Nghiên cứu khoa học có vai trò quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động phục vụ công cuộc cải cách trong khu vực công. Qua những nghiên cứu và phân tích trên, có thể thấy có rất nhiều quan điểm khác nhau về quản lý, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở các khái niệm quản lý đã có, luận văn đã đề xuất cách định nghĩa khái niệm quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học dưới góc độ hướng tới sự tương tác của chủ thể quản lý khi thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình. Kết hợp khái niệm quản lý và tiếp cận hệ thống, luận văn đã xác định vai trò, trách nhiệm và các hành động cụ thể của chủ thể quản lý và các chủ thể có liên quan trong quá trình quản lý NCKH và làm rõ bảy nội dung quản lý hoạt động NCKH. Bên cạnh đó, luận văn đã phân tích kinh nghiệm quản lý hoạt động NCKH ở hai đơn vị là Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, trên cơ sở đó rút ra các bài học quý báu cho quản lý hoạt động NCKH tại Bộ Nội vụ.
Qua nghiên cứu hoạt động quản lý NCKH của Bộ Nội vụ giai đoạn 2016 -2020, có thể thấy bên cạnh những ưu điểm, hoạt động quản lý NCKH của Bộ Nội vụ vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như: Số lượng và chất lượng nghiên cứu còn hạn chế; Quy trình quản lý còn chưa chặt chẽ; Kinh phí đầu tư còn hạn chế; Chưa xây dựng quy trình ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học...
Trên cơ sở những phân tích thực trạng tại chương 2, học viên cũng đã đề xuất được một số phương hướng và bốn giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKH của Bộ Nội vụ. Trong từng giải pháp được đề xuất đều chứa đựng những nội dung cơ bản có tính hệ thống, có sự tương hỗ, tác động qua lại xuất phát từ thực tế của Bộ Nội vụ. Từng giải pháp đều được phân tích và nêu đầy đủ mục đích, nội dung, cách thực hiện và những điều kiện đảm bảo cho các giải pháp có tính khả thi khi được áp dụng vào thực tiễn tăng cường quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học tại Bộ Nội vụ.
Do thời gian và trình độ nghiên cứu của học viên có giới hạn, học viên rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của các nhà khoa học, những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT
1. Lê Vân Anh: Luận án “Đề xuất một số giải pháp ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động nghiên cứu KH&CN (lĩnh vực giáo dục) ở một số cơ sở nghiên cứu” (2005).
2. Hồ Tú Bảo: https://tiasang.com.vn/-quan-ly-khoa-hoc/to-chuc-va-quan-ly-de-tai- nghien-cuu-khoa-hoc-o-nhat-879
3. Bộ Nội vụ: Kỷ yếu hội nghị tổng kết 5 năm hoạt động khoa học và công nghệ (2016-2020) và phương hướng hoạt động khoa học và công nghệ (2021-2025) của Bộ Nội vụ.
4. Bộ Nội vụ: Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của ngành Nội vụ giai đoạn 2015-2025 (2015).
5. Bộ Nội vụ: Quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Nội vụ (2019).
6. Chính phủ: Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 (2012);
7. Chính phủ: Nghị định số 34/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ (2017)
8. Chính phủ: Nghị định số 54/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ (2003)
9. Lê Thạc Cán. Luận văn “Tổ chức và quản lý nghiên cứu triển khai trong các trường đại học phục vụ sản xuất, đời sống và quốc phòng” (1991)
10. Lê Yên Dung (2010). Luận án « Mô hình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong đại học đa ngành đa lĩnh vực »
11. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII 12. Vũ Cao Đàm: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (2006). Hà Nội, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật
13. Hoàng Thị Nhị Hà (2010), Luận án “Quản lý nghiên cứu khoa học ở các trường đại học Sư phạm„
14. Harol Koontz:“Những vấn đề cốt yếu của quản lý„. (1993). Hà Nội NXB khoa học - Kỹ thuật, 1993).
15. Vương Thanh Hương (2004). Đề tài cấp Bộ 2002-52.26 « Ứng dụng CNTT trong quản lý các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ ở các trường đại học »
16. Vương Thanh Hương. Luận án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các nhiệm vụ nghiên cứu của khoa học và công nghệ ở các trường đại học » (2002).
17. K.Bexle, E.deisen, Xlasinxki. Quản lý công tác nghiên cứu khoa học. Nguyễn Văn Lâm dịch từ bản tiếng Nga, Nguyễn Xuân Khoa hiệu đính, bản viết tay năm 1983 tại thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Lê: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (1995).Hà Nội, Nhà xuất bản trẻ, 1995.
