9. Cấu trúc của luận văn
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã
3.2.1 Nhận biết và xác định rủi ro cho vay
3.2.1.1 Cần sớm xây dựng, hƣớng dẫn quy trình nhận biết rủi ro cho vay hợp tác xã
Lợi ích đối với TIGIDIF: Giúp các bộ thẩm định tín dụng nhanh chóng nhận biết, xác định rủi ro cho vay, tiết kiệm thời gian và chi phí và có biện pháp xử lý rủi ro kịp thời
Yêu cầu : Xây dựng, hướng dẫn quy trình nhận biết rủi ro cho vay hợp tác xã cần đảm bảo yêu cầu toàn diện, hệ thống và cụ thể:
Tính toàn diện, hệ thống thể hiện: Quy trình nhận biết rủi ro phải bao quát được toàn bộ quá trình cho vay theo trình tự từ trước khi cho vay và sau khi cho vay đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng. Bên cạnh đó, phải nhận diện được rủi ro từ các
đối tượng có liên quan như: Từ phía khách hàng vay, từ môi trường kinh doanh, từ bản chất của khoản vay…
Tính cụ thể: Các hướng dẫn phải cụ thể, không chung chung về nhận biết rủi ro và cách xử lý rủi ro với từng trường hợp. Ví dụ về tính cụ thể nhận biết rủi ro từ
* Bản chất khoản vay: Cho vay sẽ có rủi ro cao với các hợp tác xã sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hoá nào? ngành nghề nào? Tài sản đảm bảo nào có tính thanh khoản cao, giá trị ít bị suy giảm do biến động của thị trường?…. Thực tế cho thấy, thời gian qua, do TIGIDIF đồng ý nhận thế chấp bằng những tài sản không có tính thanh khoản cao (như đường dây điện, đường ống chôn ngầm dưới đất…), khó xác định giá trị thực, là một trong các nguyên nhân gây rủi ro cho vay
*Nhận biết rủi ro cho vay cụ thể từ phía các hợp tác xã, như: Độ tuổi, trình độ, kiến thức, năng lực quản lý điều hành, kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh, tinh thần trách nhiệm của ban điều hành thế nào? chất lượng, số lượng đội ngũ nhân viên thế nào?.
Các nhận biết rủi ro thông qua phân tích báo cao tài chính của hợp tác xã, phải hướng dẫn cụ thể, tính toán chỉ tiêu định lượng nào? (hệ số thanh toán, các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời, tỷ số nợ, các chỉ số hoạt động, dòng tiền…), (Nhận biết rủi ro thông qua kết quả tính các chỉ tiêu định lượng? (hàng tồn kho tăng, vòng quay hàng tồn kho thấp, vòng quay nợ phải thu nhỏ…), Hoặc phải hướng dẫn cụ thể, các nhận biết rủi ro cho vay thông qua các chỉ tiêu định tính từ phía khách hàng (như khách hàng lảng tránh khi cán bộ tín dụng yêu cầu kiểm tra sử dụng vốn vay, hiệu quả sản xuất kinh doanh…; hoặc nộp báo cáo tài chính chậm theo quy định…).
* Nhận biết rủi ro cho vay phía TIGIDIF: Những hướng dẫn nhận biết rủi ro cho vay từ phía cán bộ lãnh đạo và nhân viên của TIGIDIF (phê duyệt hạn mức cho vay so với thẩm quyền được giao?; kiểm tra giám sát sau giải ngân theo định kỳ /đột xuất về mục đích sử dụng vốn, về tài sản đảm bảo tiền vay, về hoạt động kinh doanh của khách hàng, khả năng trả nợ gốc, lãi của khách hàng thế nào?....).
3.2.1.2 Biện pháp thực hiện
Theo tác giả, việc xây dựng, hướng dẫn quy trình nhận biết rủi ro cho vay hợp tác xã, ban lãnh đạo của TIGIDIF giao nhiệm cho phòng BLTD và quản lý ủy thác xây dựng (Có kế hoạch cụ thể về : thời gian, yêu cầu, nội dung…).
Tài liệu làm căn cứ xây dựng: Theo tác giả đây là "nút thắt" quan trọng, nên cần:
Thứ nhất, dựa vào Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tiền Giang ngày 20/12/2013 về việc Ban hành Quy định cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển hợp tác xã và Quyết định số 11/QĐ-HĐQL ngày 14/7/2008 ban hành Quy chế về dự phòng rủi ro của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang.
Thứ hai, tận dụng kinh nghiệm của các NHTM (Agribank chi nhánh Tiền Giang, NHCSXH, công ty tài chính…đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Thứ ba, trao đỏi, học hỏi kinh nghiệm của các Quỹ khác, địa phương khác. Đồng thời, đúc rút kinh nghiệm, đặc điểm cho vay của của chính TIGIDIF.
