Giới thiệu về Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh tiền giang (Trang 45)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1 Giới thiệu về Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang

Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Quỹ) được thành lập theo Quyết định số 20/2001/QĐ.UB ngày 08/6/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, theo đó, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang là tổ chức tài chính nhà nước, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang trực tiếp quản lý, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, bảo đảm an toàn và phát triển vốn, tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro.

Tên gọi: Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang. Tên viết tắt: TIGIDIF.

Tên giao dịch quốc tế: Tien Giang Development Investment Fund.

Thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang được thành lập nhằm mục đích tiếp nhận vốn ngân sách, huy động vốn trung và dài hạn từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để cho vay, đầu tư vào dự án, doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ngoài ra, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang còn được Ủy ban nhân dân tỉnh giao thêm một số nhiệm vụ như: Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh; Cho vay hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

Ngày 02/11/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang quyết định số 3372/QĐ.UB về sáp nhập Quỹ Phát triển đất tỉnh Tiền Giang vào Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang nên Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang được bổ sung thêm chức năng: nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất và huy động các nguồn khác theo quy định để ứng vốn cho tổ chức phát triển quỹ đất và các tổ chức khác để thực hiện việc bồi thường, giải phóng

mặt bằng và tạo quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Vốn điều lệ của Quỹ khi mới thành lập là 50 tỷ đồng và được bổ sung hàng năm từ nguồn tăng thu ngân sách địa phương và Quỹ Đầu tư phát triển của Quỹ. Tính đến ngày 31/12/2018 vốn điều lệ của Quỹ đạt 850 tỷ đồng.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang

Thực hiện quy định của pháp luật, cơ cấu tổ chức của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang gồm có Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc và các phòng nghiệp vụ.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang

(Nguồn: Quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang).

2.1.2.1 Hội đồng quản lý

Hội đồng quản lý Quỹ hiện nay gồm có năm thành viên kiêm nhiệm, gồm: Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang làm Chủ tịch Hội đồng quản lý, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang làm Phó Chủ tịch thường trực, Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang làm Phó Chủ tịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang và Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tiền Giang làm thành viên, làm việc theo chế độ tập thể, xem xét và quyết định những vấn đề về hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang theo thẩm quyền và trách

Ban Giám đốc Ban Kiểm soát

Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Thẩm định – Tín dụng Hội đồng quản lý Phòng BLTD và quản lý ủy thác Phòng Tổ chức - Hành chính

nhiệm được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang.

2.1.2.2 Ban Kiểm soát

Ban Kiểm soát gồm có ba thành viên, trong đó có một Trưởng ban phụ trách hoạt động của Ban Kiểm soát, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, hoạt động theo Quy chế do Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt, có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách chế độ và nghiệp vụ hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động và an toàn tài sản.

2.1.2.3 Ban Giám đốc

Ban Giám đốc gồm Giám đốc và Phó Giám đốc có nhiệm vụ quản lý và điều hành các hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang theo đúng Điều lệ và hoạt động của Quỹ, pháp luật nhà nước, các quyết định của Hội đồng quản lý và thực hiện các nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang.

2.1.2.4 Các phòng nghiệp vụ

Phòng Tổ chức - Hành chính

Phòng Tổ chức - Hành chính là bộ phận nghiệp vụ của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang có chức năng tham mưu giúp Giám đốc thực hiện công tác Tổ chức - hành chính như: Quản lý về tổ chức, nhân sự, tiền lương, công tác hành chính….

Phòng Tài chính - Kế toán

Phòng Tài chính - Kế toán là bộ phận nghiệp vụ của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang có chức năng tham mưu giúp Giám đốc thực hiện công tác Tài chính - kế toán như sau: Quản lý về tiền lương, xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, tổ chức thực hiện công tác kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình cho vay, thu nợ, tình hình sử dụng vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư trực tiếp vào các dự án, góp vốn thành lập doanh nghiệp…

Phòng Thẩm định - Tín dụng

Phòng Thẩm định - Tín dụng là bộ phận nghiệp vụ của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang có chức năng tham mưu và tác nghiệp giúp cho Giám đốc trong các lĩnh vực: Khai thác và tìm dự án đầu tư, thẩm định các dự án vay vốn, tham gia thiết

lập các dự án đầu tư trực tiếp, tham gia quản lý phần vốn của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang tại các doanh nghiệp….