19. Quốc hội: Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013
20. Võ Kim Sơn: Giáo trình Quản lý học đại cương(2008), Học viện Hành chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
21. Đặng Kim Sơn (2007). Quản lý hoạt động khoa học công nghệ của Úc và New Zealand; Trang Web Tia Sáng, Bộ Khoa học và Công nghệ.
22. Ngô Viết Sơn: Luận án “Quản lý nghiên cứu khoa học tại các cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục”(2015)
23. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Giáo trình Khoa học quản lý, tập 1 (2001). Hà Nội.
24. Đào Thanh Trường: “Tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ; kinh nghiệm của Australia và đề xuất cho Việt Nam” (2016), NXB. Thế giới, Hà Nội.
25. Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước: Kỷ yếu hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về triển khai thực hiện cơ chế tự chủ và kỹ năng nghiên cứu khoa học tại các tổ chức khoa học và công nghệ của Bộ Nội vụ„.
26. Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước: Kỷ yếu hội thảo “Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Nội vụ giai đoạn 2016 -2020 và phương hướng hoạt đông giai đoạn 2021-2025“.
27. Hồ Thế Vĩnh: Giáo trình khoa học quản lý (2002), NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
B. TIẾNG NƯỚC NGOÀI
1. Armstrong và Sperry, “Business school prestige -- research versus teaching (1994). Đại học Pennsylvania
2. Beillerot J.: La "recherche", essai d’analyse. Recherche et Formation (1991) 3. Huang Ping:Vị trí của khoa học xã hội ở Trung Quốc, Người dịch: Phạm Thị Ly, Nguồn: Huang Ping (2010). The Status of the Social Sciences in China. World Social Science Report, pp. 73-76, Nguồn www.chrd.edu.vn.
PHỤ LỤC 1
QUY TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ CẤP BỘ
I. Mục đích
Quy trình này hướng dẫn trình tự, cách thức thực hiện và các yêu cầu thống nhất đối với việc đề xuất, xét chọn, thực hiện và đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ nhằm thống nhất trình tự thủ tục và phân công trách nhiệm của Tổ chức chủ quản, Tổ chức chủ trì và các chủ thể có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ.
II. Phạm vi
- Phạm vi áp dụng: Đề xuất, xét chọn, thực hiện và đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp Bộ có sử dụng ngân sách hoặc từ các nguồn khác.
- Đối tượng áp dụng: Quy trình này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Nội vụ.
III. Căn cứ pháp lý và tài liệu tham chiếu
- Luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013;
- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
- Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
- Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 về việc hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
- Thông tư số 03/2019/TT-BKHCN ngày 26/6/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 về việc khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước;
- Thông tư số 04/2015/TT-BKHCN ngày 11/3/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việcQuy định việc kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh và chấm dứthợp đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấpquốc gia sử dụng ngân sách nhà nước;
IV. Giải thích từ ngữ, chữ viết tắt
4.1. Giải thích từ ngữ
Các loại hình nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ gồm có: Chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ, đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ và dự án điều tra, khảo sát cấp Bộ. Cụ thể:
- Chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có mục tiêu chung giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ phát triển và ứng
Chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ được triển khai dưới hình thức tập hợp các đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ.
- Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ được xây dựng dựa trên cơ sở phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của Bộ, ngành Nội vụ đã được Lãnh đạo Bộ phê duyệt và thực tiễn công tác quản lý nhà nước, phát triển khoa học và công nghệ của Bộ Nội vụ.
- Dự án điều tra, khảo sát cấp Bộ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có mục tiêu cung cấp thông tin, số liệu điều tra, khảo sát và phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách về những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành nội vụ.
4.2. Chữ viết tắt
- KH&CN: Khoa học và Công nghệ - TT: Thông tư
- BKHCN: Bộ Khoa học và Công nghệ - BKHĐT: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- VKHTCNN: Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước - NVKHCN: Nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ
V. Trách nhiệm
5.1. Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước
- Tổ chức xét chọn, tuyển chọn tổ chức chủ trì hoặc cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Phối hợp Vụ Kế hoạch – Tài chính trong việc phân bổ kinh phí nghiên cứu khoa học do Bộ Nội vụ quản lý; Hướng dẫn, thẩm định và phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện từng nhiệm vụ cho tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tổ chức đánh giá nghiệm thu cấp Bộ nhiệm vụ KH&CN.
- Kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học của chủ nhiệm nhiệm vụ;
Trong trường hợp cần thiết, kiến nghị với Lãnh đạo Bộ Nội vụ + Điều chỉnh nội dung, kinh phí, thời gian, tổ chức chủ trì, chủ nhiệm; + Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và hình thức xử lý vi phạm.
- Ban hành quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ.
5.2. Vụ Kế hoạch – Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Viện Khoa học tổ chức nhà nước trong việc phân bổ kinh phí nghiên cứu khoa học do Bộ Nội vụ quản lý;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát chế độ chi tiêu và thanh quyết toán hằng năm. 5.3. Tổ chức chủ trì
vụ theo đúng nội dung, tiến độ trong thuyết minh, hợp đồng;
- Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo định kỳ và đột xuất;
- Khi cần thiết, đề nghị Viện Khoa học tổ chức nhà nước báo cáo Lãnh đạo Bộ cho phép điều chỉnh nội dung, kinh phí, thời gian hoặc thay đổi chủ nhiệm nhiệm vụ. - Tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ;
- Hướng dẫn và hỗ trợ chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN lập dự toán kinh phí, tạm ứng, thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
5.4. Cá nhân chủ nhiệm
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo thuyết minh và hợp đồng; sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo đúng quy định, có hóa đơn, chứng từ hợp lệ và quyết toán tài chính theo quy định;
- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ theo định kỳ và đột xuất;
- Đề xuất thay đổi nội dung, kinh phí, thời gian thực hiện nhiệm vụ và chỉ được thực hiện những thay đổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý;
- Ký kết hợp đồng với các tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài đơn vị để triển khai nội dung nhiệm vụ theo đúng quy định hiện hành;
VI. Nội dung quy trình
TT Các bước công việc Trách
nhiệm
Tài liệu, biểu mẫu
Mô tả thực hiện Thời gian
1
Đơn vị chủ
quản - Thông báo của Viện - Viện KHTCNN ra thông báo dựa trên căn cứ đề xuất được lãnh đạo Bộ phê duyệt Tháng 01 hằng năm 2 - Chủ
nhiệm - Theo thông báo của Viện KHTCNN - Đề xuất nhiệm vụ theo đúng mẫu phiếu, trường hợp đề xuất từ 02 nhiệm vụ trở lên phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về tính cấp thiết và tính khả thi Tháng 01 hằng năm 3 - Đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ - Các phiếu đề xuất - Bảng tổng hợp các đề xuất - Công văn - Các đơn vị duyệt đề xuất và gửi về Viện KHTCNN Tháng 01 hằng năm 4 - Đơn vị chủ quản - Hội đồng KH Bộ - Lãnh đạo Bộ - Quy chế quản lý KH&CN của Bộ Nội vụ
- Viện KHTCNN tổng hợp các đề xuất gửi xin ý kiến các Hội đồng khoa học Bộ và thành lập các hội đồng tư vấn. - Viện KHTCNN tổng hợp danh mục do hội đồng tư vấn trình lãnh đạo Bộ phê duyệt. Quyết định phê duyệt gửi Bộ KH&CN, Bộ KHĐT Tháng 2 hằng năm 5 - Đơn vị
chủ quản - Đơn vị chủ quản thành lập Tổ thẩm định để thẩm định về nội dung, kinh phí. Thành viên tổ thẩm định gồm: Đại diện ãnh đạo Bộ, Đại diện lãnh đạo Vụ Kế hoạch – Tài chính, Đại diện lãnh đạo Viện KHTCNN và các thành viên đại diện đơn vị chủ trì. 6 - Đơn vị chủ quản - Đơn vị - Quy chế Quản lý
KH&CN của BNV Viện KHTCNN: - Thông báo việc
Tháng 3 hằng năm Thông báo đăng ký đề xuất Đề xuất nhiệm vụ Các đơn vị gửi đề xuất Xét chọn, tuyển chọn, giao trực tiếp Duyệt đề xuất Tổ thẩm định
TT Các bước công việc Trách nhiệm
Tài liệu, biểu mẫu
Mô tả thực hiện Thời gian
trực thuộc BNV - Chủ nhiệm NVKHCN chọn - Thành lập và tổ chức họp Các đơn vị thuộc và trực thuộc BNV: Theo dõi, thông báo những đề xuất được duyệt tới các chủ nhiệm và tham gia các cuộc họp xét chọn, tuyển chọn, giao NVKHCN
7
- Đơn vị
chủ quản - Quyết định bổ nhiệm phải ghi rõ