Kết quả xây dựng hướng dẫn quy trình nhận biết rủi ro cho vay hợp tác xã được ban hành thống nhất thực hiện sau khi tham khảo ý kiến góp ý đối tượng liên quan và được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền.
In hoặc phôto dạng sổ tay cho vay, là "cẩm nang" của cán bộ thẩm định.
3.2.2 Đo lƣờng rủi ro cho vay
3.2.2.1 Tiếp tục sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu và nợ lãi quá hạn
Theo tác giả, TIGIDIF nên tiếp tục sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu như hiện tại để đo lường rủi ro về nợ vay và sử dụng chỉ tiêu nợ lãi vay quá hạn phân theo nhóm nợ (từ nhóm 1 đến 5) để đo lường rủi ro về lãi vay, thời gian qua, hai chỉ tiêu này đã phát huy tác dụng tốt.
3.2.2.2 Bổ sung thêm chỉ tiêu phù hợp với đối tƣợng cho vay hợp tác xã
Bên cạnh hai chỉ tiêu trên, tác giả đề xuất TIGIDIF có thể bổ sung thêm các chỉ tiêu, tiêu chuẩn/mô hình dưới đây sử dụng đo lường rủi ro, tương đối phù hợp với đối tượng cho vay hợp tác xã trong tương lai gần:
(1) Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ, chú ý biện pháp xử lý thích hợp đối với nợ nhóm 2 để hạn chế thấp nhất chuyển sang nhóm nợ 3 trở lên.
(2) Cơ cấu nợ quá hạn theo tiêu chí thích hợp.
Cơ cấu nợ quá hạn theo nhóm nợ, theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; theo thời hạn vay và loại hình (HTX/tổ hợp tác….): Định kỳ phân tích cơ cấu nợ xấu theo các tiêu chí trên, giúp rút ra đặc điểm rủi ro cho vay trên địa bàn, đúc kết, bổ sung vao danh mục "Nhận biết rủi ro cho vay HTX".
(3) Tỷ lệ nợ quá hạn nhóm 5 so với tổng dư nợ quá hạn, để đánh giá khả năng tổn thất trong tổng dư nợ quá hạn.
(4) Áp dụng tiêu chuẩn CAMPARI hoặc tiêu chuẩn 5C.
Các ngân hàng thường tại Việt Nam hiện nay thường dùng tiêu chuẩn CAMPARI để đo lường rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, cho vay hợp tác xã, về bản chất cũng giống cho vay của các NHTM, chỉ khác về mục đích, phạm vi, quy mô …nên có thể vận dụng tiêu chuẩn này để lượng hóa mức độ rủi ro cho vay. Nội dung tiêu chuẩn CAMPARI: C- Character (tư cách của người vay); A- Ability (năng lực của người vay); M- Margin (lãi cho vay) ; P- Purpose (mục đích vay); A- Amount (số tiền vay); R- Repayment (sự hoàn trả) và I- Insurance (bảo hiểm).
Tiêu chuẩn 5C
Tiêu chuẩn 5C được sử dụng phổ biến hơn trong công tác phân tích và đo lường rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Tương tự như trên, các hợp tác xã, có thể vận dụng tiêu chuẩn này để lượng hóa mức độ rủi ro cho vay. Nội dung tiêu chuẩn 5C: C- Character (tư cách của người vay); C- Capital (vốn); C- Capicity (năng lực); C- Collateral (bảo đảm ) và C- Conditions (điều kiện).
3.2.2.3 Biện pháp thực hiện
Các phương pháp đo lường rủi ro cho vay hợp tác xã, TIGIDIF cần giao nhiệm vụ cho bộ phận chuyên môn soạn thảo (ví dụ: Phòng BLTD và quản lý ủy thác), tương tự như soạn thảo các biểu hiện "Nhận biết rủi ro..".
Mỗi phương pháp đo lường rủi ro được ban hành cần được mô tả cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Về vị trí: Các phương pháp đo lường rủi ro, lẽ thường là một nội dung trong quy trình cho vay, cụ thể hơn là nằm trong quy trình thẩm định tín dụng.
Ban hành thành văn bản, được ký bởi cấp có thẩm quyền để tạo sự thống nhất trong thực hiện, dễ kiểm tra, đánh giá.
Định kỳ cần có sự rà soát, phân tích, đánh giá bởi bộ phận soạn thảo để bỏ bớt, hoặc bổ sung các phương pháp đo lường phù hợp.
