.5.2 Về quản trị điều hành

Lãnh đạo TIGIDIF cần chú trọng, quan tâm kiểm tra, giám sát thực hiện công việc đã được giao đối với của nhân viên tín dụng, đôn đốc nhân viên quản lý

chặt quá trình cho vay, đặc biệt sau khi giải ngân để sớm phát hiện, xử lý, ngăn ngừa rủi ro.

Biện pháp:

(1) Lãnh đạo trước hết phải làm gương (Tính thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, đảm bảo đạo đức nghề nghiệp…);

(2) Có kế hoạch kiểm tra, giám sát công việc của nhân viên tín dụng; (3) Đánh giá công bằng, không thiên vị;

(4) Thưởng phạt phân minh.

3.2.5.3 Về ứng dụng tin học trong quản lý

Nâng cao trình độ tin học trong quản lý, trang bị phân mềm, tích cực ứng dụng tin học phục vụ quản lý tín dụng (như lưu trữ dữ liệu, phân tích tín dụng, xếp loại khách hàng…).

Biện pháp thực hiện:

TIGIDIF cần có kế hoạch (bố trí người đi học, hình thức đào tạo, kiểm tra, đánh giá sau đào tạo, thời gian, nguồn kinh phí, lợi ích thu được…).

Thực hiện kế hoạch và đánh giá việc thực hiện kế hoạch, rút ra những bài học cần thiết cho các kế hoạch tiếp theo hiệu quả hơn.

3.2.5.4 TIGIDIF cần có kế hoạch tạo dựng thƣơng hiệu Cần thiết tạo dựng thƣơng hiệu

Quỹ đầu tư phát triển Tiền Giang là một tổ chức tài chính của nhà nước chính quyền địa phương, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nhưng phải có lợi nhuận để bù đắp cho chính các hoạt động phi lợi nhuận,…

TIGIDIF có nguồn vốn không lớn, phạm vi hoạt động hẹp, môi trường pháp lý còn nhiều bất cập, đối tượng vay là các hợp tác xã có nhiều hạn chế về vốn tự có, khả năng cạnh tranh, trình độ quản lý…nên rất khó khăn trong huy động vốn với vai trò "vốn mồi", không dễ có được khách hàng tốt. Vì vậy, TIGIDIF cần phải quan tâm tạo dựng "thương hiệu", những khó khăn trên sẽ dần được tháo gỡ.

Biện pháp thực hiện:

Tại nội bộ TIGIDIF phổ biến, tạo sự thống nhất chủ chương này trong toàn thể cán bộ, nhân viên để cùng hành động tiến tới mục tiêu chung.

(1) Tăng cường hoạt động dưới nhiều hình thức bắt đầu từ đơn giản, chi phí thấp tạo dựng văn hóa riêng có TIGIDIF (trang phục, logo, phong cách phục vụ khách hàng đúng cam kết…)

(2) Chủ động sự hỗ trợ của UBND kết hợp các buổi họp về khuyến nông, khuyến ngư… tổ chức tuyên truyền về chính sách cho vay của Quỹ, lợi ích mang lại cho HTX và truyền thông để khách hàng lưu giữ hình ảnh của TIGIDIF, tìm hiểu, theo dõi, tiếp cận để vay vốn đến việc quảng bá thương hiệu cho TIGIDIF.

(3) Thực hiện tốt việc tư vấn cho lãnh đạo các HTX về chuẩn bị để đáp ứng các điều kiện cho vay của Quỹ…

Các biện phát trên sẽ giúp TIGIDIF tiếp cận được khách hàng tốt, rủi ro cho vay thấp (HTX có nhu cầu vay, đáp ứng đủ điều kiện cho vay của Quỹ, trả nợ và lãi vay đầy đủ, đúng hạn) tăng uy tín của TIGIDIF trên thị trường tài chính.

3.2.5.5 Phân tích riêng nguồn vốn cho vay hợp tác xã

Như đã mô tả và phân tích ở trên, hiện nay, nguồn vốn cho vay hợp tác xã nằm trong nguồn vốn đầu tư phát triển. Cần có kế hoạch phân tách riêng nguồn vốn cho vay hợp tác xã, phục vụ cho việc tổng hợp thông tin, phân tích và đánh giá sâu h hoạt động cho vay hợp tác xã:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh tiền giang (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)