Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán lẻ của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 28 - 35)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán lẻ của ngân hàng thương mại

mại

1.3.3.1. Yếu tố khách quan

a. Hệ thống luật pháp

Luật pháp là nền tảng cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bán lẻ của ngân hàng nói riêng. Nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, có nhiều kẽ hở thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng trong các hoạt động nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Với những văn bản pháp luật đầy đủ rõ ràng,

đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay.

Bên cạnh đó, sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu một cách đột ngột gây xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không tiêu thụ hết được sản phẩm hay chưa có phương án kinh doanh mới dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi, ảnh hưởng lớn hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đồng thời, NHTM nằm trong hệ thống ngân hàng, chịu tác động của chính sách tiền tệ, chịu quản lý của NHNN và tuân thủ các quy định của pháp luật ngân hàng. Do đó, việc mở rộng thị trường bán lẻ của NHTM cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những quy định như về việc mở rộng mạng lưới, hoặc những quy định về các dịch vụ mà ngân hàng được phép cung cấp, ...

b. Nhu cầu khách hàng

Có thể nói, khách hàng là trung tâm của hoạt động ngân hàng bán lẻ. Do đó, các quyết định liên quan đến việc mở rộng thị trường bán lẻ đều phải dựa trên nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Giữa khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp có sự khác nhau về nhu cầu sử dụng sản phẩm và hành vi tiêu dùng sản phẩm cho nên việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng là điều rất quan trọng. Nếu yếu tố tâm lý, phong tục, trình độ dân trí có ảnh hưởng đến khách hàng cá nhân thì đối tượng khách hàng tổ chức lại chịu ảnh hưởng bởi yếu tố chiến lược kinh doanh và tác động từ nền kinh tế. Do đó, ngoài việc đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách hàng, ngân hàng còn cần dự đoán các nhu cầu tương lai để đi tắt đón đầu, mở rộng các sản phẩm kênh phân phối trước nhằm giành ưu thế trong thị trường bán lẻ.

c. Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn việc mở rộng thị trường bán lẻ của các ngân hàng. Khi tốc độ tăng trưởng GDP thấp, nền kinh tế chậm phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân hạn chế do tiết giảm các khoản chi tiêu, và ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng, đời sống của người dân tốt hơn, nhu cầu được phục vụ cũng vì thế mà tăng. Trong điều kiện này, các ngân hàng cũng không ngần ngại chớp lấy thời cơ phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm mở rộng thị trường bán lẻ, gia tăng nguồn thu nhập.

c. Đối thủ cạnh tranh

Chiến lược của đối thủ cạnh tranh là một trong những nguồn thông tin quan trọng đối với nhà quản trị trong việc đưa ra chiến lược kinh doanh nói chung và hoạt động bán lẻ nói riêng. Bởi quan sát hành động của đối thủ cạnh tranh giúp bản thân ngân hàng nhận thức được xu hướng của họ trên thị trường từ đó có những chiến lược phù hợp. Tuy nhiên, chiến lược được đưa ra cần hoạch định có hiệu quả tránh tình trạng “bắt chước”.

1.3.3.2. Yếu tố chủ quan

a. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Theo quy định của Luật các TCTD, các ngân hàng chỉ được phép trang bị tài sản cố định không vượt quá vốn tự có. Như vậy, việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình hoạt động của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào vốn. Chỉ khi nào năng lực tài chính đủ mạnh thì ngân hàng mới có đủ vốn trang bị các tài sản cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, một ngân hàng có quy mô vốn lớn sẽ dễ dàng tạo được sự tin cậy của khách hàng, từ đó giúp ngân hàng tạo được ưu thế trong việc mở rộng thị trường bán lẻ của mình.

b. Tính đa dạng và tiện ích của sản phẩm

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng. Để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, ngân hàng phải không ngừng đa dạng và gia tăng tính tiện ích nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm ưu việt.

c. Thương hiệu và chiến lược marketing

Thương hiệu và chiến lược marketing có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt trong việc mở rộng thị trường bán lẻ. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, một ngân hàng muốn tồn tại, phát triển và tạo niềm tin với người tiêu dùng thì thương hiệu được coi là yếu tố trung tâm. Thương hiệu giúp ngân hàng giữ những khách hàng cũ và thu hút thêm những khách hàng mới. Thực tế cho thấy, người tiêu dùng thường bị lôi kéo, chinh phục bởi những hàng hóa có thương hiệu nổi tiếng. Những ngân hàng có thương hiệu nổi tiếng và lâu đời sẽ tạo ra một lượng lớn khách hàng truyền thống, đồng thời có cơ hội thu

hút thêm những khách hàng tiềm năng. Việc xây dựng thương hiệu đã khó, việc giữ vững và phát triển thương hiệu càng khó hơn. Đối tượng của thị trường bán lẻ chủ yếu là khách hàng cá nhân - những người có tâm lý thay đổi bởi tác động của chiến lược truyền thông và báo chí. Vì vậy, thương hiệu và hoạt động marketing có ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng thị trường bán lẻ.

d. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực luôn được đánh giá là một trong những chìa khóa quyết định sự sống còn của doanh nghiệp nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Nhân viên được xem là hình ảnh đại diện của mỗi ngân hàng. Ngày nay, khách hàng rất quan tâm đến cung cách phục vụ, do đó ngân hàng nào trang bị một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp sẽ nhanh chóng chinh phục được khách hàng và khuếch trương được quy mô của mình.

e. Chính sách chăm sóc khách hàng

Chính sách chăm sóc khách hàng bao gồm việc xác định nhóm khách hàng mục tiêu và chiến lược chăm sóc cụ thể. Một chính sách khách hàng tốt sẽ giữ khách hàng ở lại lâu dài với ngân hàng. Điều này rất có lợi cho ngân hàng bởi việc giữ một khách hàng cũ chi phí sẽ thấp hơn so với việc tìm một khách hàng mới.