3.2.3 Quản lý và kiểm soát rủi ro cho vay
3.2.3.1 Thực hiện đúng chính sách tín dụng và quy trình tín dụng
Trước mắt, TIGIDIF cần thực hiện đúng chính sách tín dụng và quy trình tín dụng và các nội dung khác theo QĐ số 51/2013/QĐ-UBND, ngày 20/12/2013 "Quy định cho vay…hợp tác xã" và Quyết định số 11/QĐ-HĐQL ngày 14/7/2008 ban hành Quy chế về dự phòng rủi ro của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang. Bên cạnh đó, cần thực hiện đúng các quy định nội bộ khác có liên quan.
Tăng cường sự kiểm tra, kiểm soát của cán bộ tín dụng trước khi cho vay và đặc biệt kiểm soát sau khi cho vay, cùng với việc đôn đốc thu hồi nợ và lãi vay, để sớm phát hiện rủi ro, có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
3.2.3.2 Sớm ban hành chính sách tín dụng và quy trình tín dụng phù hợp
Như đã phân tích ở trên, QĐ số 51/2013/QĐ-UBND, ngày 20/12/2013 "Quy định cho vay…hợp tác xã" còn một số hạn chế. Vì vậy, cần sớm ban hành chính sách tín dụng và quy trình tín dụng phù hợp, bổ sung những nội dung chưa đầy đủ, chưa cụ thể trong từng nội dung, từng bước của quy trình tín dụng, đặc biệt các nội dung trong quy trình thẩm định, giúp cán bộ thẩm định thuận lợi trong quá trình kiểm tra, kịp thời phát hiện và áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro hiệu quả
Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng cho Quỹ với ba trụ cột chính đó là xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng thích hợp (mức độ rủi ro có thể chấp nhận được); tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng (con người và cơ sở vật chất hỗ trợ trong quá trình thực hiện); tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo quy trình.
Đẩy mạnh việc hợp tác với các TCTD trên địa bàn để giúp Quỹ giám sát được dòng tiền của các khách hàng trong quá trình cho vay (do Quỹ không có tài khoản của khách hàng tại Quỹ như tại các TCTD; do đó việc quản lý, giám sát dòng tiền của khách hàng của Quỹ còn hạn chế nên phải hợp tác với các TCTD).
3.2.3.3 Biện pháp thực hiện
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định: Theo định kỳ (tháng, quý), cán bộ tín dụng quản lý, theo dõi khách hàng vay phải đến từng HTX, kiểm tra và báo cáo tính hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, sử dụng vốn, thời hạn bảo hiểm của tài sản đảm bảo tiền vay, việc thực hiện cam kết trả nợ và lãi vay
cho TIGIDIF, các dấu hiệu về khả năng rủi ro xẩy ra …cho cấp có thẩm quyền theo quy định.
Tăng tính hữu hiệu và hiệu quả kiểm soát nội bộ: Kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau theo đúng quy định trong quá trình thực hiện công việc của mỗi cá nhân /bộ phận (kế hoạch/công việc được giao với mức độ hoàn thành), thực hiện phân tách chức năng để sai phạm dễ phát hiện, dễ quy trách nhiệm.
Gắn chế độ khen thưởng thi đua với hiệu quả hoạt động quản lý & kiểm soát rủi ro cho vay hợp tác xã.
Chú ý ghi nhận, khắc phục kịp thời, đầy đủ các ý kiến của kiểm toán về những yếu kém, sai phạm trong cho vay HTX.
3.2.4 Xử lý rủi ro cho vay
3.2.4.1 Xử lý rủi ro cho vay hợp tác xã theo đúng quy định của pháp luật
Xử lý rủi ro cho vay hợp tác xã phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Hiện tại, xử lý rủi ro cho vay hợp tác xã thực hiện đúng theo QĐ số 51/2013/QĐ-UBND, ngày 20/12/2013 "Quy định cho vay…hợp tác xã" và Quyết định số 11/QĐ-HĐQL ngày 14/7/2008 ban hành Quy chế về dự phòng rủi ro của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang. Tương lai, xử lý rủi ro cho vay hợp tác xã thực hiện đúng theo quy chế mới tại thời điểm ban hành.
Trong quá trình xử lý rủi ro cần giải quyết hiệu quả mối quan hệ về lợi ích giữa các bên tham gia và đảm bảo quy định của pháp luật.
