9. Cấu trúc của luận văn
3.2.4 Xử lýrủi ro cho vay
3.2.4.1 Xử lý rủi ro cho vay hợp tác xã theo đúng quy định của pháp luật
Xử lý rủi ro cho vay hợp tác xã phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Hiện tại, xử lý rủi ro cho vay hợp tác xã thực hiện đúng theo QĐ số 51/2013/QĐ-UBND, ngày 20/12/2013 "Quy định cho vay…hợp tác xã" và Quyết định số 11/QĐ-HĐQL ngày 14/7/2008 ban hành Quy chế về dự phòng rủi ro của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang. Tương lai, xử lý rủi ro cho vay hợp tác xã thực hiện đúng theo quy chế mới tại thời điểm ban hành.
Trong quá trình xử lý rủi ro cần giải quyết hiệu quả mối quan hệ về lợi ích giữa các bên tham gia và đảm bảo quy định của pháp luật.
3.2.4.2 Biện pháp thực hiện
Xử lý rủi ro bên cạnh việc phải tuân thủ các quy định chung của pháp luật. Tuy nhiên, cần xem xét từng trường hợp cụ thể, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro (Khách quan hay chủ quan) để có biện pháp xử lý thích hợp, như: tăng tài sản đảm bảo, tư vấn, hỗ trợ khách hàng giải quyết khó khăn nếu do nguyên nhân khách quan (gia hạn nợ, thay đổi kỳ hạn trả nợ…), trích lập dự phòng rủi ro cụ thể, rủi ro chung trên cơ sở phân loại nợ theo đúng quy định của NHNN. Đề xuất HĐQL Quỹ về việc miễn giảm lãi vay cho khách hàng do nguyên nhân khách quan, với các khoản vay có đủ tiêu chuẩn theo Quyết định số 2744/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2017 …. và phải đảm bảo đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Xử lý rủi ro cho vay hợp tác xã cần thực hiện hiệu quả mối quan hệ về lợi ích giữa nhà nước (vai trò chủ sở hữu nguồn vốn cho vay). Quỹ đầu tư phát triển Tiền Giang (vai trò tổ chức thực hiện và quản lý cho vay hợp tác xã) và Hợp tác xã, nhưng phải đúng quy định của pháp luật và gắn trách nhiệm của Hợp tác và các bên liên quan trong việc thu hồi khoản nợ vay.