Kinh nghiệm trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học tại Bộ Nông nghiệp và Phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của bộ nội vụ (Trang 32 - 34)

II. PHẦN NỘI DUNG

1.3.2. Kinh nghiệm trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học tại Bộ Nông nghiệp và Phát

Phát triển Nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là đơn vị điển hình trong việc triển khai có hiệu quả hoạt động NCKH, có số lượng đề tài NCKH được áp dụng vào thực tiễn cao. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm 27 đơn vị, trong đó Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng tham mưu, tổng hợp giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực khoa học, công nghệ, môi trường, khuyến nông và công nghệ thông tin thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Cơ cấu tổ chức của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường bao gồm 5 đơn vị, số nhân lực tính đến tháng 12/2019 có 40 người đảm bảo nhân lực phục vụ công tác quản lý. Điểm nổi bật trong hoạt động quản lý NCKH của Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn là:

- Xác định rõ yêu cầu về mục tiêu, sản phẩm đối với từng loại hình nhiệm vụ NCKH cấp Bộ, cụ thể:

+ Đối với đề tài phải có mục tiêu, sản phẩm rõ ràng; Công nghệ hoặc sản phẩm khoa học công nghệ phải đảm bảo tính mới, tiên tiến so với sản phẩm khoa học và công nghệ hiện có; Có triển vọng tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả; Được hoàn thành ở dạng mẫu để chuyển sang giai đoạn sản xuất thử nghiệm; Có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế, tiến bộ kỹ thuật, giải pháp hữu ích hoặc bằng bảo hộ; Có địa chỉ tiếp nhận kết quả; Có phương án khả thi để phát triển sản phẩm KH&CN.

+ Đối với dự án yêu cầu có xuất xứ từ kết quả nghiên cứu của đề tài đã được hội đồng KH&CN (cấp quốc gia, cấp Bộ, cấp Tỉnh) đánh giá, nghiệm thu và kiến nghị triển khai áp dụng hoặc kết quả khai thác sáng chế, giải pháp hữu ích; Đảm bảo tính ổn định ở qui mô sản xuất nhỏ và có tính khả thi trong ứng dụng hoặc phát triển sản phẩm ở qui mô sản xuất lớn. Có cam kết và đảm bảo huy động nguồn lực tài chính ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện dự án.

- Trong quy trình xây dựng và phê duyệt danh mục nhiệm vụ NCKH: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ tập hợp đề xuất nhiệm vụ NCKH liên quan đến lĩnh vực quản lý chuyên ngành gửi Tổng cục, Cục. Tổng cục, Cục quyết định thành lập hội đồng tư vấn xây dựng danh mục đề tài, dự án và đề xuất phương thức thực hiện. Như vậy, việc sắp xếp hội đồng và tổ chức họp xuất phát từ đơn vị cơ sở, với phương thức hoạt động như vậy sẽ đảm bảo các thành viên hội đồng tư vấn đúng chuyên môn, lĩnh vực. Cũng trong quy trình này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ thành lập Tổ thẩm định về kinh phí, nội dung nghiên cứu.

- Tiêu chuẩnđiều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp chủ trì, cá nhân thực hiện đề tài, dự án rất chặt chẽ, không chỉ đòi hỏi đơn vị chủ trì, cá nhân đảm bảo điều kiện, khả năng tổ chức nghiên cứu, năng lực nghiên cứu mà còn đảm bảo đúng tiến độ theo quy định, cụ thể:

+ Đối với đơn vị chủ trì: Không được tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời hạn 01 năm nếu nộp hồ sơ đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia chậm so với thời hạn kết thúc hợp đồng nghiên cứu trên 30 ngày mà không có ý kiến chấp thuận của Bộ KH&CN

+ Đối với cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN: Không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời gian 02 năm nếu nộp hồ sơ đánh giá nghiệm thu cấp

Bộ, cấp quốc gia chậm so với thời hạn kết thúc hợp đồng nghiên cứu trên 30 ngày mà không có ý kiến chấp thuận của Bộ KH&CN (đối với nhiệm vụ cấp quốc gia), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với nhiệm vụ cấp Bộ); không thực hiện nghĩa vụ đăng ký, lưu giữ kết quả của đề tài, dự án đã được nghiệm thu;

- Để đảm bảo nguồn kinh phí và tăng tính ứng dụng đối với loại hình nghiên cứu là dự án, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định phải có văn bản pháp lý cam kết và giải trình khả năng huy động kinh phí từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước ít nhất 50% tổng kinh phí dự án (báo cáo tài chính của đơn vị chủ trì trong 02 năm gần nhất; cam kết cho vay vốn hoặc bảo lãnh vay vốn của các tổ chức tín dụng; cam kết pháp lý và giấy tờ xác nhận về việc đóng góp vốn của tổ chức chủ trì và các tổ chức tham gia dự án). Điều kiện này còn góp phần tăng khả năng gắn kết, cùng chịu trách nhiệm giữa đơn vị chủ quản và đơn vị chủ trì.

- Quy trình kiểm tra: Một điểm nổi bật và quản lý khá hiệu quả tiến độ thực hiện và giao kinh phí đề tài của Bộ NN&PTNT là quy định chặt chẽ việc báo cáo tiến độ, cụ thể: tổ chức chủ trì không thực hiện việc báo cáo tiến độ đúng quy định từ 02 lần trở lên thì sẽ bị dừng cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ và xử lý theo quy định. Ngoài ra, đối với từng quy trình cũng xác định thời hạn rõ ràng, hạn chế được tình trạng chậm tiến độ.

- Quy trình đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu gọn nhẹ nhưng đem lại hiệu quả, đó là giao cho đơn vị chủ trì tiến hành tự đánh giá kết quả thực hiện đề tài, dự án trước khi nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cho đơn vị quản lý và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về kết quả tự đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của bộ nội vụ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)