3.2.4.2 Biện pháp thực hiện
Xử lý rủi ro bên cạnh việc phải tuân thủ các quy định chung của pháp luật. Tuy nhiên, cần xem xét từng trường hợp cụ thể, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro (Khách quan hay chủ quan) để có biện pháp xử lý thích hợp, như: tăng tài sản đảm bảo, tư vấn, hỗ trợ khách hàng giải quyết khó khăn nếu do nguyên nhân khách quan (gia hạn nợ, thay đổi kỳ hạn trả nợ…), trích lập dự phòng rủi ro cụ thể, rủi ro chung trên cơ sở phân loại nợ theo đúng quy định của NHNN. Đề xuất HĐQL Quỹ về việc miễn giảm lãi vay cho khách hàng do nguyên nhân khách quan, với các khoản vay có đủ tiêu chuẩn theo Quyết định số 2744/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2017 …. và phải đảm bảo đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Xử lý rủi ro cho vay hợp tác xã cần thực hiện hiệu quả mối quan hệ về lợi ích giữa nhà nước (vai trò chủ sở hữu nguồn vốn cho vay). Quỹ đầu tư phát triển Tiền Giang (vai trò tổ chức thực hiện và quản lý cho vay hợp tác xã) và Hợp tác xã, nhưng phải đúng quy định của pháp luật và gắn trách nhiệm của Hợp tác và các bên liên quan trong việc thu hồi khoản nợ vay.
3.2.5 Các giải pháp khác
Từ các nguyên nhân chủ quan đã phân tích trên, ảnh hưởng tới quản trị rủi ro cho vay hợp tác xã, tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện như sau:
3.2.5.1 Về nguồn nhân lực
Cần sớm có kế hoạch tuyển dụng nguồn nhân sự bổ sung cho hoạt động thẩm định tín dụng, khi quy mô cho vay (khách hàng vay, dư nợ cho vay) đến mức độ được xác định.
Năng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
Năng cao chất lượng nguồn nhân lực , đặc biệt là chất lượng cán bộ thẩm định tín dụng về về nghiệp vụ chuyên môn, về tin học, về pháp luật, về ngành nghề, lĩnh vực cho vay kết hợp với nâng cao đạo đức nghề nghiệp
Biện pháp thực hiện
Động viên khuyến khích học tập nâng cao trình độ tại chỗ thông qua trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, với đa dạng các hình thức tổ chức.
Tổ chức học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác (tỉnh Bến Tre, Long An…), ngành khác (NHTM, công ty tài chính..)
Cử đi học các trường lớp phù hợp với yêu cầu đào tạo của TIGIDIF, sau khi học phải báo cáo lại cho TIGIDIF, nhân rộng kiến thức cho nhiều người và áp dụng những điều đã học vào thực tế
Gắn việc nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu công việc với lợi ích vật chất, tinh thần (Gắn với chế độ khen thưởng, tiêu chuẩn đề bạt thăng tiến, cũng như xử phạt nghiêm minh với các sai phạm)
3.2.5.2 Về quản trị điều hành
Lãnh đạo TIGIDIF cần chú trọng, quan tâm kiểm tra, giám sát thực hiện công việc đã được giao đối với của nhân viên tín dụng, đôn đốc nhân viên quản lý
chặt quá trình cho vay, đặc biệt sau khi giải ngân để sớm phát hiện, xử lý, ngăn ngừa rủi ro.
Biện pháp:
(1) Lãnh đạo trước hết phải làm gương (Tính thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, đảm bảo đạo đức nghề nghiệp…);
(2) Có kế hoạch kiểm tra, giám sát công việc của nhân viên tín dụng; (3) Đánh giá công bằng, không thiên vị;
(4) Thưởng phạt phân minh.
3.2.5.3 Về ứng dụng tin học trong quản lý
Nâng cao trình độ tin học trong quản lý, trang bị phân mềm, tích cực ứng dụng tin học phục vụ quản lý tín dụng (như lưu trữ dữ liệu, phân tích tín dụng, xếp loại khách hàng…).
Biện pháp thực hiện:
TIGIDIF cần có kế hoạch (bố trí người đi học, hình thức đào tạo, kiểm tra, đánh giá sau đào tạo, thời gian, nguồn kinh phí, lợi ích thu được…).
Thực hiện kế hoạch và đánh giá việc thực hiện kế hoạch, rút ra những bài học cần thiết cho các kế hoạch tiếp theo hiệu quả hơn.
3.2.5.4 TIGIDIF cần có kế hoạch tạo dựng thƣơng hiệu Cần thiết tạo dựng thƣơng hiệu
Quỹ đầu tư phát triển Tiền Giang là một tổ chức tài chính của nhà nước chính quyền địa phương, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nhưng phải có lợi nhuận để bù đắp cho chính các hoạt động phi lợi nhuận,…
TIGIDIF có nguồn vốn không lớn, phạm vi hoạt động hẹp, môi trường pháp lý còn nhiều bất cập, đối tượng vay là các hợp tác xã có nhiều hạn chế về vốn tự có, khả năng cạnh tranh, trình độ quản lý…nên rất khó khăn trong huy động vốn với vai