Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 42)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2 Hoạt động huy động vốn

Các NHTM đều quan tâm đến mảng huy động vốn nhằm tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Việc huy động hết sức quan trọng, huy động được càng nhiều đồng nghĩa với việc chủ động trong quá trình kinh doanh và đặc biệt là có được nguồn vốn giá rẻ trong trường hợp huy động từ nguồn tiền gửi thanh toán không kỳ hạn.

Bảng 2.2. Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn

tại Vietcombank – Chi nhánh Long An giai đoạn 2016 – 2019

(Đơn vị tính: Tỷ đồng, %)

(Nguồn: Vietcombank - Chi nhánh Long An)

Qua bảng số liệu tại bảng 2.2, ta thấy tiền gửi có kỳ hạn tăng qua các năm

Năm Khoản mục 2016 2017 2018 2019 Tổng huy động 2,980 3,781 4,135 5,089 Không kỳ hạn 793 1,096 1,418 1,532 Tỷ trọng (%) 26.60 29 34.30 30.1 Có kỳ hạn 2,187 2,685 2,717 3,557 Tỷ trọng (%) 73.40 71.00 65.70 69.9

2017 tăng 22,73% so với năm 2016; năm 2018 tăng 1,2% so với năm 2017. Tiền gửi không kỳ hạn năm 2017 tăng 38,33% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 29,35% so với năm 2017. Tuy nhiên, đến năm 2019 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn không kỳ hạn bị chậm lại chỉ tăng 8% so với năm 2018, bên cạnh đó tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng chưa lớn trong tổng huy động, điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Vietcombank - Chi nhánh Long An cần đẩy mạnh bằng nhiều giải pháp để tăng giá trị huy động từ tiền gửi không kỳ hạn nhằm tối đa hiệu quả kinh doanh.

Trước những khó khăn của nền kinh tế nói chung, sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn và diễn biến khó lường về lãi suất huy động, để giữ được thị phần và tăng trưởng được nguồn vốn huy động, Vietcombank luôn theo sát biến động của nguồn vốn và sử dụng vốn để có những giải pháp điều chỉnh huy động vốn kịp thời. Phương án dự phòng thanh khoản của năm đã được xây dựng và luôn sẵn sàng nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống. Vietcombank - Chi nhánh Long An luôn tìm những giải pháp phù hợp trong từng thời kỳ cho việc huy động vốn của mình nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong các thành phần kinh tế để sử dụng. Mỗi cán bộ nhân viên chi nhánh đều cố gắng tìm mọi biện pháp để thu hút người thân, bạn bè và khách hàng có quan hệ đến gửi tiền; thuyết phục khách hàng để gắn kết nghiệp vụ cho vay với huy động, bán chéo các sản phẩm.

2.2.3. Hoạt động tín dụng

2.3.3.1. Cơ cấu dự nợ theo phân loại nợ

Nhìn chung, hoạt động tín dụng đến năm 2019 tăng 12,2% so với năm 2018. Tuy nhiên, dư nợ của Vietcombank - Chi nhánh Long An vẫn mới chỉ chiếm thị phần nhỏ trong tổng dư nợ của địa bàn. Hoạt động tín dụng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lãi suất cho vay so với lãi suất huy động chênh lệch thấp do tình hình cạnh tranh lãi suất cho vay trên địa bàn cũng là áp lực lớn. Một số ngân hàng lớn trên địa bàn tỉnh như: BIDV, Vietinbank, Agribank,... với lợi thế nguồn vốn không kỳ hạn đã ra sức lôi kéo những khách hàng tốt của chi nhánh với mức lãi suất cho vay cạnh tranh, khả năng mất khách hàng tốt của chi nhánh luôn bị đe doạ nếu chi nhánh không có chính sách linh hoạt, nhạy bén.

vào một số khách hàng lớn, khách hàng truyền thống. Tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàng cá nhân đã có bước phát triển, và thành quả đáng ghi nhận nhưng chưa tương xứng với ký vọng và tiềm năng của mảng bán lẻ. Hoạt động tín dụng vẫn là bài toán trọng tâm cần được giải quyết và khắc phục trong thời gian tới.

Để thấy rõ hơn có thể phân tích tình hình rủi ro tín dụng qua các số liệu bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động tín dụng tại Vietcombank – Chi nhánh Long An giai đoạn 2016 – 2019

(Đơn vị tính: tỷ đồng; %)

(Nguồn: Vietcombank - Chi nhánh Long An)

Năm 2016, Vietcombank - Chi nhánh Long An đứng trước thách thức, khó khăn rất lớn về xử lý nợ có vấn đề (nợ nhóm 2) và nợ xấu tăng cao. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ năm 2016 của Vietcombank - Chi nhánh Long An là 3,61% và tỷ lệ nợ có vấn đề và nợ xấu/tổng dư nợ là 6,26%. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do một số doanh nghiệp thuộc ngành mía đường, thương mại lúa gạo, … đã có dấu hiệu suy yếu về tài chính do khó khăn chung của ngành trong giai đoạn này. Sang năm 2018 và 2019, Ban Giám đốc Vietcombank - Chi nhánh Long An đã quyết tâm thu hồi nợ bên cạnh đó cũng đưa ra các chương trình hành động nêu bật quan điểm

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 A. Tổng dư nợ 4,199 3,699 4,190 4,703 Trong đó: Nợ nhóm 1 3,936 3,654 4,153 4,695.6 Nợ nhóm 2 111.15 47.70 22.90 1.2 Nợ xấu ( nhóm 3,4,5) 151.70 15.40 14.20 6.2 B. Nợ xấu bán buôn 98.10 5.10 - - C. Nợ xấu bán lẻ 53.60 10.30 14.20 6.2 D. Tỷ lệ nợ xấu 3.61% 0.42% 0.34% 0.13% E. Tỷ lệ nợ có vấn đề (Nợ quá hạn/Tổng dư nợ) 6.26% 1.71% 0.89% 0.16%

quản lý chất lượng tín dụng là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Kết quả đạt được của quá trình quản lý rủi ro tín dụng là đưa tỷ lệ nợ nợ xấu của chi nhánh năm 2019 về mức 0,13%.

Biểu đồ 2.2. Tình hình nợ có vấn đề

tại Vietcombank – Chi nhánh Long An giai đoạn 2016 – 2019

(Nguồn: Vietcombank - Chi nhánh Long An)

Hiện tại, chi nhánh vẫn đang tiếp tục tập trung xử lý các khoản nợ xấu và tiến hành rà soát, giám sát khách hàng chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro (các hợp đồng nợ nhóm 2, 3, 4, 5 của Vietcombank - Chi nhánh Long An đều có tài sản bảo đảm). Tỷ lệ nợ xấu là 0,13% nằm trong mức an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (dưới 3%).

2.3.3.2. Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng

Không dừng lại ở những mảng đầu tư truyền thống, thực hiện chủ trương Nhà nước khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, cũng như thực hiện chiến lược của Vietcombank Trụ sở chính chuyển dịch dần từ Ngân hàng bán buôn sang Ngân hàng bán lẻ, Vietcombank - Chi nhánh Long An đã không ngừng đa dạng đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, thương mại, xăng dầu, giấy, hóa nhựa, hàng tiêu dùng,… Vì vậy, dư nợ tín dụng đối với bán lẻ ngày càng tăng. Đến ngày 31/12/2019, dư nợ bán lẻ chiếm khoảng 56,4% tổng dư nợ, trong đó dư nợ tín dụng cá nhân chiếm 48.2% tổng dư nợ.

0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 300.0 2016 2017 2018 2019 Nợ xấu 151.7 15.4 14.2 6.2 Nợ nhóm 2 111.5 47.7 22.9 1.2 151.7 15.4 14.2 6.2

Bảng 2.4. Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng tại Vietcombank – Chi nhánh Long An giai đoạn 2016 – 2019

(Đơn vị tính: tỷ đồng; %)

(Nguồn: Vietcombank - Chi nhánh Long An)

Vietcombank - Chi nhánh Long An đang tập trung tăng trưởng tín dụng bán lẻ theo đúng định hướng mà Vietcombank Trụ sở chính đề ra. Năm 2017 dư nợ bán lẻ của chi nhánh tăng 9,71% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 35,29% so với năm 2017, năm 2019 tăng 22,3% so với năm 2018. Trong cơ cấu dư nợ bán lẽ, tăng trưởng nhiều nhất là dư nợ thể nhân, cụ thể năm 2017 tăng 16,46% so với năm 2016, năm 2018 tăng 47,27% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 15,3% so với năm 2018.

Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp bán buôn qua các năm có xu hướng giảm, nhiều nhất là năm 2017 giảm 23,48%. Nguyên nhân của việc sụt giảm là Vietcombank - Chi nhánh Long An cắt giảm mạnh dư nợ đối với các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, năng lực tài chính yếu ở các lĩnh vực như thương mại gạo, chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhìn vào bảng 2.5 tác giả nhận thấy nhóm khách hàng cá nhân là khách hàng mục tiêu hướng tới của Vietcombank - Chi nhánh Long An. Dư nợ cho vay nhóm khách hàng cá nhân có sự phát triển đều qua các năm, tỷ trọng đóng góp tăng dần qua các năm cụ thể từ

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng dư nợ 4,200 3,699 4,190 4,703 Bán buôn 2,738 2,095 2,020 2,048 Bán lẻ 1,462 1,604 2,170 2,654 Trong đó:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa 472 451 472 386 Thể nhân 990 1,153 1,698 2,268 Tỷ trọng Bán lẻ 34.8% 43.3% 51.7% 56.4%

34,8% năm 2016 đến năm 2019 đã chiếm tỷ trọng 56.4% tổng dư nợ tại chi nhánh.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dư nợ theo đối tượng tại Vietcombank – Chi nhánh Long An giai đoạn 2016 – 2019

(Nguồn: Vietcombank - Chi nhánh Long An)

2.3.3.3. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Biểu đồ 2.4. Diễn biến tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động tín dụng tại Vietcombank – Chi nhánh Long An giai đoạn 2016 – 2019

(Nguồn: Vietcombank - Chi nhánh Long An)

Qua biểu đổ 2.4. cho thấy, tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động tín dụng bán lẻ

2,738 2,095 2,020 2,048 1,462 1,604 2,170 2,654 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2016 2017 2018 2019 Bán buôn Bán lẻ 0.92 0.93 0.95 0.99 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

BánLẻ

luôn cao hơn 2 lần so với tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động tín dụng bán buôn, Chính nhờ sự chuyển dịch tỷ trọng hoạt động bán lẻ (từ 34.8% lên 56.4%) đã cải thiện đáng kể tỷ suất sinh lời chung từ hoạt động tín dụng của Vietcombank - Chi nhánh Long An.

2.3.3.4. Hệ số sử dụng vốn

Vietcombank luôn chú trọng và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, đặc biệt trong huy động vốn. Hoạt động huy động vốn qua các năm nhìn chung là khá tốt so với khả năng thực tế của Chi nhánh cũng như tình hình cạnh tranh, đặc điểm nguồn vốn trên địa bàn và giai đoạn 2016 - 2019, tổng huy động vốn của Vietcombank - Chi nhánh Long An luôn tăng. Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn trong tương lai phải được thực hiện một cách tập trung và quyết liệt hơn nữa vì các ngân hàng khác đua nhau mở chi nhánh, phòng giao dịch, sự cạnh tranh khốc liệt trong sự phân chia thị phần. Bên cạnh việc huy động vốn, Vietcombank - Chi nhánh Long An luôn phải thực hiện nhiều chính sách năm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động vào việc kinh doanh của Ngân hàng và sử dụng nguồn vốn huy động vào hoạt động cho vay được thể hiện ở biểu đồ 2.5

Biểu đồ 2.5. Diễn biến hệ số sử dụng vốn tại Vietcombank – Chi nhánh Long An giai đoạn 2016 – 2019

(Nguồn: Vietcombank - Chi nhánh Long An)

Từ biểu đồ 2.5. tác giả thấy năm 2016, hệ số sử dụng vốn là 1,41 từ năm 2017 giảm còn 0,98, mức giảm 0,43, đến năm 2018, hệ số sử dụng vốn tăng lên 1,01 và

1.41 0.98 1.01 0.92 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6

năm 2019 hệ số là 0.92. Qua đó cho thấy Vietcombank - Chi nhánh Long An đang dần kiểm soát tốt việc sử dụng nguồn vốn.

2.3.4. Dịch vụ thẻ

Trong những năm gần đây, Vietcombank - Chi nhánh Long An luôn chú trọng hoạt động phát hành thẻ.