Phòng Bảo lãnh tín dụng và Quản lý ủy thác

Phòng Bảo lãnh tín dụng và Quản lý ủy thác có chức năng tham mưu giúp Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ như sau:

• Thực hiện việc bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

• Thực hiện việc nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, tiền thu từ việc đấu giá quyền sử dụng đất và huy động các nguồn khác theo quy định pháp luật để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

• Thực hiện việc nhận ủy thác quản lý cho vay nguồn vốn hỗ trợ phát triển Hợp tác xã

• Thực hiện việc nhận ủy thác quản lý hoạt động của các quỹ tài chính địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập…

Ngoài ra, Quỹ Đầu tư phát triển Tiền Giang còn cử cán bộ có trình độ chuyên môn bậc đại học sang công tác chuyên trách ở các Công ty cổ phần mà Quỹ tham gia đầu tư góp vốn như Công ty cổ phần nhà máy nước Đồng Tâm và Công ty cổ phần Du lịch Mêkông Mỹ Tho.

Theo quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương thì bộ máy hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, về bộ máy điều hành tác nghiệp chưa đầy đủ các bộ phận nghiệp vụ theo mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ Đầu tư phát triển trên toàn quốc. (đã trình bày chương 1)

2.1.3 Chức năng hoạt động Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang

Thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư phát triển và đầu tư tài chính, về bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tiếp nhận nguồn vốn do ngân sách nhà nước trung ương đảm bảo vốn hoạt động ban đầu, vốn ngân sách địa phương bổ sung hàng năm do tăng thu, tiết kiệm chi; Vốn tài trợ, viện trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Huy động nguồn vốn trung và dài hạn dưới hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa

phương theo uỷ quyền của UBND tỉnh theo quy định của pháp luật. Nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của UBND tỉnh. Ngoài ra, có thể thực hiện các hình thức huy động vốn khác như kêu gọi các tổ chức, cá nhân cùng hợp vốn đầu tư, hợp vốn cho vay...

Thực hiện đầu tư vào các dự án, cho vay đầu tư công trình phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương theo chương trình mục tiêu, chiến lược chính quyền tỉnh đã đề ra; Góp vốn thành lập doanh nghiệp; Thực hiện bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Ứng vốn cho tổ chức phát triển quỹ đất và các tổ chức khác để bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt...

Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang thực hiện các chức năng trên, đồng thời với việc thực hiện mục tiêu bảo toàn vốn, gia tăng nguồn vốn, duy trì hoạt động, bù đắp được rủi ro trong quá trình hoạt động.

2.1.4 Khái quát kết quả hoạt động của Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017-2019: ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh 2018 / 2017 So sánh 2019 / 2018 +/- +/- (%) +/- +/- (%) Doanh thu 29.675 37.735 41.674 8.060 27,16 3.939 10,44 Chi phí 10.974 12.282 13.571 1.308 11,92 1.289 10,50

Chênh lệch thu chi 18.701 25.453 28.103 6.752 36,11 2.650 10,41

Nộp thuế TNDN 6.879 3.734 4.053 -3.145 -45,72 319 8,54

Lợi nhận sau thuế 11.822 21.719 24.050 9.897 83,72 2.331 10,73

Tỷ lệ nợ xấu (%) 5,26 3,97 3,19 0 -1,29 0 -0,78

Ký hiệu: +/- là mức tăng (+), giảm (-) tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu năm nay so với năm trước và ký hiệu +/- (%) là tốc độ tăng (+), giảm (-) tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu năm nay so với năm trước.

Bảng số liệu 2.1, cho thấy giai đoạn 2017-2019:

Tổng doanh thu, tổng chi phí tăng liên tục cả số tuyệt lẫn số tương đối, tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng chi phí, nên chênh lệch thu, chi cũng tăng liên tục cả số tuyệt đối và số tương đối, cụ thể : Năm 2018 tăng 6.752 triệu đồng, tương ứng 36,11% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 2.650 triệu đồng, tương ứng 10,41% so với năm 2018.

Sau khi nộp thuế TNDN vào ngân sách nhà nước. Lợi nhuận sau thuế tăng cả số tuyệt đối và số tương đối.

Tỷ lệ nợ xấu tuy cao so với quy định của Ngân hàng nhà nước (NHNN), nhưng có xu hướng giảm.

