MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 61 - 67)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

- Xây dựng chiến lược maketing riêng cho từng sản phẩm dịch vụ như: thẻ, dịch vụ kiều hối, tiền gửi, tiền vay... với các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu, tư vấn, hỗ trợ khách hàng tại các chi nhánh.

- Có chiến lược khách hàng cụ thể cho từng phân khúc khách hàng để chỉ đạo các chi nhánh đến tiếp thị khai thác khách hàng.

- Đa dạng hoá sản phẩm tín dụng của ngân hàng: Trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế, bắt kịp cách mạng công nghiệp 4.0, nông nghiệp Việt Nam đứng trước yêu cầu tất yếu là chuyển dịch sang nền nông nghiệp hữu cơ bền vững và ứng dụng công nghệ thông minh. Vietcombank nhận thức rõ khó khăn, thách thức của nông nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển dịch mang tính thời đại này. Vietcombank cần tiếp tục thực hiện nhất quán chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, hướng tới mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững để phù hợp với bối cảnh hiện nay. Sản phẩm cho vay hiện nay của Vietcombank chưa đa dạng, phong phú, chưa đáp ứng được nhiều như mong đợi của khách hàng. Trên thực tế nguồn vốn cho tam nông vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, tính hiệu quả còn chưa cao. Vì vậy, Vietcombank cần nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của khách

hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh với các TCTD khác. Ví dụ: ngân hàng có thể đưa ra các gói sản phẩm mới như cho vay theo chuỗi sản xuất dựa trên chuỗi liên kết từ sản xuất, thu mua chế biến đến tiêu thụ và xuất khẩu, thu mua chế biến đến tiêu thụ và xuất khẩu thì sẽ nâng cao được hiệu quả và giảm chi phí cho vay.

- Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn cho cán bộ của toàn hệ thống để có thể nâng cao hơn nữa các nghiệp vụ của cán bộ.

- Có chế độ đãi ngộ, khen thưởng hợp lý, kịp thời tới các cán bộ nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao để động viên, khuyến khích các cán bộ trong công việc.

- Kịp thời có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ khi có các văn bản mới của NHNN, của Chính phủ và của các ngành có liên quan đến nghiệp vụ của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3 tác giả phân tích chuyên sâu về các nhóm giải pháp để mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Vietcombank - Chi nhánh Long An. Để hiện thực hóa các nhóm giải pháp trên, tác giả cũng đã nêu một số kiến nghị với các sở, ban ngành, các đơn vị có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

KẾT LUẬN

Tăng cường hoạt động bán lẻ đang là xu thế tất yếu sẽ được tất cả các ngân hàng thương mại. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các NHTM không ngừng mở rộng địa bàn, đa dạng hóa dịch vụ và kênh phân phối bán hàng để nhằm tiếp cận và chiếm lĩnh phân khúc hàng bán lẻ. Tạo ra thách thức, cạnh tranh rất lớn cho Vietcombank - Chi nhánh Long An. Bên cạnh đó, từ phân tích nội tại Vietcombank - Chi nhánh Long An tác giả nhận thấy mảng hoạt động bán lẻ sẽ đem lại cơ hội, tìm năng phát triển cho chi nhánh trong trong giai đoạn sắp tới.

Qua nghiên cứu đề tài: “Mở rộng hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An”, luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ sau đây:

Luận văn đã khái quát các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại, tìm hiểu và phân tích về hoạt động bán lẻ của Ngân hàng thương mại. Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bán lẻ tại Vietcombank - Chi nhánh Long An, đưa ra các kết quả đạt được và chỉ rõ những mặt hạn chế còn tồn tại cũng như nguyên nhân của hạn chế đó; trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động bán lè và mục tiêu hoạt động bán lẻ giai đoạn sắp tới, đã đề xuất một hệ thống giải pháp, kiến nghị đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hoạt động bán lẻ tại Vietcombank - Chi nhánh Long An.

Tác giả mong muốn được đóng góp một phần nhỏ kiến thức của mình vào thực tế cho Vietcombank - Chi nhánh Long An. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu thực tiễn có hạn, kinh nghiệm còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của qúy Thầy, Cô giáo, cán bộ quản lý, bạn bè, đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài tốt hơn.

Luận văn này bám sát mục tiêu nghiên cứu và cố gắng hoàn thành các yêu cầu đặt ra. Tuy rằng tác giả đã cố gắng nghiên cứu tài liệu, được sự hướng dẫn của Thầy, Cô, được sự quan tâm của Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An, sự góp ý của các những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngân hàng, bằng thực tiễn công tác trong thời gian qua và sự nổ lực của bản thân để hoàn thành bản luận văn này. Nhưng do thời

gian, tính phức tạp của đề tài và khả năng còn hạn chế nên bản luận văn này còn nhiều thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận được sự chỉ bảo, thông cảm của các thầy cô, Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An và các bạn đồng nghiệp để tác giả có những nhận thức chính xác, phù hợp với đề tài này.

Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Tài chính Quản trị của trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã đào tạo tác giả trong khóa học này, truyền thụ cho tác giả những kiến thức quý giá và truyền thống tốt đẹp của nhà trường. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn, PGS-TS. Nguyễn Thị Nhung, người đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành bản luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Dờn (2014), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Đăng Dờn (2016), Giáo trình Quản trị kinh doanh ngân hàng II, Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

3. Đoàn Thị Hồng (2017), Tài liệu bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

4. Trầm Thị Xuân Hương (2013), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại,

Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Thị Mùi (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà Xuất bản Tài chính Hà Nội.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nhà xuất bản Phương Đông Hà Nội.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Kỷ yếu Hội thảo khoa học. Nhà xuất bản Phương Đông Hà Nội, 5-6.

8. Trần Hoàng Ngân (2007), Thanh toán quốc tế, Nhà Xuất bản Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Quyết định số 711/QĐ- NHNT.HĐQT ngày 30/12/2011 của Hội đồng quản trị Vietcombank về việc Ban hành Quy chế tiền gửi Tiết kiệm.

10. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Quyết định số 561/QĐ-VCB.CSBL ngày 09/7/2014 của Tổng Giám đốc Vietcombank về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế tiền gửi tiết kiệm.

11. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Quyết định 268/QĐ-HĐQT-CSTD

ngày 08/03/2017 v/v ban hành quy chế cho vay đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần ngoại thương Việt Nam.

12. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Quyết định 246/QĐ-HĐQT-CSTD

13. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2016 – 2019.

14. Thủ tướng Chính phủ (2006), Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020, Ban hành kèm theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg. 6-7

15. Thủ tướng Chính phủ (2006), Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006, 11-20.

16. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/6/2017 của về hạn mức trả tiền bảo hiểm

17. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, ban ngày 16 tháng 06 năm 2010.

18. Quốc hội (2012), Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13, ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2012.

19. Quốc hội (2017), Luật Các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 61 - 67)