7. Kết cấu của luận văn
2.6. Bài học kinh nghiệm
Huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đã có sự thống nhất công tác quy hoạch, lập kế hoạch sản xuất nông nghiệp chuyển biến cung úng so với su thế của thị trường; Sửa đổi những điểm chưa phù hợp giữa cơ chế, chính sách nhà nước với yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa lấy thị trường làm mục tiêu; chỉ đạo, tổ chức thực thi chính sách của các ngành, các cấp nhất là ở cơ sở chưa đồng bộ.
Nông dân là người trực tiếp thực thi chính sách nhưng còn hạn chế nhiều mặt như: hiểu biết quá ít về cơ chế thị trường và sản xuất hàng hóa, thiếu vốn, sản xuất những nông sản truyền thống với công nghệ lạc hậu, sản phẩm kém sức cạnh tranh.
Tiểu kết Chương 2
Trên cơ sở phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh có thể rút ra kết luận:
Huyện Tiên Yên đã có sự thống nhất về quan điểm, chủ trương vấn đề xây dựng nông thôn mới từ huyện đến cơ sở, cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên, công chức xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của mình đảm bảo chính sách được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đời sống kinh tế - xã hội phát triển rõ nét, năng lực thực thi chính sách của các cấp quản lý được nâng lên người dân ý thức được trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới, khắc phục được tình trạng trông chờ vào nhà nước.
Tuy nhiên, việc thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cũng còn bộc lộ những hạn chế so với yêu cầu thực tế ở những điểm sau: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn còn chậm, đặc biệt ngành nộng nhiệp chưa phát huy thế mạnh vùng, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng thiếu bền vững, một số chính sách chưa sát thực tế, chưa chú trọng phát triển sản xuất, văn hóa, môi trường.
Chương 3
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH