9. Cấu trúc của luận văn
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan
Từ phía các hợp tác xã
Hoạt động cho vay hỗ trợ phát triển HTX, tổ hợp tác (THT) chưa đáp ứng được chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể của tỉnh nhà, một trong các nguyên nhân quan trọng là do:
Đa số các hợp tác xã có nhu cầu vay vốn đầu tư tài sản cố định, để nâng cao năng lực sản xuất, với thời hạn vay trung hạn (trên 1 năm đến 5 năm), nên mức vốn vay nhiều, để hạn chế tổn thất, Quỹ yêu cầu phải có tài sản đảm bảo, hầu hết
là bất động sản (số liệu minh chứng bảng 2.6), nhưng tiềm lực tài chính của nhiều hợp tác xã còn hạn hẹp (Vốn tự có thấp, giá trị tài sản đáp ứng điều kiện của Quỹ đảm bảo vốn vay không đủ) là nguyên nhân số lượng các hợp tác xã được vay ít, dư nợ vay thấp.
Chưa có cuộc điều chính thức về các yếu tố của HTX ảnh hưởng đến rủi ro cho vay của Quỹ, nhưng theo đánh giá chung của các cán bộ thẩm định từ các hồ sơ tiếp nhận để thẩm định của khách hàng cho thấy:
(1) Hạch toán kế toán của các hợp tác xã chưa tuân thủ đúng quy định của chế độ kế toán, nên thông tin về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh do kế toán hợp tác cung cấp có độ tin cậy thấp. Điều này minh chứng cho nguyên nhân vì sao Quỹ vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để giảm tổn thất khi rủi ro xẩy ra;
(2) Năng lực quản lý điều hành còn hạn chế: Đa số các HTX, THT, cán bộ lãnh đạo thường lớn tuổi, nhiệt tình nhưng năng lực quản lý điều hành chưa giỏi, trình độ còn hạn chế, thường làm theo cảm tính, chưa có quy chế làm việc rõ ràng, phân công trách nhiệm còn chung chung; không ít cán bộ thiếu kiến thức về pháp luật, quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, trình độ ngoại ngữ, tin học, thiếu kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh, kết hợp với môi trường cạnh tranh gay gắt, biến động không thuận lợi của môi trường thiên nhiên, chính sách kinh tế thay đổi bất lợi cho hợp tác xã không dự báo được… nên kinh doanh thua lỗ dễ xảy ra, không có khả năng trả nợ gốc và lãi cho Quỹ;
(3) Một số ít hợp tác xã sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ và cố tình chiếm dụng vốn của Quỹ. Thực tế giai đoạn 2017-2019 cho thấy: Có những thời gian trong năm do lãi suất cho vay của TIGIDIF thấp hơn lãi suất tiền gửi của TCTD, nên khách hàng không trả đúng hạn, chấp nhận lãi phạt;
(4) Cán bộ phụ trách chuyên môn nghiệp vụ về tài chính, trình độ còn hạn chế, không đáp ứng được các yêu cầu về lập dự án, phương án vay vốn, chuẩn bị hồ sơ, thủ tục cần thiết khi thực hiện vay vốn tại TIGIDIF.
[Nguồn: Báo cáo hoạt động hàng năm của TIGIDIF]
Môi trƣờng pháp lý
phát triển tỉnh Tiền Giang cho vay dựa vào căn cứ phát lý duy nhất do UBND tỉnh Tiền Giang ban hành là QĐ số 51/2013/QĐ-UBND, ngày 20/12/2013 "Quy định cho vay…hợp tác xã" và Quyết định số 11/QĐ-HĐQL ngày 14/7/2008 ban hành Quy chế về dự phòng rủi ro của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang. Nội dung căn bản của văn bản này hướng dẫn về chính sách cho vay, quy trình cho vay, lập dự phòng rủi ro cho vay hợp tác xã, giúp cán bộ thẩm định tín dụng nhận diện rủi ro, kiểm soát và xử lý rủi ro trong quá trình cho vay.