Bảng 2.5. Số lượng phát hành thẻ

tại Vietcombank - Chi nhánh Long An giai đoạn 2016 - 2019

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Thẻ ghi nợ nội địa 89,568 106,271 127,209 135,378

Thẻ ghi nợ quốc tế 329 401 465 530

Thẻ tín dụng 428 508 612 639

Tổng cộng 90,325 107,180 128,286 136,547

(Nguồn: Vietcombank - Chi nhánh Long An)

Dựa vào bảng 2.5 cho thấy số lượng thẻ phát hành thẻ có thể thấy mức độ tăng trưởng của số lượng thẻ của Vietcombank - Chi nhánh Long An qua các năm. Để đạt được kết quả này do chi nhánh tăng cường đẩy mạnh các sản phẩm thẻ với các cụm công nghiệp trên địa bàn, bên cạnh đó, chi nhánh tích cực tiếp cận các doanh nghiệp trên địa bàn để kí kết hợp đồng mở thẻ, chi lương qua tài khoản cho nhân viên.

2.3.5. Dịch vụ ngân hàng điện tử và mua bán ngoại tệ

Bảng 2.6. Số lượng phát triển khách hàng NHĐT và doanh số mua bán ngoại tệ tại Vietcombank - Chi nhánh Long An giai đoạn 2016 - 2019

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Phát triển khách hàng NHĐT mới (khách hàng) 15,106 17,989 17,536 20,869 Doanh số mua bán ngoại tệ (USD) 255 343 266 338

Là một ngân hàng hoạt động với phương châm đa dạng hóa sản phẩm để phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng, vì vậy Vietcombank rất chú trọng đầu tư vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin nhằm giảm thiểu tối đa khoảng cách giữa ngân hàng và khách hàng nhờ vào các ứng dụng số. Dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời cũng dựa trên các ứng dụng của công nghệ thông tin hiện đại của ngân hàng. Vận dụng được những thế mạnh từ phía Vietcombank Trụ sở chính, Vietcombank - Chi nhánh Long An những năm qua cũng đạt được một số kết quả trong mảng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử thể hiện ở bảng 2.6.

Tình hình mua bán ngoại tệ trong năm 2018 có sự sụt giảm so với năm 2017 nguyên nhân do tình hình hoạt động của các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu nông sản đặc biệt là lúa gạo trong năm 2017 gặp khó khăn, và việc phát triển tìm kiếm khác hàng mới bù đắp trong năm 2018 chưa đạt được như mong đợi. Qua năm 2019, chi nhánh thay đổi khách hàng mục tiêu, Ban Giám đốc đưa ra những chính sách áp dụng tương đối phù hợp với nhu cầu của khách hàng nên dần cải thiện doanh số mua bán ngoại tệ tại chi nhánh.

2.3.6. Dịch vụ khác

Ngoài các dịch vụ nêu trên, Vietcombank - Chi nhánh Long An còn thực hiện nhiều dịch vụ như dịch vụ kiều hối, bảo an thành tài, bảo an tín dụng, liên kết bán chéo sản phẩm cho khách hàng cá nhân bao gồm thu hộ/chi hộ, chuyển tiền du học, bảo hiểm các dịch vụ thu hộ tiền điện, nước, bảo hiểm phi nhân thọ, đại lý bán vé bay.

2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH LONG AN CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH LONG AN

2.4.1. Kết quả đạt được

Hoạt động kinh doanh tại Vietcombank - Chi nhánh Long An dần đi vào ổn định, huy động vốn và tín dụng có sự tăng trưởng đều hàng năm. Lợi nhuận tăng đều qua các năm, để đạt được kết quả đó, bên cạnh sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên Vietcombank – Chi nhánh Long An còn phải kể đến vai trò chỉ đạo của Ban Giám đốc. Các thành viên trong Ban Giám đốc đã tham gia chỉ đạo cụ thể, sâu sát mọi mặt hoạt động của ngân hàng. Sự kết hợp giữa những thành viên Ban Giám đốc có nhiều kinh nghiệm, am hiểu thị trường, sát sao trong chỉ đạo mọi mặt

hoạt động. Bên cạnh đó còn sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành chính quyền địa phương, sự tích cực trong công tác của các cán bộ tín dụng, luôn bám sát địa bàn và luôn thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh của chi nhánh, phòng giao dịch với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Trong những năm qua, dù phải đối mặt với tình hình kinh tế khó khăn do khủng hoảng toàn cầu, nhưng khách hàng gửi tiền tại Vietcombank - Chi nhánh Long An ngày càng tăng, đặc biệt là khách hàng cá nhân.

Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn huy động chưa hiệu quả, việc huy động các nguồn vốn không kỳ hạn còn hạn chế, chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng nguồn vốn tại chi nhánh. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Việc cho vay đối với khách hàng của ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập. Mặc dù các ngân hàng trên địa bàn đã chú trọng đến các khách hàng doanh nghiệp vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 42)