Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 51 - 55)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Trong những năm qua, dù phải đối mặt với tình hình kinh tế khó khăn do khủng hoảng toàn cầu, nhưng khách hàng gửi tiền tại Vietcombank - Chi nhánh Long An ngày càng tăng, đặc biệt là khách hàng cá nhân.

Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn huy động chưa hiệu quả, việc huy động các nguồn vốn không kỳ hạn còn hạn chế, chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng nguồn vốn tại chi nhánh. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Việc cho vay đối với khách hàng của ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập. Mặc dù các ngân hàng trên địa bàn đã chú trọng đến các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân có quy mô khoản vay nhỏ nhưng việc tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp này, và cá nhân vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: các khoản vay yêu cầu giá trị tài sản thế chấp cao, năng lực tài chính của các đối tượng khách hàng này khó chứng minh...

Việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng còn hạn chế, hầu hết các ngân hàng đều có các sản phẩm giống nhau chưa mạng lại sự khác biệt để tăng năng lực cạnh tranh không chỉ giữa các ngân hàng với nhau để đáp ứng nhu cầu khách hàng mà với cả các ngân hàng liên doanh, các ngân hàng có vốn 100% nước ngoài...

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao, nợ có khả năng mất vốn ngày một tăng, điều đó cho thấy giai đoạn hiện nay HĐTD tiềm ẩn nhiều rủi ro, hiệu quả tín dụng chưa cao. Bán nợ xấu cho công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) mặc dù được xúc tiến hết sức tích cực nhưng việc xử lý được nợ xấu vẫn còn bỏ ngỏ do cơ chế chính sách.

Quy trình tín dụng chưa chặt chẽ phù hợp thông lệ quốc tế, các bước còn chưa mang tính độc lập cao dễ dẫn đến rủi ro khi phê duyệt tín dụng. Chất lượng thẩm

định tín dụng chưa tốt. Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm còn chưa chuyên nghiệp, ít trường hợp thuê thẩm định giá, việc kiểm tra, giám sát và đánh giá lại giá trị tài sản chưa được thực hiện thường xuyên. Việc kiểm tra sau khi cho vay còn hạn chế chưa thực hiện thường xuyên, vì vậy không nắm bắt kịp thời tình hình khách hàng, không phát hiện sớm được những rủi ro của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Việc thu thập thông tin cho quá trình thẩm định còn nhiều bất cập, việc thu thập thông tin mất nhiều thời gian. Nhiều hồ sơ vay cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vào các báo cáo tài chính của khách hàng, các phương án đề ra, dẫn đến việc ra quyết định có thể không được chính xác. Chưa khai thác đầy đủ các nguồn thông tin, nhất là các thông tin từ bên ngoài dẫn đến việc phân tích đánh giá khách hàng.

Đội ngũ cán bộ tín dụng còn ít, trẻ, còn thiếu kinh nghiệm cũng là một khó khăn trong vấn đề mở rộng tín dụng. Chất lượng cán bộ tín dụng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, chất lượng thẩm định chưa đạt yêu cầu, không đối chiếu phân tích với các nguồn thông tin khác vào báo cáo thẩm định là khá phổ biến, kiểm tra các mặt tài chính thiếu chính xác, kiểm tra sử dụng vốn vay ít không đảm bảo chất lượng...

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất: do phụ thuộc vào chính sách chung của trụ sở chính, chi nhánh chưa được chủ động, hiệu quả huy động vốn và tín dụng còn bị chi phối nhiều từ áp lực chỉ tiêu kinh doanh từ Trụ sở chính giao cho chi nhánh và áp lực cạnh tranh từ các NHTM trên địa bàn dẫn đến để tăng trưởng chi nhánh phải chấp nhận mức rủi ro cao hơn.

Thứ hai: Các sản phẩm còn đơn giản chưa tạo được khác biệt so với các NHTM khác trên địa bàn. Chưa có sản phẩm nổi trội mang tính đặc thù riêng.

Thứ ba: Sự không đồng đều của đội ngủ cán bộ tại chi nhánh. Cán bộ tín dụng non kém về trình độ, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm thì sẽ không có khả năng thẩm định và xử lý thông tin, đánh giá khách hàng thiếu chính xác, mức vay, lãi suất vay và kỳ hạn không phù hợp; dẫn đến chất lượng tín dụng thấp, rủi ro cao ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của chi nhánh.

Thứ tư: Hoạt động marketing trong chi nhánh chưa được chú trọng đúng với vai trò của nó. Các sản phẩm dịch vụ chưa được bán chéo cùng với các sản phẩm tín dụng. Và nguồn thu chính trên 80% thu nhập của chi nhánh là thu từ lãi. Nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn rất cao, số lượng khách hàng dồi dào, nhu cầu đa dạng, tuy nhiên số lượng khách hàng đến ngân hàng còn hạn chế. Một số cán bộ nghiệp vụ chưa nắm vững những tiện ích, lợi thế của từng sản phẩm, dịch vụ để có thể tư vấn, hướng dẫn khách hàng tốt hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong những năm qua, Vietcombank - Chi nhánh Long An đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển mạng lưới hoạt động, tăng cường đào tạo cho đội ngủ cán bộ … Với sự nỗ lực không mệt mỏi của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An đã đạt được những thành tích khả quan. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, Vietcombank - Chi nhánh Long An vẫn còn một số vấn đề tồn tại cần được giải quyết như: cơ cấu nguồn vốn huy động bất cập nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao, gây sức ép về thanh khoản, tỷ trọng huy động vốn không kỳ hạn chưa cao chưa khai thác nguồn vốn từ doanh nghiệp tại địa phương chưa triệt để, công tác marketing chưa được quan tâm đúng mức…Chính vì vậy, Vietcombank - Chi nhánh Long An cần có các giải pháp mang tính hiệu quả để khắc phục những mặt còn hạn chế phát huy những mặt tích cực để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Vietcombank - Chi nhánh Long An.

Chương 2 nghiên cứu vào tập trung phân tích đánh giá kết quả hoạt động và thực trạng hoạt động bán lẻ của Vietcombank - Chi nhánh Long An dựa trên chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn và tín dụng bán lẻ. Qua quá trình đánh giá thực trạng tác giả đã đưa ra mặt được, chưa được về nâng cao hiệu quả tín dụng để làm cơ sở đưa ra những giải pháp ở chương 3.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH LONG AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)