Các quy định về giai đoạn trước khi giải ngân được quy định rất cụ thể, rõ ràng về tài liệu khách hàng cần nộp, công việc phải làm của từng vị trí cán bộ được phân công, thời gian thực hiện, nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể các biểu hiện rủi ro có tính phổ biến (như các ngân hàng thương mại - NHTM) để cán bộ thẩm định dễ dàng nhận diện các rủi ro.
Bên cạnh đó, các quy định giúp cán bộ thẩm định nhận diện rủi ro, kiểm soát và xử lý sau khi giải ngân cho vay hợp tác xã rất mờ nhạt, không đầy đủ, cụ thể và không có tính hệ thống.
Đơn vị ban hành văn bản về quy định cho vay chƣa hợp lý
Văn bản pháp lý về cho vay hợp tác xã, nội dung mang tính nghiệp vụ cho vay, UBND tỉnh Tiền Giang là cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, ban hanh quy định về cho vay hợp tác xã không hợp lý, vì không chuyên sâu (nếu chuyển giao cho TIGIDIF phối kết hợp với ngân hàng, chi nhánh Tiền Giang soạn thảo và ban hành sẽ phù hợp).
Sự phối kết hợp hoạt động của các cơ quan ban ngành có liên quan
TIGIDIF chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh và Bộ Tài chính, về quản lý chuyên môn thì chịu sự theo dõi, giám sát, kiểm tra và thanh tra hoạt động của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tiền Giang. Tuy nhiên, sự phối hợp thực hiện theo nhiệm vụ được giao giữa các cơ quan này đối với TIGIDIF còn nhiều bất cập, thể hiện: Thông quan nghiên cứu các báo cáo tổng kết hoạt động cuối mỗi năm và phương hướng của năm tiếp theo của Quỹ, cho thấy: Quỹ chưa phân tích và đánh giá sự phối kết hợp hoạt động của các cơ quan ban ngành có liên quan với TIGIDIF trên cơ sở đối chiếu công việc thực tế đã làm với nhiệm vụ được giao, mức độ trách nhiệm đối với rủi ro cho vay hợp tác xã tại
TIGIDIF.
Ví dụ: UBND tỉnh Tiền Giang cần tích cực hỗ trợ TIGIDIF về hoạt động tuyên truyên, hoạt động điều tra, khảo sát trên diện rộng toàn tỉnh về các đối tượng được quy định cho vay của TIGIDIF…, chỉ khi tìm hiểu được rõ các khó khăn, vướng mắc, mong muốn của hợp tác xã, "nút thắt" mới được tháo gỡ dễ dàng, giúp TIGIDIF hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện quy định tại Nghị định 138/2007/NĐ-CP và Nghị định 37/2013/NĐ-CP "Cho vay dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội" và chính quyền địa phương thực hiện được nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực, thế mạnh tại địa phương.
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Về chất lƣợng, số lƣợng nguồn nhân sự Số lƣợng nguồn nhân sự
Về số lượng nhân sự của phòng bảo lãnh tín dụng và quản lý ủy thác đến thời điểm 31/12/2018 hiện có 06 người, như đã trình bày ở phần trên, đang chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý ba hoạt động: (1) Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; (2) Ứng vốn phát triển quỹ đất; (3) theo dõi hoạt động nhận ủy thác và ủy thác, với số lượng 07 DNNVV và 34 HTX hiện đang vay vốn của Quỹ đến thời điểm 31/12/2018, bình quân mỗi nhân viên quản lý khoảng 13 đơn vị, so với nhân viên các ngân hàng thương mại, số lượng nhân sự hiện tại chưa thiếu, nhưng tương lai cần có kế hoạch tuyển dụng thêm, để đảm bảo chất lượng.
Chất lƣợng nguồn nhân sự còn hạn chế
Về chất lượng cán bộ thẩm định tín dụng về cơ bản đáp ứng yêu cầu, đều có trình độ nghiệp vụ chuyên môn về cho vay, có nhiều năm kinh nghiệm. Tuy nhiên còn một số cán bộ thẩm định và kết luận không chính xác hiệu quả phương án xin vay, không nắm rõ đặc điểm của ngành đang cho vay, do thiếu kiến thức chuyên sâu. Về phía Quỹ chưa chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định tín dụng.
Về quản trị điều hành: Lãnh đạo đôi khi thiếu giám sát, đôn đốc…đối với nhân viên quản lý sau khi giải ngân.
Sau khi giải ngân, các khoản cho vay cần được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả nợ và lãi vay đầy đủ, kịp thời. Theo dõi việc sử dụng vốn, thu hồi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của Quỹ nói chung. Vì vậy, theo quy định, định kỳ tháng, quý, cán bộ tín dụng sẽ đi đến từng HTX để kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh và sử dụng vốn của HTX. Hoạt động này các nhân viên và lãnh đạo Quỹ cơ bản thực hiện tốt. Tuy vậy, vẫn còn một số cán bộ không làm tròn nhiệm vụ, lãnh đạo đôi khi thiếu kiểm tra, giám sát và đôn đốc nhân viên quản lý chặt chẽ khoản vay theo quy định sau giải ngân.
Về ứng dụng tin học trong quản lý
Giai đoạn từ năm 2016-2018, riêng năm 2017, Quỹ đã quan tâm bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản 16 người [Nguồn: Báo cáo hoạt động năm 2017 của TIGIDIF]. Tuy nhiên, việc nâng cao trình độ, kiến thức tin học, chưa thực hiện bài bản: Từ lập kế hoạch, bố trí người đi học, hình thức đào tạo, kiểm tra, đánh giá sau đào tạo. Mặt khác, việc ứng dụng tin học vào phục vụ phân tích, quản lý tín dụng để tiết kiệm thời gian, chi phí, giúp cho việc ra quyết định cho vay nhanh chóng, kiểm soát rủi ro cho vay hiệu quả thực tế chưa thực hiện tốt. Chưa có phần mềm tin học phục vụ quản lý của lãnh đạo, phục vụ cho việc thu nhận thông tin của nhân viên với lãnh đạo, nhân viên với nhau, nhân viên với khách hàng…
Nguyên nhân khác
TIGIDIF chƣa quan tâm tạo dựng thƣơng hiệu: Quỹ đầu tư phát triển Tiền Giang là một tổ chức tài chính của nhà nước chính quyền địa phương, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nhưng phải có lợi nhuận để bù đắp cho chính các hoạt động phi lợi nhuận,…TIGIDIF từ khi thành lập đến nay chưa thật sự quan tâm tạo dựng "thương hiệu" nên hiện tại “thương hiệu” chưa mạnh như các NHTM hoặc công ty tài chính, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH)…đang hoạt động trên địa bàn, nên gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn và cho vay.
Việc khắc phục các ý kiến của kiểm toán còn chậm trễ
Theo định kỳ, kiểm toán nhà nước Khu vực IX sẽ thực hiện kiểm toán về hoạt động của TIGIDIF, nhưng những yếu kém, sai phạm trong cho vay HTX chưa được thông tin công khai, minh bạch và việc khắc phục các ý kiến của kiểm về các sai
phạm chưa kịp thời [Nguồn: từ báo cáo hoạt động của Quỹ hàng năm].
Hoạt động tuyên truyền chƣa, tƣ vấn tốt
Quỹ Đầu tư phát triển Tiền Giang chưa chủ động sự hỗ trợ của UBND, kết hợp các buổi họp về khuyến nông, khuyến ngư… để tổ chức tuyên truyền về chính sách cho vay của Quỹ, lợi ích mang lại cho HTX, tư vấn cho lãnh đạo các HTX phải chuẩn bị để đáp ứng các điều kiện cho vay của Quỹ…Vì vậy, có thể có HTX có nhu cầu vay, đáp ứng đủ điều kiện cho vay của Quỹ, nhưng lại không biết và ngược lại.
Kết luận chƣơng 2
Trong chương 2 tác giả đã trình bày được tổng quan thực trạng quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang từ năm 2016 đến năm 2018. Đồng thời đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động cho vay Hợp tác xã, cơ cấu nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro , đặc biệt về quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương. Những tồn tại cần khắc phục để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã tại Quỹ Đầu
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI CHO VAY HỢP TÁC XÃ TẠI QUỸ ĐẦU TƢ
PHÁT TRIỂN TỈNH TIỀN GIANG