Không những thế, chính sách chăm sóc tốt còn có thể kích thích khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới đến sử dụng dịch vụ mới của ngân hàng.

f. Kênh phân phối

Mạng lưới kênh phân phối rộng, phân bố ở những địa bàn hợp lý càng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao dịch đồng thời góp phần giảm được chi phí cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Mặc khác, mạng lưới hoạt động không chỉ đóng vai trò là kênh phân phối sản phẩm mà còn đóng vai trò như là một kênh phản hồi thông tin về sản phẩm dịch vụ đã cung ứng, là một kênh tiếp nhận thông tin thị trường. Từ những thông tin phản hồi này giúp ngân hàng hoạch định chiến lược thích hợp cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng.

g. Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin

Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển nhanh, nhu cầu về dịch vụ và chất lượng DVNHBL ngày càng cao, đòi hỏi các ngân hàng phải phát triển và ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh. Yếu

tố công nghệ trở thành yếu tố “nền” để các NHTM phát triển dịch vụ ngân hàng. Chỉ có phát triển và ứng dụng công nghệ mới cho phép các ngân hàng đáp ứng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ tốt nhất để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng.

Công nghệ hiện đại cho phép các NHTM tạo ra khả năng phát triển sản phẩm mới có tính chất riêng biệt, độc đáo gắn với khả năng sáng tạo và tạo ra thương hiệu, uy tín của sản phẩm rất cao.

Công nghệ hiện đại giúp nâng cao chất lượng dịch vụ. Công nghệ hiện đại khi được các ngân hàng ứng dụng, phát triển đã cho phép các NHTM triển khai các quy trình nghiệp vụ kinh doanh hợp lý, khoa học, mà điển hình là mô hình giao dịch một cửa đã tiết kiệm rất nhiều thời gian cho khách hàng khi giao dịch với ngân hàng. Ngoài ra, công nghệ hiện đại tạo điều kiện cho các NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả kinh doanh nhờ tăng trưởng nguồn thu dịch vụ, tiết kiệm chi phí và hơn hết là giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.

1.4. SỰ CẦN THIẾT MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Hoạt động bán lẻ trong điều kiện kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và đang đặt ra những yêu cầu mới về nâng cao hiệu quả hoạt động. Trước sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng đối thủ, nguy cơ thị phần bị thu hẹp ngày một gần đòi hỏi các ngân hàng phải cải cách chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đặc biệt là nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ.

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ tương đương với việc tăng lợi

nhuận thu được trong các hoạt động này. Trên cơ sở đó góp phần tăng lợi nhuận chung của ngân hàng.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả hiệu quả hoạt động bán lẻ đồng nghĩa với việc

hạn chế những rủi ro xảy ra trong hoạt động này, nâng cao mức độ an toàn của hoạt động bán lẻ nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung. Điều này không chỉ giúp ngân hàng nâng cao lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mà còn giúp ngân hàng nâng cao uy tín của mình, tang năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Thứ ba, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ là tiền đề quan trọng tạo điều kiện hổ trợ các hoạt động kinh doanh khác phát triển như triển khai các địch vụ bán lẻ: Các sản phẩm ngân hàng điện tử, nghiệp vụ thẻ tín dụng, bảo hiểm dành cho khách hàng cá nhân… và các nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng thương mại. Hơn nữa điều này sẽ góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng, giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó thực hiện tốt hơn chiến lược cạnh tranh của mình.

Nói tóm lại, mở rộng hoạt động bán lẻ có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động của ngân hàng. Nó không chỉ tạo ra thu nhập mà còn là nhân tố giúp ngân hàng nâng cao uy tín, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô nghiệp vụ hoạt động của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 luận văn đã đưa ra lý luận cơ bản về NHTM, hoạt động bán lẻ. Với những vấn đề lý luận trên từ trước đến nay có nhiều quan điểm và các cánh tiếp cận khác nhau, có nhiều cơ sở lý thuyết khác nhau. Việc mở rộng hoạt động huy động và tín dụng với đối tượng khách hàng bán lẻ là cần thiết cho sự gia tăng tỷ suất lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro liên quan đối tượng tín dụng của các khách hàng doanh nghiệp lớn. Các trình bày tổng quan về hoạt động bán lẻ của Ngân hàng thương mại và thấy được sự cần thiết mở rộng hoạt động vốn đối với ngân hàng, cũng như đối với nền kinh tế. Đây chính là cơ sở lý thuyết quan trọng làm căn cứ để đánh giá tình hình hoạt động bán lẻ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An được trình bày trong chương 2.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH LONG AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)