2.2 Thực trạng quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ Đầu tư phát tư phát triển Tiền Giang

2.2.1 Hệ thống các văn bản pháp lý

Quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ Đầu tư phát tư phát triển Tiền Giang dựa trên cơ sở các văn bản pháp lý do nội bộ ban hành, do UBND tỉnh Tiền Giang ban hành và các văn bản pháp lý do Chính phủ ban hành, cụ thể: (1) Quyết định 20/2001/QĐ-UBND ngày 08/6/2001 của UBND tỉnh Tiền Giang về thành lập Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang; (2) Nghị định số 138/2007/NĐ- CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ và Nghị định số 37/2013 ngày 22/4/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 về tổ chức và hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương; (3) Quyết định số 11/QĐ-HĐQL ngày 14/7/2008 ban hành Quy chế về dự phòng rủi ro của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang; (4) Quyết định số 2744/QĐ-UBND ngày 19/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang; (5) QĐ số 51/2013/QĐ-UBND, ngày 20/12/2013, của UBND tỉnh Tiền về việc quy định cho vay từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển hợp tác xã và các văn bản pháp luật khác của các bộ, ngành...

2.2.2 Tổ chức quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang

Theo khoản 1-Điều 4-QĐ số 51/2013/QĐ-UBND, ngày 20/12/2013, UBND tỉnh Tiền Giang giao công tác thẩm định cho vay từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển hợp tác xã cho Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh chủ trì, phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện.

Theo đó, thực hiện quy định của UBND tỉnh Tiền Giang quỹ đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang, giao cho Phòng bảo lãnh tín dụng và quản lý ủy thác tổ chức thực hiện công tác thẩm định cho vay cho vay hợp tác xã từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

Chức năng, nhiệm vụ của Phòng bảo lãnh tín dụng và quản lý ủy thác đã được trình bày ở mục 2.1.2.4

Về nhân sự, nhiệm vụ của từng cá nhân được quy định theo quyết định số 20/QQĐ-QĐTPT ngày 29/5/2019 của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang. Quyền phê duyệt cho vay được UBND tỉnh Tiền Giang quy định như sau: (1) Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển quyết định cho vay và chịu trách nhiệm đối với các phương án đầu tư có mức vay đến dưới 500 triệu đồng/phương án; (2) Trình Hội đồng quản lý Quỹ các phương án vay vốn có mức vay từ 500 triệu đồng/phương án (và Hội đồng quản lý Quỹ ủy nhiệm cho Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh thực hiện cho vay vốn đối với các phương án đầu tư có mức vay từ 500 triệu đồng/phương án)

2.2.3 Thực hiện các nội dung quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại quỹ đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang

2.2.3.1 Kết quả cho vay hợp tác xã giai đoạn 2017-2019

Số lƣợng hợp tác xã vay vốn tại Quỹ đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang

Bảng 2.2 Tỷ trọng các HTX đã vay vốn tại Quỹ ĐTPT Đơn vị tính: Hợp tác xã, % Năm Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh 2018 với 2017 So sánh 2019 với 2018 Số tuyệt đối Số tuyệt đối Số tuyệt đối Số tuyệt đối 1. Số HTX vay vốn 14 22 34 8 57,14 12 54,54 2. Tổng HTX 84 102 115 18 21,42 13 12,74 3. Tỷ trọng =(1/2) 16,67 21,56 29,56

Nguồn: Báo cáo hoạt động của quỹ đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang

Ghi chú: Số tuyệt đối là mức tăng (+) hoặc (-) giảm tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu vả số tương đối là tốc độ tăng (+) hoặc (-) giảm tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu.

Bảng số liệu 2.2, cho thấy giai đoạn 2017-2019:

Số lượng HTX vay vốn tại Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang tăng đều cả số tuyệt đối và số tương đối. Năm 2018 so với năm 2017 tăng 8 HTX, tốc độ tăng 57,14%. Năm 2019 so với năm 2018 tăng 12 HTX, tốc độ tăng 54,54%. Tuy nhiên, tốc độ tăng có chiều hướng giảm.

Tổng số lượng HTX hoạt động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cũng tăng đều cả số tuyệt đối và số tương đối. Năm 2018 so với năm 2017 tăng 18 HTX, tốc độ tăng 21,42%. Năm 2019 so với năm 2018 tăng 13 HTX, tốc độ tăng 12,74% và tốc độ tăng cũng có chiều hướng giảm.

Tỷ trọng số HTX vay vốn tại Quỹ trên tổng số HTX trên địa bàn tỉnh Tiền Gang cũng tăng qua các năm, lần lượt là 16,67%; 21,5% và 29,5%. Như vậy, cao nhất là năm 2019 chiếm 29,56% và thấp nhất là năm 2017 chiếm 16,67%.

Dƣ nợ cho vay hợp tác xã vay vốn tại Quỹ đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Bảng 2.3 Tăng trƣởng và tỷ trọng về dƣ nợ cho vay hợp tác xã

Đơn vị tính: Triệu đồng, % Năm Chỉ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh tiền giang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)