7. Kết cấu của luận văn
3.2.6. Tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của
người dân nông thôn
Thực hiện tốt việc giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt mọi chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Để giải quyết việc làm cho dân cư nông thôn hiện nay, vấn đề có ý nghĩa cơ bản và lâu dài là tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho từng địa phương, từng khu vực
gắn với yêu cầu và nhiệm vụ của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Cần tăng cường đầu tư cho Trung tâm dạy nghề huyện, mở rộng các chương trình bồi dưỡng kiến thức để người học có thể cập nhật và vận dụng vào phát triển kinh tế - xã hội ngay tại địa phương. Phát triển các hình thức hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng các doanh nghiệp nông thôn, chú ý đến các dịch vụ kỹ thuật, giao thông vận tải, sửa chữa cơ điện, chế biến nông, lâm sản, thiết bị điện tử, cơ khí nhỏ... sử dụng lao động tại chỗ, tăng thu nhập phi nông nghiệp cho dân cư nông thôn. Có chính sách đảm bảo việc làm cho nông dân ở những vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất gắn với kế hoạch phát triển của địa phương.
Tập trung nguồn lực và tăng cường chỉ đạo thực hiện đồng bộ chiến lược xóa đói, giảm nghèo, tăng giàu. Xác định chuẩn nghèo căn cứ vào những chỉ tiêu cơ bản cả về lương thực, thực phẩm và hàng hóa, dịch vụ khác, kể cả khả năng tiếp cận các dịch vụ về giáo dục, văn hóa, y tế.
Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, trường học, bệnh viện, trạm y tế, trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, giáo dục cộng đồng cho vùng đồng bào dân tộc một cách đồng bộ. Nâng cao kiến thức đời sống và kiến thức nghề nghiệp cho người dân; nâng cao tinh thần tự lực, tự cường vượt qua khó khăn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới ở nông thôn.
Thực hiện thí điểm và mở rộng bảo hiểm nông nghiệp, bảo đảm mức sống tối thiểu cho nông dân. Rà soát, giảm thiểu các khoản đóng góp có tính chất bắt buộc đối với nông dân; nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, các nguồn lực và dịch vụ công.
Đấu tranh ngăn chặn các tiêu cực, giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện của dân, không để gây thành những điểm nóng; giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn. Tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.
Thực hiện bình đẳng giới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, bồi dưỡng năng lực và khẳng định vị thế của phụ nữ. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với những người có công với cách mạng, gia đình liệt sỹ, thương, bệnh
binh, thanh niên xung phong. Chú ý chăm sóc người già không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, những gia đình gặp rủi ro ở nông thôn. Đấu tranh chống các tiêu cực xã hội và tệ nạn xã hội ở nông thôn.
Đấu tranh chống các tiêu cực xã hội và tệ nạn xã hội ở nông thôn. Tăng cường công tác phòng, chống ma túy, mại dâm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội ở nông thôn. Xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh, củng cố và phát huy nền tảng văn hóa gia đình, dòng họ; khai thác và phát huy truyền thống văn hóa lịch sử của từng làng, bản, từng khu vực; giữ gìn thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa tốt đẹp của nông thôn trong quá trình hiện đại hóa. Phổ biến và giới thiệu các điển hình xây dựng nông thôn mới ở trong nước.